logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/09/2018 lúc 10:05:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Ủa! Sao lại nói là Năm Bờ Nai? Tốt, thì nói là Năm Bờ Oăn, xấu thì nói là Năm Bờ Ten! Kỳ cục quá! Năm Bờ Nai là cái chi?”
“Ừa há! Kể ra thì cũng kỳ! Nhưng mà tui không dám nói Năm Bờ Ten! Nói Năm Bờ Ten, thiên hạ uýnh lỗ đầu! Ông cứ đọc đi, thì biết!”

Bữa hổm, đang lái xe trên đường Euclid, gần tới Lampson, thành phố Garden Grove, miền Nam California, bất ngờ phải thắng chậm lại vì xe Camry mầu cà phê sữa, chạy trước mang biển số Tếch Xa đang từ từ chậm lại, rồi bất ngờ, một cánh cửa sau phía bên phải mở ra, và... từ trong đó tuôn ra một lô ly cà phê, chai cà phê và giấy rác... xuống đường. Ngay sau khi đống rác tràn ra đường, thì cánh cửa đóng sập lại, và chiếc xe Camry Tếch Xa kia vù đi!

Sáu tui giận quá, phóng vù qua bên mặt của chiếc xe đó, nhìn vào trong thì thấy mấy người Tếch Xa An Na Mít đang cười ngặt nghẽo, khoái chí vì đã xả được rác ra đường Cali mà không bị bắt! Vừa xấu hổ, vừa buồn cho người Việt mình thiếu ý thức, làm nhục cho dân Việt, nói chung, nếu chẳng may, mà bị phú lít bắt gặp, nên tui giận quá, tính giơ ngón tay giữa ra cho mấy trự đó coi, nhưng rồi lại chỉ cau mặt! Thấy thái độ giận dữ của tui, mấy trự kia giật tay lái, chuyển làn cái vù rồi dọt mất tiêu. Tui buồn hiu vì tuy chiếc xe kia thoát tội, nhưng chắc rằng cũng có vài người Mỹ khác nhìn thấy cảnh này và rủa người Việt mình thất học, vô giáo dục!

Thiệt là.. Năm Bờ Nai!
Cũng vụ lái xe. Lại cũng Sáu tui là nhân chứng phiền muộn. Đang lái chậm trên làn trái của phố Bolsa đông người, gần tới khu Phước Lộc Thọ, bỗng bất ngờ một chiếc xe Honda Accord mầu xám từ bên phải tui, giật tay lái vù qua mặt xe tui, rồi quẹo trái vào khu Làng Á Châu, nơi có chợ Á Đông! Tui phải vội thắng gấp, nghe cái “két” để tránh đụng ngang lưng chiếc xe Honda kia, nếu tui chậm một vài giây là cả nguyên cái xe Honda kia lật gọng!

Nhìn theo chiếc xe kia đi vào khu chợ, tui nực cả người, phải lái xe đi theo xem mấy trự này là ai, thì cũng chỉ là hai ông An Nam Mít sồn sồn đang chụm đầu vào nhau, nói chuyện hay cãi lộn gì đó, không thèm nhìn ra ngoài. Lúc ấy, cái tính nóng hồi thanh niên của tui nổi lên, chỉ muốn chặn chiếc xe kia lại, mở cửa chiếc xe kia, lôi hai trự ra đục cho một chập phù mỏ luôn, để nhớ đời, tránh giết người oan theo mình... Quẹo xe, vượt ngang đầu xe người khác mà không chịu dòm đường thì không những chết mình mà còn giết người khác nữa! Chưa kể đã lớn tuổi, đôi khi phản ứng bậy, thay vì đạp thắng lại đạp ga như vị kia, nhấn ga phóng vào cửa chợ Á Đông, làm cho hai vị cao niên đang ngồi trên ghế chờ người nhà, đi chuyến tầu suốt.

May mà góc đường Moran và Bolsa có đặt thêm trụ đèn, nếu không thì các vụ đụng xe trên phố Bolsa cứ đều đều diễn ra như chuyện dài Nhân Dân Tự Vệ vậy.

