logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/09/2018 lúc 10:01:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Đúng một phần tư thế kỷ trước, Hollywood đã từng tạo nên một cột mốc khi thực hiện phim The Joy Luck Club (Phúc Lạc Hội) với chủ đề về người nhập cư Mỹ gốc Á và quy tụ một dàn diễn viên chính gốc Á. Nhưng phải đến 25 năm sau, điều này mới được lặp lại với Crazy Rich Asians.
Châu Á đã thay đổi
Trước tiên, cần phải nhắc lại cột mốc năm 1993, khi hãng Disney thực hiện phim The Joy Luck Club với 8 diễn viên chính đóng vai 4 cặp mẹ con đều là phụ nữ gốc Á, trong đó có nữ diễn viên Kiều Chinh, minh tinh của điện ảnh Sài Gòn trước 1975.
Trong thập niên 70 và 80, đề tài châu Á trên màn ảnh của Hollywood chủ yếu là những phim đoạt giải Oscar về chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn của người Mỹ như The Deer Hunter, Coming Home, Full Metal Jacket, Apocalypse Now… và đặc biệt là bộ ba phim của đạo diễn Oliver Stone lần lượt là Platoon, Born on the Fourth of July và Heaven and Earth. Trong đó, bộ phim cuối cùng về đề tài chiến tranh Việt Nam của Oliver Stone là Heaven and Earth (1993) quy tụ một dàn diễn viên gốc Á, với nữ diễn viên gốc Việt Lê Thị Hiệp đóng vai chính, nam diễn viên gốc Cam bốt Haing S. Ngor (từng đoạt giải Oscar trong The Killing Field), nữ diễn viên gốc Hoa Trần Xung và cả Dustin Nguyễn. Tuy nhiên, đây là một phim về chiến tranh Việt Nam không thành công như hai phim trước đó của Oliver Stone. Và nó vẫn là một phim về đề tài chiến tranh dưới góc nhìn của người phương Tây.
Cũng trong năm 1993 này, hãng phim của Oliver Stone đã bỏ tiền để sản xuất The Joy Luck Club lấy đề tài di dân của người gốc Á, mối quan hệ giữa mẹ và con gái cùng những giá trị tinh thần mang tính truyền thống và tâm linh của người Hoa. Phim do đạo diễn Mỹ gốc Hoa Wayne Wang dàn dựng và sử dụng khoảng 90% diễn viên gốc Á, điều chưa từng có tiền lệ ở Hollywood trước đó.
The Joy Luck Club được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên rất thành công của nữ nhà văn gốc Hoa Amy Tan từng nhiều tuần liên lọt vào danh sách best-seller của tờ New York Times. Phim gây được tiếng vang đáng kể ở thời điểm đó, được Hiệp hội phê bình điện ảnh Mỹ (National Board of Review) bình chọn là 1 trong 10 phim hay nhất của năm. Phim đạt doanh thu 33 triệu USD (tính lạm phát khoảng 57 triệu USD ngày nay), được xem là thành công với một phim tâm lý khá nặng nề và không hề dễ xem, đặc biệt là với những chi tiết ẩn dụ văn hóa khó tiếp cận với khán giả Mỹ.
UserPostedImage
Trong khoảng chục năm sau đó, có thêm một số phim về đề tài châu Á và do diễn viên châu Á đóng chính thành công như Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon) (2000) của đạo diễn Lý An và Memoirs of a Geisha (2005) của đạo diễn Rob Marshall. Dù được hãng Sony phát hành tại Mỹ nhưng thực chất, Ngọa hổ tàng long là một phim kiếm hiệp dã sử của Đài Loan còn Memoirs of a Geishall dựa theo cuốn tiểu thuyết hư cấu về thân phận của các nàng kỹ nữ geishall của Nhật, chúng không đề cập đến câu chuyện đương đại và mang tính cột mốc về những người Mỹ gốc Á như The Joy Luck Club.
Nếu như vậy thì phải đến Crazy Rich Asians vừa mới ra mắt và gây tiếng vang trong tháng 8 vừa qua, đề tài đương đại châu Á và dàn diễn viên người Mỹ gốc Á trong một phim của Hollywood mới được lặp lại, sau đúng 25 năm.
Có điểm gì giống nhau giữa hai phim này? Về nội dung, chúng hoàn toàn khác biệt. Thậm chí là khác biệt đến chóng mặt. The Joy Luck Club đề cập đến thân phận di dân của người gốc Á hay những bi kịch, nghèo đói của họ trong quá khứ mà họ bỏ lại đằng sau để đi tìm “giấc mơ Mỹ”. Còn trong Crazy Rich Asians, thế giới của những người siêu giàu châu Á hiện lên với chủ nghĩa tiêu thụ kiểu mới, vừa xa hoa vừa phù phiếm, vừa có sự kiêu hãnh của những kẻ mới giàu (nouveau riche) lẫn mặc cảm của những kẻ bị nhốt chặt trong vòng kềm tỏa của truyền thống và lễ giáo Khổng Tử.
Hollywood đã thay đổi cái nhìn về châu Á như thế nào?
