logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/09/2018 lúc 06:33:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thính giả tên Lan Pham, Việt Nam, hỏi:
“Thưa Bác sĩ,

Con trai em 32 tháng tuổi, nặng 13k5 cháu bắt đầu đi nhà trẻ lúc 25 tháng tuổi, cháu bị ho đã 8 ngày nay, Cháu chỉ ho thôi không bị sốt (chỉ sốt rất nhẹ 3 ngày đầu em không cho uống hạ sốt) không sổ mũi, không ói, ăn uống bình thường tuy có hơi trợn một tí không nôn. Em đoán cháu bị Viêm họng do thời tiết kết hợp với chế độ ăn nhà trẻ, thêm một ít dầu mỡ từ snack rong biển, cộng với việc ngủ máy lạnh. Bé nhà em bị mồ hôi rất nhiều, đêm em bật máy lạnh đôi khi kết hợp cả quạt nữa, người lớn đắp chăn kín, mà cháu không đắp gì mồ hôi đầu vẫn ra. Cháu ngủ củng hay lăn qua lại không say giấc lắm.

Lúc đầu ít, em cho cháu uống thuốc ho ZECUF của Ấn Độ khoảng 5 ngày, kết hợp xoa dầu tràm vào chân và bấm huyệt Vũng Tuyền, thấy bệnh tiến triển nặng hơn, ho có đờm giọng ho gay gắt, kiểu rát cổ. Em quyết định dùng kháng sinh augmentine 250mg (1 gói x ngày 2 lần), Bethadesmin (Betamethasone, Dexchlorpheniramine maleate) (mỗi lần ½ viên x 2 lần), Bromhexine (mucolytic) (ngày 2 lần x 1 viên), Fazincool (Zinc Gluconate - 10Mg) ngày 2 lần x 1 viên). Sỡ dĩ em dùng thuốc này cho cháu vì kinh nghiệm nhiều lần đi bác sĩ và những lần chữa cho các chị của cháu em thấy thuốc này đáp ứng tốt, Augmentine này không hề làm cháu bị tiêu chảy hay RLTH dù không dùng kèm men vi sinh. Sáng cho uống thuốc xong rồi ăn sáng, 1 h sau cho uống nước cam. Buổi trưa cho uống thêm 1.5ml siro thuốc bổ HAPA C (Artisio+C). Được 3,5 ngày nay, cháu có đỡ hơn một tí nhưng giọng ho vẫn khá gắt và có đàm. Em định cho cháu dùng như thế đủ 6-7 ngày sẽ ngưng dù còn ho.
Xin Bác sĩ tư vấn giúp em phải làm sao ạ.
Cám ơn Bác sĩ rất nhiều.”
Tải để nghe bác sĩ Hồ Văn Hiền:
https://av.voanews.com/c...52-ba52-6cab15621ae2.mp3

Đến khi vị phụ huynh nghe được câu trả lời của tôi trên đài VOA thì chắc cháu đã bớt ho và đã uống xong thuốc rồi. Thêm nữa tôi không thể hướng dẫn cho các trường hợp cá biệt trên đài phát thanh vì như vậy sẽ không có lợi cho bịnh nhân và trái với y đức thông thường.
Tuy nhiên, xin có một số nhận xét sau.
