logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/07/2013 lúc 11:08:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Điều gì làm cho người ta hạnh phúc? Đây là câu hỏi từ ngàn xưa mà cho đến nay vẫn chưa ai có câu trả lời thỏa đáng. Phải chăng là tự do? Thế ở đâu tự do cho bằng nước Mỹ, nhưng vẫn có nhiều người sống ở Mỹ nói rằng họ không có hạnh phúc. Phải chăng là bình đẳng?

Thế thì những quốc gia dân chủ Tây phương, trong đó có nước Mỹ, há không bình đẳng, ít nhất là về mặt được hiến pháp bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng họ không có hạnh phúc hay nói rõ hơn là vẫn không cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống. Vậy thì tiền bạc chăng? Cũng có thể lắm. Trong một vài nghiên cứu trước đây cho biết những người giàu có nói rằng họ cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống của họ hơn so với những người có thu nhập trung bình hoặc thấp. Nếu chỉ nói riêng khía cạnh không phải lo ngay ngáy chuyện thiếu hụt tiền bạc trong những chi tiêu gia đình thì cuộc sống đã dễ thở hơn nhiều rồi. Thế nhưng tiền bạc có thật sự mang lại hạnh phúc cho con người không?

Chúng ta vẫn thường được nghe nói tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Tuy nhiên xét cho cùng, hạnh phúc là điều gì đó mơ hồ thuộc về cảm giác – là thứ chúng ta mơ ước, thèm muốn và cố gắng để đạt được – nhưng nó không phải là thứ vật dụng ngoài chợ mà chúng ta có thể ném vào trong giỏ, sau đó ra quầy thâu ngân cà thẻ trả tiền xong mang nó về nhà là dùng được.

Tiền bạc, nếu hiểu theo nghĩa nào đó, rất có thể mua được hạnh phúc cho chúng ta đấy. Theo Elizabeth Dunn thuộc Đại học British Columbia và Michael Norton thuộc Đại học Harvard, đồng tác giả của cuốn sách mới xuất bản Happy Money: The Science of Smarter Spending, đưa ý kiến cho rằng nếu ta nghĩ tiền bạc không thể mua được hạnh phúc, là vì ta không biết cách sử dụng nó đúng cách. Giả thử tiền bạc có thể mang đến cho chúng ta cuộc sống vui vẻ tốt đẹp hơn nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách thì sao?

Từ trước tới nay, đã có biết bao nhiêu tài liệu được viết ra nhằm mục đích chỉ dẫn cho người ta biết cách làm giàu thật nhanh ra sao, nhưng hầu như lại không có tài liệu nào chỉ cho ta biết cách sống sao cho vui vẻ hạnh phúc hơn với số tiền đang có.

Bạn có thể tìm trên nhiều kệ sách ở bất cứ tiệm sách hay thư viện nào bạn biết với đầy đủ những loại sách chỉ dẫn cách đầu tư, tiết kiệm, cách quản lý tiền bạc, cần làm gì chuẩn bị trước khi về hưu, và những cuốn sách đó có trên kệ là vì trong đó trình bày những vấn đề mà nhiều người trong chúng ta chưa thông hiểu và cần học hỏi.

Nhưng nếu nhìn kỹ xung quanh và chúng ta nhận ra một điều là hình như chưa từng có ai chịu chỉ giùm chúng ta cách tiêu xài ra sao với đồng tiền mà ta kiếm được, thậm chí không cả một lời khuyên ngắn, và lý do là vì ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng tự mình đã biết cách tiêu pha hợp lý để mang lại cho cuộc sống sự thỏa mãn, hạnh phúc. Mà ai lại không tự cho mình là khôn ngoan. Có ai hiểu được mình hơn là chính bản thân mình. Vì thế, khi cầm nắm tiền trong tay và nhủ thầm là sẽ sử dụng chúng ra sao để có thể mang về cho mình sự hạnh phúc vui vẻ. Và thế là mua về đủ mọi thứ mà chúng ta có thể mua được, nhưng rốt cuộc hóa ra những thứ chúng ta mua đó lại không phải là những thứ có thể mang lại cho chúng ta sự hạnh phúc như kết quả của những nghiên cứu cho thấy.

Trong mấy thập niên qua, mỗi khi đi mua sắm, chúng ta đã không phải mang kè kè theo túi tiền bên cạnh làm gì cho mất công. Ta chỉ cần một chiếc thẻ tín dụng nhỏ bằng cái bằng lái xe có thể nằm gọn trong túi hoặc trong ví là tha hồ mua sắm theo mức ấn định do một công ty tài chánh cấp phát cho chúng ta. Thật là tiện lợi. Thế nhưng, với kỹ thuật thông tin hiện nay, giới tiêu thụ là chúng ta thậm chí còn không cần đến chiếc thẻ tín dụng nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại thông minh và cài vào đó nhu liệu ứng dụng (app) được nối với trương mục ngân hàng hay trương mục tín dụng là ta có thể mua từ ly cà phê, thỏi kẹo sô cô la đến giày dép quần áo tại nhiều cửa tiệm ở Mỹ.

