Khoa học gia Nhật và Mỹ nhận giải Nobel Y học 2018 Hai nhà khoa học Tasuku Honjo, người Nhật, và James P. Allison, người Mỹ, đoạt giải Nobel Y học năm 2018
Hai nhà khoa học James P. Allison, người Mỹ và Tasuku Honjo, người Nhật, ngày 1/10 được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm thông báo đoạt giải Nobel Y học năm 2018, nhờ phương pháp tiếp cận mới trong điều trị ung thư, theo Reuters.
Các công trình của hai nhà khoa học trong những năm 1990 đã tìm ra “liệu pháp ức chế điểm kiểm soát miễn dịch”, giúp điều trị các bệnh ung thư ác tính và ung thư phổi, vốn từ trước đến nay đã rất khó điều trị.
Thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhấn mạnh rằng, công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học, được trao giải thưởng 1 triệu đôla, có thể tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến chống ung thư.
Thông báo viết: “Nghiên cứu của ông Allison và ông Honjo cho thấy các cách khác nhau có tác dụng gây ức chế trên hệ thống miễn dịch để điều bệnh ung thư.”
Nghiên cứu riêng biệt của ông Allison và của ông Honjo đều là phát hiện ra các protein có chức năng giống như những chiếc phanh trên hệ thống miễn dịch – ngăn chặn một cách có hiệu quả việc cơ thể và các tế bào miễn dịch chính, được gọi là tế bào T, tấn công vào các tế bào khối u.
Nobel Prize for Medicine 2018
Ông Allison, giáo sư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas, Mỹ, đã nghiên cứu một loại protein có tên là CTLA-4 và phát hiện ra rằng nếu protein này bị chặn, thì một chiếc phanh sẽ được giải phóng, giúp giải phóng tế bào miễn dịch để tấn công các khối u.
Ông Honjo, giáo sư tại Đại học Kyoto từ năm 1984, đã phát hiện ra một loại protein thứ hai gọi là PD-1 và phát hiện ra rằng các protein này cũng hoạt động như một hệ thống ức chế miễn dịch, nhưng với một cơ chế khác.
Cũng liên quan đến giải Nobel, hôm 1/10, một tòa án Thụy Điển đã kết án người đàn ông tên Jean-Claude Arnault làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hai năm tù về tội hiếp dâm.
Việc kết án này đã gây ra khủng hoảng tại viện hàn lâm này, khi một số thành viên đã nghỉ việc và buộc hủy bỏ giải Nobel Văn học năm nay, giải dự kiến được công bố vào tháng này.
Đây là vụ bê bối lớn nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển kể từ khi được thành lập từ hơn 200 năm trước.
Theo RFI