Hiện tượng bé ra mồ hôi nhiều ban đêm bình thường hay xảy ra mà không có nghĩa em nực quá (overheated) hay nóng sốt (fever), hay bị bịnh (nên đo thân nhiệt nếu nghi ngờ). Lý do vì hệ thần kinh tự dưỡng của bé kiểm soát chuyện ra mồ hôi có thể chưa hoàn toàn ổn định như ở người lớn hơn. Bé dành nhiều thời gian trong giấc ngủ sâu (deep sleep) và ra mồ hôi nhiều trong khoảng thời gian ngủ này. Nếu chúng ta cứ vì đấy mà cho máy lạnh chạy lạnh hơn nữa, không khi lạnh quá có thể quá khô, làm khô họng bé và làm bé ho. Đó là chưa nói đến người lớn phải chịu đựng theo , và tốn tiền điện. Ở Mỹ, tham khảo các báo khác nhau về nuôi trẻ, người ta khuyên cho phòng em bé ngủ chừng 60.8-68 F (16-20C), ở trẻ lớn hơn chừng 1-2 độ cao hơn 65-70F (18.3-21.1C). Có nơi khuyên nhà nhiệt độ giữa 68-72F, vùng nóng có thể đến 75 độ. Hội bác sĩ Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) không đề ra một nhiệt độ nào rõ rệt, chỉ khuyên nên cho các em ngủ cùng phòng với cha mẹ, nhưng riêng một giường, mặc chừng 1-2 lớp áo quần (nhiều hơn người lớn một lớp là tối đa), chăn may thành túi cho các bé sơ sinh (để không vướng vào mặt mũi), ít nhất là trong 6 tháng đầu đời, tránh đừng để các em quá nóng (overheating), theo dõi các dấu hiệu "overheating" mồ hôi ra nhiều hay sờ tay ở ngực thấy nóng.
Tuy nhiên đối với người Việt có thể như vậy là quá lạnh, vì ngoài trời thường rất nóng, ít nhà có không khí điều hoà hết nhà. Nói chung nếu người lớn mặc một lớp áo thường mà thấy không lạnh quá thì chấp nhận được. Người lớn hoặc trẻ em lớn hơn có thể thấy nhiệt độ như trên là quá lạnh. Ngược lại nếu phòng ngủ nóng quá, cơ nguy trẻ sơ sinh chết đột ngột (SIDS, hay Sudden Infant Death Syndrome) cao hơn. Nếu dùng quạt giảm tỷ lệ chết đột ngột có thể giảm bớt vì không khí em thở lưu thông tốt hơn. Chúng ta nên để ý các hướng dẫn này khác với các hướng dẫn ở Việt Nam.
Nên để ý ống thoát hơi lạnh có trực chỉ vào mặt em bé không. Không khí bít bùng của phòng có máy lạnh có thể không được luân lưu nhiều, có thể chứa nhiều kháng nguyên (bụi, “mite” li ty sống trong giường chiếu, lông, vảy da thú nuôi, vv)...Ngoài ra còn những chất làm khó chịu đường hô hấp (irritants) như khói bếp, thuốc lá, các chất khử trùng dùng lau chùi,vv. Nên để ý thay lưới lọc không khí đều đặn.
Ở Mỹ, đại đa số các em có đời sống sung túc, dinh dưỡng và chủng ngừa đầy đủ cho nên các bịnh nhiễm trùng nặng hay đáng kể (cần kháng sinh) chỉ chiếm một tỷ số nhỏ. Nhờ các thuốc chủng ngừa chống vi khuẩn pneumococcus (phế cầu trùng, thuốc Prevnar 13), vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib, thuốc ActHib Haemophilus b Conjugate Vaccine), cũng như tiêm ngừa bịnh cúm hàng năm cho trẻ trên 6 tháng, các bịnh sưng phổi, viêm tai giữa, viêm epiglottis trẻ em (do Hib) bây giờ ít khi gặp. Bịnh nhân của bác sĩ nhi khoa phải nhập viện tỷ lệ rất thấp.
Đa số các bịnh nhiễm trùng gây ho là do virus, thường 10-14 ngày thì tự nó khỏi, không cần kháng sinh. Những trường hợp sốt cao cộng với sổ mũi mủ xanh nhiều, hay kéo dài quá 10 ngày, sốt trở đi trở lại, ho dai dẳng một phần lớn do nhiễm thêm vi khuẩn ở niêm mạc mũi và xoang (rhinosinusitis), lúc đó người ta mới nghĩ đến chuyện dùng kháng sinh trong 10 ngày.