Trong The Joy Luck Club, những người mẹ gốc Á tìm mọi cách để biến những đứa con của họ từ những chú vịt thành những nàng thiên nga, đầu tư cho con họ học tiếng Anh và nói giọng Mỹ chuẩn, để người Mỹ không còn coi thường họ, như tự sự của một nhân vật người mẹ ở đầu phim. Còn trong Crazy Rich Asians, bà mẹ của một gia đình siêu giàu có ở Singapore tìm cách để ngăn cấm mối quan hệ giữa con trai bà ta với một cô gái người Mỹ (gốc Hoa); lý do không hẳn là cô ta xuất thân trong một gia đình không “môn đăng hộ đối”, mà “tội lớn nhất” của cô là… người Mỹ. Người Mỹ, theo đánh giá của bà ta, là những kẻ ích kỷ, chỉ thích sống tự do, phóng túng và không tôn trọng những giá trị truyền thống của gia đình.
Điểm duy nhất để có thể liên hệ giữa hai phim này, đó là nữ diễn viên kỳ cựu gốc Hoa Lisa Lu, người đóng vai một trong bốn bà mẹ của The Joy Luck Club, nay lại đóng vai bà nội quyền lực trong Crazy Rich Asians.
Thời gian 25 năm đủ để biến một người mẹ thành một người bà và nó cũng đủ để làm thay đổi nhận thức của người Mỹ về người châu Á.
Trên thực tế, người Mỹ cũng hoàn toàn nhận thức được sự lớn mạnh về kinh tế của nhiều quốc gia châu Á chứ không còn là những nước thuộc thế giới thứ ba nghèo đói, chiến tranh của vài chục năm trước, điều này được mô tả khá hài hước trong Crazy Rich Asians.
Khi Rachel Chu (Constance Wu đóng), nữ giáo sư kinh tế học của Đại học New York theo bạn trai đến Singapore, cô choáng váng trước sự lộng lẫy xa hoa của phi trường Changi và so sánh với nó thì “JFK chỉ bốc mùi hôi hám và bẩn thỉu”. Điều này khá tương đồng với một nhận định của tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong một cuốn sách khi ông cho rằng: “khi đến nhiều sân bay ở châu Á, tôi nghĩ đang ở một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, trong khi ở nhiều sân bay của Mỹ, tôi lại tưởng đang ở một nước thuộc thế giới thứ ba”.
Sự xa hoa lộng lẫy của Singapore trong Crazy Rich Asians được mô tả qua những tòa nhà chọc trời che hết cả đường chân trời, khách sạn Marina Bay Sands khổng lồ hiện ra như một Stonehenge hậu hiện đại. Những dinh thự, tư gia của giới siêu giàu nhìn như những lâu đài của Versailles hay thậm chí là Trump Tower. Các bữa đại tiệc lộng lẫy phù phiếm không khác gì trong The Great Gatsby phiên bản mới nhất do Leonardo DiCaprio đóng chính…
Đến đây thì ta có thể nhận thấy, dưới góc nhìn của một cuốn phim Hollywood, dù hình ảnh của châu Á có sự thay đổi đáng kể về mặt hình thức, nhưng nó vẫn mới chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Họ vẫn theo đuổi các khuôn mẫu giàu có của người phương Tây, từ các công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng hoặc bắt chước, từ lối sống hưởng thụ trưởng giả của người phương Tây trong quá khứ.
Thêm vào đó, Crazy Rich Asians, dù là một phim rom-com về châu Á nhưng vẫn mang những dáng dấp đặc trưng của một cuốn phim Hollywood thuộc thể loại này. Câu chuyện về mối quan hệ giữa cô nàng Rachel Chu và anh chàng thiếu gia con nhà siêu giàu Nick Young (Henry Golding đóng) là một phiên bản hiện đại của Cinderella.
Ta cũng có thể thấy phim chịu sự ảnh hưởng và kế thừa từ tác phẩm lãng mạn như Kiêu hãnh và định kiến hay Emma của nữ văn sĩ Anh Jane Austen về tinh thần tự chủ và tự trọng của nhân vật nữ, cách cô ta bảo vệ phẩm giá của mình trước sự xúc phạm của người khác. Khi bị xúc phạm và cấm đoán, Rachel Chu đã chủ động hẹn gặp mặt bà mẹ hổ Eleanor (Dương Tử Quỳnh đóng) và đối mặt trực diện với bà ta qua một chiếc bàn chơi mạt chược. Khi Eleanor tỏ vẻ ngạc nhiên, Rachel Chu nói rằng: “Mẹ tôi đã dạy tôi cách chơi mạt chược từ bé. Bà ấy nói với tôi rằng, mạt chược sẽ dạy tôi những kỹ năng sống quan trọng: đàm phán, chiến lược và hợp tác”. Cuộc đối mặt tay đôi và tỏ vẻ ngang cơ của Rachel trước bà Eleanor như trận đấu cờ vua kinh điển trong phim The Seventh Seal của đạo diễn Ingmar Bergman cho thấy cô gái này không đơn giản chịu thua cuộc hoặc bị xúc phạm hay thao túng một cách dễ dàng trước bà mẹ hổ của chàng thiếu gia. Một cô nàng châu Á trong một phim lãng mạn kiểu “soap opera” mà chúng ta thường xem của Hàn Quốc chẳng hạn, chắc chắn sẽ khó có được sự mạnh mẽ và tự chủ như thế này.
Hollywood có thể đã thay đổi nhận thức về châu Á, nhưng hình như họ mới chỉ thay đổi về lớp vỏ bên ngoài, còn với những giá trị bên trong, tinh thần Mỹ vẫn còn đậm đặc lắm.
Lê Hồng Lâm/ BBC Việt Ngữ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.