Những tiện lợi dành cho người tiêu thụ lại tiến thêm một bước. Nhưng rất có thể đằng sau sự tiến bộ đó là cái giá chúng ta phải trả. Các công ty tài chánh phát minh ra những cách thức mới mang sự tiện lợi đến cho người tiêu thụ không ngoài mục đích khuyến khích chúng ta cứ mua trước đi rồi trả tiền sau, tạo đủ mọi điều kiện dễ dàng cho người tiêu thụ. Vả lại, khi chúng ta chi trả bằng những cách thức không phải là tiền mặt, chúng ta không nhận thức đầy đủ về món tiền chúng ta vừa chi ra cho những món hàng đó.

Khi một ngân hàng hay công ty tài chánh nâng mức tín dụng của chúng ta lên cao hơn thì nó cũng đồng nghĩa là chúng ta sẽ tiêu xài nhiều hơn. Theo Sở Điều tra Dân số Liên bang, bình quân một gia đình ở Mỹ nợ khoảng $70,000. Gần một nửa người Mỹ cho biết họ lo lắng về nợ nần. Mà ở Mỹ thì hầu như ai cũng mang nợ, không hình thức này thì cũng hình thức khác. Những kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nần sẽ đưa tới những ảnh hưởng xấu lên cuộc sống của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khi chúng ta trả bằng tiền mặt, tâm lý chung là chúng ta sẽ cảm thấy xót cho số tiền mình vừa chi ra nên sẽ cố gắng kìm hãm việc tiêu xài vung tay và do đó tránh để bớt rơi vào tình trạng nợ nần. Thế nên, nếu được thì khi mua sắm chúng ta nên trả bằng tiền mặt.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên là chúng ta nên trả trước cho món hàng chúng ta mua. Trả trước sẽ giúp làm giảm nỗi lo lắng về nợ nần và song song đó làm tăng cái khoái cảm của chúng ta về món hàng đó. Nói theo tâm lý, ví dụ, một món quà Giáng sinh được gói cẩn thận đặt dưới cây Noel mấy tuần trước ngày lễ, khoảng thời gian chờ đợi sẽ kích thích đứa trẻ, và khi được mở món quà đó ra, đứa trẻ sẽ cảm thấy thích thú với món quà đó hơn là được mở ra ngay khi mới mang về nhà. Cũng thế, nghiên cứu cho thấy người ta cảm thấy hạnh phúc tăng lên vào những tuần lễ trước một kỳ nghỉ phép. Ngồi trong văn phòng, tưởng tượng tới bãi biển nơi nghỉ phép sắp tới làm người ta cảm thấy sảng khoái gần bằng lúc thật sự được nằm dài trên bãi biển đó. Thèm một ly cà phê hay một ly sinh tố nhưng được uống ngay sẽ không thích thú bằng hãy chờ một vài tiếng rồi hẵng uống.

Sự tưởng tượng có tác động đến tâm lý của tất cả chúng ta đến như thế. Và sự chờ đợi làm tăng khoái cảm cũng như sự thèm muốn của con người lên bội phần.

Thử nghĩ xem, một cuộc du lịch ở Paris nếu không trả trước, cứ mỗi lần đứng nhìn đỉnh Tháp Eiffel hay định bước vào Bảo tàng viện Louvre thì lại phải xem chừng túi coi có còn đủ tiền không thì kém vui đi biết là chừng nào. Trả trước có thể làm lòng dạ xót xa ngay lúc ấy nhưng sẽ làm tăng niềm vui cho chuyến đi về sau.

Các nhà nghiên cứu còn khuyên đừng nên tiêu xài cho vật chất. Mua một món đồ có thể làm ta vui trong chốc lát nhưng niềm vui không kéo dài được lâu. Hãy tiêu xài cho những điều có ý nghĩa như đi du lịch, xem một vở kịch hay một buổi trình diễn âm nhạc, hoặc đi ăn với bạn bè. Những kinh nghiệm đó sẽ làm ta hạnh phúc trong cuộc sống hơn là làm chủ một món đồ và ta còn có câu chuyện để kể ở một buổi họp mặt hay một chỗ đông người nào đó.

Hãy mua lấy thì giờ bằng cách dành ra những lúc rảnh rỗi để nghỉ ngơi hơn là lúc nào cũng tìm cách dùng thì giờ vào công việc và lo kiếm tiền. Làm thế, ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy niềm vui trong một cuộc đi chơi, một buổi làm vườn hay sinh hoạt cùng con cái.

Và hãy dành chút tiền bạc chia sẻ với người khác. Không cần nhiều, chỉ một món quà nho nhỏ cho một người bạn hay một người cháu trong nhà, tặng vài đồng cho người vô gia cư đang đứng góc đường, sẽ làm cho một ngày của ta hạnh phúc thêm.

Đó là một vài nguyên tắc mà hai tác giả Dunn và Norton đưa ra và khuyên chúng ta cố gắng theo cho đúng thì sẽ mang lại cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhìn nhận là hiếm người nào theo được trọn vẹn, bởi vì đa số vẫn cứ làm theo thói quen chứ ít chịu thay đổi, vẫn cứ mua trước trả sau, vẫn cứ than là không có thì giờ cho gia đình (mặc dù thì giờ để dán mắt vào màn ảnh tivi thì không bao giờ thiếu), và vẫn cứ sống ích kỷ cho riêng mình.

Hạnh phúc không phải là cứ tìm là sẽ được mà ta phải tạo điều kiện cho nó đến bằng vào những việc làm có ý nghĩa, bằng vào đối xử tốt với những người thân hoặc không thân, và bằng vào những hy vọng tốt đẹp hơn cho cuộc đời.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.