Thuốc amoxicillin vẫn là thuốc hàng đầu chữa viêm xoang-mũi hay trẻ em sưng phổi chữa ở phòng khám. Augmentin là tên thương mại của kết hợp amoxicillin cộng với chất clavulanate để áp dụng cho những trường hợp kháng thuốc do vi khuẩn phá hủy vòng beta-lactam. Thuốc khó uống hơn, không "ngon như "amoxicillin", dễ gây tiêu chảy, và rất đắt tiền mấy lần nhiều hơn (ở Mỹ). Bethadesmin có betamethasone (+Dexchlorpheniramine maleate) , betamethasone là một chất có corticoid, làm giảm viêm nhanh, nhưng có thể làm đề kháng cơ thể yếu đi, ảnh hưởng tăng trưởng, cho nên cần hỏi ý kiến của bác trước khi cho em bé uống. Bấm huyệt Dũng Tuyền dưới bàn chân có thể không giúp gì lắm cho trẻ em bị ho.
Có lẽ đối với trẻ em giới khá giả VN, hoàn cảnh cũng tương tự như ở Mỹ.
Sau đây chúng ta sẽ bàn một số điểm quan trọng về dùng thuốc an toàn cho trẻ em đứng về phương diện phụ huynh săn sóc các em.

Y khoa Mỹ ngày nay nặng về chẩn đoán (diagnosis) và cố gắng chỉ áp dụng những trị liệu từng được khoa học chứng minh là có hiệu quả, nhiều hơn là y khoa của chúng ta trước đây. Người thầy thuốc thường cố gắng tìm ra những nguyên nhân của các triệu chứng trước khi đề ra những biện pháp để trị cho bệnh nhân. Ví dụ, em bé sốt cao, ói mửa, co giật (làm kinh) thì người bác sĩ phòng cấp cứu sẽ khám em bé, nếu thấy cần lấy máu, lấy nước mũi, nước miếng thử siêu vi, vi trùng, lấy nước tủy sống (thủ thuật thường gọi là spinal tap) để xem em bé có bị nhiễm trùng màng óc hay không, về nếu có thì do vi trùng gì gây ra. Chỉ sau khi thu nhặt được những "tang vật" sơ khởi đó người ta mới bắt đầu dựa trên những kết quả sơ khởi quyết định cho cháu uống gì, cho bao lâu, v...v... Sau khi cháu nằm bệnh viện điều trị vài hôm sẽ có những yếu tố khác như kết quả các thử nghiệm, các biến chuyển của bệnh sẽ làm cho bác sĩ xét lại cách điều trị của mình, “tùy cơ ứng biến” như người ta thường nói. Cho nên phần điều tra truy tầm nguyên nhân bệnh cũng là một phần tối quan trọng của việc chữa bệnh, chứ không phải chích thuốc truyền nước biển ào ào mới là chữa bệnh.
Nếu bệnh nhẹ thôi và cháu được chữa trị ở nhà, trách nhiệm của cha mẹ cháu sẽ nhiều hơn. Trước hết cha mẹ cháu cần hiểu và nhớ những gì bác sĩ dặn dò. Trở ngại ngôn ngữ lắm khi là một vấn đề sinh tử. Ví dụ "dropper" là cái ống nhỏ giọt, "drop" là cái giọt nước, có lần mẹ em bé được bác sĩ dặn cho cháu uống mười giọt lại cho cháu uống mười ống, nghĩa là hai chục lần nhiều hơn. Muỗng cà phê (teaspoon) cũng gây hiểu lầm nhiều. Có muỗng cà phê nhỏ, muỗng cà phê lớn, sai biệt rất nhiều. Thường thường khi nói muỗng cà phê bác sĩ muốn nói loại muỗng có dung tích 5 milliliter nghĩa là 5cc. (cubic centimeter). Những người phụ trách cho các em bé uống thuốc nên nhớ những số căn bản sau đây: một ounce (oz) là 30cc, một muỗng canh (tablespoon) là 15cc, là nửa ounce (½ oz). Một muỗng cà phê là 5cc, bằng một phần ba muỗng canh. Cái ống trong chai Tylenol có 0.8cc nghĩa là 6 ống này mới gần bằng một muỗng cà phê.