Nói chuyện xe cộ buồn quá, thôi trở qua nói chuyện dzui dzui vậy!
Một hôm, đi coi văn nghệ do một số ca sĩ lừng danh tổ chức, thấy người mình đúng là chịu chơi “Năm Bờ Nai”! Trong khi ca sĩ hát, thì một số người vác phôn ra quay phim lia lịa. Mà mấy vị “ka mê ra men” này coi việc tôn trọng người khác như củ khoai, nên hổng thèm giữ cái cái phôn của mình ở dưới khuất mà cứ giơ cao cái phôn rồi lia trên đầu thiên hạ làm mấy người ngồi ghế sau cứ phải nhấp nhổm tránh né cái phôn to đùng đang cản hình ảnh trên sân khấu! Thiệt là chịu chơi ghê ta!

Nhưng cũng chưa hết, mấy vị “ka mê ra men” này còn nghiêng qua nghiêng lại, nói chuyện tỉnh bơ, phê bình ca sĩ và “đen sơ” um sùm. “Nhỏ này bơm bự quá!” “Con kia sếch xy thiệt ta.” Người ngồi bên, nghe thấy mấy câu xì xào đó mà phát bực, nhưng không dám nhắc nhở, ngại lại gây ra cãi lộn trong rạp thì ôi thôi. Bực nhất là có bà phó nhòm, chẳng biết do ai thuê, leo lên tuốt gần sân khấu rồi chĩa ống đèn pha xuống phía khán giả làm chói mắt người xem cả mười lăm phút, làm khán giả chỉ muốn đứng dậy, đá cho cái đèn pha đó văng đi.

Cái vụ trình diễn thời trang mới là gay cấn. Nhiều chương trình tổ chức trịnh trọng lắm, có ca sĩ hát bài bản, có mặc áo đẹp, có thướt tha (cho dù là vài vị đã là bà nội, bà ngoại), nhưng có một chương trình tổ chức ngay tại thủ đô tị nạn, mà người xem chỉ muốn nhắm mắt vì các nàng chỉ mặc áo dài mà không thèm mặc quần! Trời ạ! Mấy nàng đứng nghiêng nghiêng, khoe cái giò đô vật và cái mông dưa hấu của nàng ra giữa hai tà áo mỏng te, tuy không trổ hoa hay vẩy nến, nhưng vẫn làm người xem ớn lạnh, chân tay run lập cập như trúng gió. Giò đô vật như thế này mà nhảy phóc lên cổ mấy chàng sồn sồn thì chàng ra nghĩa địa ngay. (Nói “mấy chàng sồn sồn” vì đối với đám thanh niên, chúng chỉ có nước chắp tay gọi bằng “Má” thôi!) Còn mấy nàng khác, tuy không phô trương bộ thời trang Táo Bà như thế, lại “sâu óp” cái kiểu Tầu Chệt, áo dài ngắn, vải cứng, cũn cỡn trên cái quần Tây, trông như mấy chị em đứng đường ở Hồng Kông! Văn hóa này thiệt hết thuốc chữa!

Cũng chuyện văn nghệ, từ hơn thập niên nay, phong trào Hát Cho Nhau Nghe phát triển tưng bừng, hầu như nhà hàng nào cũng có nhạc sĩ đệm đàn cho phe ta hát để kiếm số thực khách đông hơn. Thường là từ thứ Năm, thứ Sáu đến hết Chủ Nhật. Bà con ta hưởng ứng ào ào.

Thiệt ra thì phong trào này cũng làm sống động sinh hoạt cộng đồng hơn là nghe các ứng cử viên chủ tịch ban bệ gì đó cãi nhau, chửi nhau trên mạng kinh hoàng, còn ca hát cho nhau nghe thì đã lỗ tai hơn. Có điều muốn nói là nhà hàng nên đặt giải thưởng Can Đảm cho một số ca sĩ, vì có mấy cụ cao niên, muốn tiếng hát của mình “vượt thời gian” nên lên sân khấu mà rống tùm lum, chẳng có tông, điệu, nhịp gì cả, làm người nghe tưởng như đang xem phim diễu. Có cụ lại cứ thích “hát đôi” với ca sĩ nữ, mà vì không bao giờ dượt với nhau, nên cụ hát tông “Đơ”, nàng hát tông “Ré”, khiến người nghe hết hồn hết vía.