Ở Mỹ,bác sĩ ít khi cho các em bé uống thuốc viên vì sợ mắc nghẹn (hóc) có thể chết người. Cùng lắm là thuốc nhai (chewable tablet) hay thuốc tan trong miệng (oral dissolving tablet, ODT).
Một thói quen khác phổ biến là chỉ cho cháu uống thuốc một vài lần nếu cháu bớt nóng thì thôi không cho cháu uống thuốc nữa. Có những thuốc nên uống theo kiểu này: như acetaminophen (Tylenol) trị nóng, nếu không nóng thì khỏi phải uống, nếu cháu không nóng mà vẫn cho uống bác sĩ theo dõi bệnh khó hơn. Nhiệt độ lên xuống (temperature curve) cho biết một khía cạnh của tiến trình bệnh. Nếu bạn cho cháu uống Tylenol liên miên, cháu có thể vẫn còn bệnh mặc dầu quan sát bên ngoài thì không thấy cháu nóng sốt gì cả. Ðôi khi, trường hợp cháu làm kinh vì nóng sốt quá cao (febrile seizures) bác sĩ có thể cho bé uống thuốc hạ nhiệt như acetaminophen (Tylenol) liên tục một thời gian để cháu khỏi trở nóng lại trong lúc còn bệnh và do đó hy vọng không làm kinh thêm nữa. Lúc cháu bị nóng, một số bác sĩ bảo cha mẹ cháu cho uống acetaminophen (trong Tylenol for fever) xen kẽ với ibuprofen (tên thương mại là Advil, Motrin). Dùng hai thuốc một lượt nên cẩn thận , chỉ dùng một vài lần lúc tối cần (như nhiệt độ quá cao mà cháu lại hay làm kinh). Nếu xài không nghỉ, nhiều ngày, gan cháu có thể bị ảnh hưởng và ngộ độc thuốc.

Ngoài những trường hợp kể trên, thường bạn phải cho cháu uống thuốc đều đặn trong thời gian đã định (như 7 ngày, 10 ngày tùy trường hợp) thì thuốc mới có hiệu quả đúng mức. Chúng ta thường nghe nói đến "Strep throat" chẳng hạn. Bệnh này do vi trùng tên Streptococcus làm sưng họng có mủ, nóng, ho và một số triệu chứng khác. Nguy hiểm của bệnh không nằm ở chứng sưng họng (viêm hầu, pharyngitis) mà bệnh có thể gây biến chứng đau tim và đau khớp ở một số trẻ; bệnh này gọi là viêm thấp khớp cấp tính (acute rheumatic fever). Bệnh nhân bị chứng này phải uống thuốc Penicillin hoặc chích penicillin hàng tháng kéo dài từ 5 năm trở lên cho đến lúc trưởng thành hoặc lâu hơn. Cho nên lúc cháu bị strep throat, nếu bác sĩ dặn cho uống thuốc 10 ngày, bạn nên theo đúng lời dặn và cho uống đủ mười ngày dù cho bé có hết nóng hoặc có vẻ bình thường. Thường thường cháu bị nhiễm trùng tai (otitis media, middle ear infection) cần được uống thuốc đều đặn, có thể từ 5 (như trụ sinh Zithromax) đến 10 ngày (như Amoxicillin) hoặc lâu hơn, nên tránh ngưng thuốc quá sớm mặc dù cháu không còn thấy đau hoặc khó chịu ở tai nữa.
Nếu bịnh nhân gặp biến chứng lúc dùng thuốc, hay phản ứng dị ứng nên cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc và ghi nhớ tránh không dùng thuốc đã từng gây dị ứng và những thuốc liên hệ, tương tự có thể gây phản ứng chéo (ví dụ, bịnh nhân phản ứng với amoxicillin, phải tránh Augmentin, những thuốc trong gia đình penicillin, và có thể những kháng sinh loại cephalosporin).
Một thói quen khác khá phổ biến là cha mẹ lấy thuốc cũ cho con uống lúc cháu bệnh lại tương tự như lần trước mà không hỏi bác sĩ. Nên cẩn thận lúc tự chữa bệnh kiểu này vì thuốc có thể đã cũ và quá hạn dùng (expiration date). Ví dụ thuốc Amoxicillin màu hồng mà các bà mẹ thường gọi là thuốc "màu hường" và các trẻ em rất thích uống nếu để quá hai tuần lễ thì mất hiệu nghiệm và không xài được nữa. Ngoài ra lắm bà mẹ gọi thuốc này là "thuốc tai", "thuốc cảm" hoặc "thuốc nóng" là một điểm rất sai lầm. Thật ra đây là một loại thuốc trụ sinh (antibiotic) chống vi trùng nghĩa là giết chết được một số vi trùng nào đó, chỉ hiệu nghiệm cho một số bệnh nào đó do một vi trùng nào đó gây ra. Nếu dùng bừa bãi, bệnh không hết, cháu có thể bị một số phản ứng của thuốc như tiêu chảy, lở lói da, v...v... và ngoài ra làm cho vi trùng đề kháng thuốc (resistant) hoặc lờn thuốc. Một số bà mẹ thường hay lấy thuốc của con mình dùng. Việc này đôi khi nguy hiểm vì nếu rủi ro tai nạn xảy ra, bạn có thể chịu trách nhiệm vì bạn đã chữa bệnh trong lúc bạn không có đủ kiến thức về y khoa.
Thường chúng ta có khuynh hướng hễ có bệnh là phải cho uống thuốc. Thường thấy cháu ho, sổ mũi, nóng là cha mẹ lo đi mua thuốc “cảm”, “thuốc ho” cho cháu uống để “chặn bịnh “ lại, hy vọng đừng lây qua đứa khác. Thật ra những thuốc “ho” thuốc “cảm” chỉ có khả năng thay đổi triệu chứng, cho người bịnh hoặc cha mẹ người bịnh thấy dễ chịu hơn. Trong những thuốc đó thường có thuốc giảm nóng và đau (như acetaminophen), thuốc làm chặn cơn ho (cough suppressant), thuốc làm co rút mạch máu và co rút niêm mạc trong mũi cho đỡ nghẹt mũi (pseudoephedrine) và một chất chống dị ứng loại kháng histamin làm bịnh nhân ngái ngủ, lù nhừ (sedating antihistamine), những thuốc này đều có thể gây phản ứng phụ trầm trọng. Một số trường hợp tử vong (chết) hoặc cần cấp cứu vì lạm dụng thuốc, lý do cha mẹ cho các bé uống thuốc quá liều (vì đo lường liều lượng sai, hoặc cho uống quá nhiều lần vì thấy chưa có kết quả mong muốn, hoặc xài hai ba thứ thuốc tuy tên thương mại khác nhau nhưng thành phần dược liệu giống nhau cùng một lúc), do đó gây ngộ độc. Vì vậy, năm 2007 Cơ quan Quản trị Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa kỳ (FDA) đã ra cảnh báo không nên dùng thuốc ho và cảm (chứa một chất decongestant làm giảm nghẽn đường hô hấp trên (mũi, họng) và một chất kháng histamin) mua không cần có toa bác sĩ cho trẻ em dưới HAI tuổi. Sau đó, các hãng thuốc tự động rút các thuốc loại này ra khỏi thị trường Mỹ. FDA cũng khuyên cha mẹ đọc kỹ nhãn trên chai thuốc (drugs fact label) và theo đúng hướng dẫn. Nên nhớ các thuốc cảm ho có thể chứa nhiều chất giống nhau, hay tác dụng tương đương. Thứ đến, không phải cứ tăng liều lên là hiệu nghiệm thêm. Trước đây (2004-2005) trên 2500 trẻ Mỹ dưới 2 tuổi phải vào phòng cấp cứu vì ngộ độc do thuốc ho thuốc cảm. Hiện nay, các thuốc ho, cảm ở Mỹ, nhà sản xuất thường ghi rõ không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.