Vài vị ca sĩ lên trình diễn mà rất gan dạ, không hát, chỉ có gào! Có vị nữ lưu kia bước lên sân khấu với áo đầm rực rỡ, lóng lánh như sao sa, cúi đầu chào lịch sự lắm: “Em xin hát tặng cho quý vị thưởng lãm một bài vui nhé!” Thế rồi nàng gào lên ầm ĩ, cũng không cần Mê Lô Đi, không cần tông, điệu, chỉ cầm mi cờ rô, nhảy nhót loạn xạ. Tay chân cứng quèo vung vẩy lên xuống, lúc lắc mông và mấy cái đồ giả trên người, thiệt không khác gì kỳ nhông, cắc kè.

Vì lịch sự, không muốn cho ca sĩ phiền lòng, nên một số khán giả phải cúi mặt xuống bàn để cười sặc sụa. Có vị khán giả cười quá, phát ho liên tục. Có vị chảy nước mắt, nước mũi rồi hỉ mũi xoèn xoẹt. Người xem chỉ ước mong quý cụ ông, cụ bà có lên hát thì xin chịu khó đi học hát, và trước khi lên đài phải dượt trước, nếu không có nhạc sĩ dượt với mình, thì cũng phải mở Ka rao Ô Kê và cố học thuộc bài đừng để lên sân khấu mà cầm cái phôn rồi hát bừa bãi, làm hỏng bản nhạc của người sáng tác cũng như làm cho chương trình vui hôm đó bị bể.

Thiệt ra, những vụ hát gào này cũng chưa đủ tư cách làm Năm Bờ Nai đâu,
Tiếp theo chuyện ca hát, thời trang thì phải nói đến nhảy đầm, không phải khiêu vũ trong các buổi văn nghệ, mà là nhảy đầm ngay ngoài đường, trước bàn dân thiên hạ. Ngay trước Phước Lộc Thọ ở Bôn Sa, thủ đô tị nạn, thường có chợ Tết hàng năm. Trước cửa chợ có một sân khấu cho ai muốn hát giúp vui thì hát, điều này cũng làm cho không khí Tết thêm phần hấp dẫn, tuy nhiên, có một số vị, đang đi chợ, hứng chí quá, nghe nhạc trổi lên là sắn quần nhảy vào liền y như sắn quần nhảy Ô Quan thời con nít vậy! Nhảy tùm lum tà la, ngay trước cửa chợ, chỗ dành cho khán giả đứng xem. Mà nhảy có đẹp gì cho cam! Mới học ở đâu được vài điệu là đã trổ tài rồi. Có cụ ông kia, đầu gối sắp rớt ra ngoài ống quần mà cũng lọc cọc, lọc cọc nhảy như ếch bắt muỗi vậy. Thật tội cho những người đi chợ Tết, cứ thấy tim đập thùm thụp, chỉ sợ phải kêu 911 giùm cụ. Còn các nàng tre trẻ kia đi với mấy ông già, có thể là nàng mới ở Việt Nam sang nhờ chiếc cầu Việt Kiều, cũng nên nương nhẹ các cụ chút, không nên xúi các cụ chơi bạo, chóng chết. Các cụ đã uống Viagra nhiều rồi, mà bây giờ bắt các cụ nhảy đầm nhảy đìa liên tục như vậy thì người ta bảo các nàng chơi ác đấy nhé. Dù gì cũng tình nghĩa lúc kết hôn, cho dù nàng chỉ dựa dẫm các cụ để sang Mỹ, cũng nên nhớ cái ơn cụ hy sinh bao nhiêu tháng tiền già để mua quà cưới cho nàng. Đừng để xảy ra chuyện buồn như mới đây, một cụ giận vợ trẻ đang muốn bai bai cụ, liền móc súng ra lảy cò, chết cả chùm…

Ớn lạnh!
Thôi, viết nhiêu đó đủ rồi, chuyện buồn chuyện vui người Việt trên đất Mỹ còn dài dài. Để hồi sau sẽ rõ.
CHU TẤT TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.