Ngoài thuốc men, cách săn sóc người bệnh (như nhỏ nước muối trung hoà vào mũi, hút đàm bằng ống hút hình trái lê (bulb syringe)), thức ăn uống (cho uống nước, ăn cháo cung cấp nước đầy đủ) cũng quan trọng không kém và có thể giữ vai trò quyết định làm cho bệnh nhân thuyên giảm hay không.
Tóm lại, bạn nên hiểu rằng thuốc men và nhất là trụ sinh không phải lúc nào cũng cần thiết. Trong đa số trường hợp, thuốc men chỉ phụ cho cơ thể chống lại bệnh tật hữu hiệu hơn hoặc nhanh hơn. Cho nên bịnh nhân luôn luôn phải cho bác sĩ, nhất là BS mới khám trẻ lần đầu, biết con mình hiện đang uống thuốc gì (như thuốc trị reflux, thuốc chống allergy, thuốc trị bịnh co giật), để xem thuốc đó có ảnh hưởng đến những thuốc mà bác sĩ định cho bé uống hay không. Thuốc men xài bừa bãi lắm khi có hại nhiều hơn có lợi và tuy nhìn vào có vẻ dễ dàng, thật sự dùng thuốc đúng cách, đúng liều không dễ dàng như người ta tưởng.
Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi xứ, tương quan phụ huynh với bác sĩ các cháu có thể khác. Ở Mỹ, ngoài việc biên toa, bác sĩ cần trước hết xem em bé có thật sự cần cái toa đó hay không, và bs cần hướng dẫn phụ huynh theo dõi , săn sóc như điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm nơi ngủ, loại bỏ những chất gây dị ứng, gây khó chịu làm ho, dùng dung dịch muối để nhỏ mũi, cho mũi họng bớt khô, quan sát diễn biến, tiến trình bịnh vv. Đây là một nghệ thuật kèm theo kiến thức khoa học mà có lẽ áp dụng phải cần một số huấn luyện (trường y) và thực hành (bịnh viện, chuyên khoa) mới nắm vững. Một khi phụ huynh không thấy thoải mái với một tình huống nào đó (bịnh con em có thể trở nặng, dấu hiệu bất thường, bịnh kéo dài quá lâu), tốt hơn hết là liên lạc thẳng với bác sĩ để chữa trị, bớt mối lo âu cho mình,giảm mối nguy cho con em, cũng như có thể ít tốn kém hơn là mua những thuốc không cần thiết và có thể có hại.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Ngày 4 tháng 9 năm 2018
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
_______________________
1)https://www.parents.com/baby/sleep/tips/the-best-baby-sleep-tips-ever/
2)What is the ideal temperature for my baby’s room? https://babygooroo.com/a...rature-for-my-babys-room
3)Trẻ nằm điều hòa: 29 độ C là chuẩn
16/05/2014 14:26 GMT+7
Theo bs Nguyễn Văn Lộc (Nguyên Phó giám đốc BV Nhi TƯ), mức nhiệt điều hòa người lớn thấy nóng thì đối với trẻ là vừa.
http://vietnamnet.vn/vn/...o-c-la-chuan-175814.html
4)American Academy of Pediatrics: SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
TASK FORCE ON SUDDEN INFANT DEATH SYNDROME
In general, infants should be dressed appropriately for the environment, with no greater than 1 layer more than an adult would wear to be comfortable in that environment.
Parents and caregivers should evaluate the infant for signs of overheating, such as sweating or the infant’s chest feeling hot to the touch.
Overbundling and covering of the face and head should be avoided.
There is currently insufficient evidence to recommend the use of a fan as a SIDS risk-reduction strategy.
http://pediatrics.aappub.../content/138/5/e20162938
5)Use Caution When Giving Cough and Cold Products to Kids
https://www.fda.gov/drug...alfeatures/ucm263948.htm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.168 giây.