logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2018 lúc 09:30:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi có bài học nhớ đời về việc giận quá mất khôn từ khi còn nhỏ lắm. Bọn trẻ chúng tôi thường hùn tiền với nhau để mua trái banh bằng ny-lon, rồi chia phe đá banh. Nhưng chỉ chơi được một lát thì trái banh trúng bờ rào kẽm gai, bụi bông hồng, xì hết hơi, hết chơi.
Tới hôm chúng tôi nghĩ ra được cách bỏ bong bóng vào trong trái banh, thổi căng lên… Ai dè nó tưng, chơi còn đã hơn banh mới. Nên thằng Đạt con thím Tư trong xóm, nó mê đá banh còn hơn chúng tôi nên làm lơ thím Tư kêu nó chẻ củi cho thím nấu cơm chiều đã mấy lần. Tới thím tự đi chẻ củi nấu cơm. Không may cho thím và cả thằng Đạt, cả chúng tôi là trái banh lăn tới đúng chỗ thím đang chẻ củi. Thằng Đạt nhào tới lượm banh để ném biên. Thím Tư chộp áo nó để đánh đòn. Nó vùng chạy được thoát thân nhưng không lượm lại được trái banh. Thím Tư giận quá nên sẵn cái rựa chẻ củi, thím bửa cho trái banh một rựa để khỏi chơi nữa. Ai dè cái rựa không đủ bén, thím không đủ mạnh tay nên cái rựa dội ngược lên trán thím, làm máu me đỏ mặt, đỏ áo thím. Từ đó thím phải mang vết sẹo dài trên trán tới hết đời. Cả bọn trẻ được bài học giận quá mất khôn!
Nhưng lớn lên thì mấy ai tránh được việc tức giận dù đã học được bài học nhớ đời từ nhỏ. Có rất nhiều câu chuyện về tức giận và hậu quả của sự tức giận, nhưng chung quy lại nội dung của những câu chuyện không nhằm mục đích truyền tải đến người đọc nội dung câu chuyện mà cốt lõi của câu chuyện là muốn người đọc suy nghĩ, suy ngẫm về sự tức giận và hậu quả của nó để mọi người cố gắng tránh đi sự đáng tiếc của câu thành ngữ: Giận quá mất khôn.
Từ chuyện thật, truyện đọc thuở bé nhưng còn mãi trong tôi về cậu bé luôn tức giận ai hơn cậu như bạn học học giỏi hơn cậu, bạn nhỏ trong xóm tự làm được món đồ chơi ai thấy cũng thích, trong khi món đồ chơi do cậu tự làm thì không được khen ngợi bằng. Cậu tức giận người hàng xóm bị khuyết tật vì cậu không thích nhìn một người không bình thường về thân thể; cậu ghét con chó nhà bên ưa sủa ma; cậu giận đến ghét hầu hết những người mà cậu quen biết từ trong trường về nhà… Cuối cùng là cậu không có người bạn nào hết.
Sự thể đến mức cậu tức giận cả mẹ mình – người hay nói tới cậu, ưa làm những việc khiến cậu bực tức. Chỉ còn cha là người ít nói đến không nói gì nên cậu bày tỏ nỗi lòng với cha. Cha cậu trao cho con trai một túi đinh và cây búa. Người nói, “Mỗi khi tức giận ai, con cứ đóng lên bờ rào nhà mình một cây đinh.”
Chỉ không lâu sau, cậu tìm cha để xin thêm đinh vì cậu đã đóng hết cả túi đinh. Nhưng cha cậu không cho thêm đinh mà lại nói, “Bây giờ, con có nhớ cây đinh nào là con tức giận ai, về chuyện gì không?” Cậu bé không nhớ nổi hết tức giận của mình với ai, và về chuyện gì. Nên cha cậu khuyên, “Vậy từ nay, hễ mỗi khi con hết tức giận một ai, thì con hãy nhổ ra khỏi bờ rào một cây đinh.”
Thời gian sau, hôm cậu trẻ nhổ cây đinh cuối cùng trên bờ rào nhà mình. Cậu đến bên cha để cảm ơn cha đã giúp cậu hiểu được sự tức giận và hậu quả của nó là mình bị bỏ rơi, bờ rào gỗ nhà cậu xấu hoắc với đầy lỗ đinh, như quan hệ con người không biết bao dung, tha thứ thì cuộc sống chỉ đầy tì vết xấu xí…
Từ câu chuyện cho trẻ nhỏ học làm người, nhưng cả người lớn khi đọc xong câu chuyện cũng giật mình! Dường như ai cũng dễ dàng tức giận. Nhưng tức giận đúng người, đúng chuyện, đúng lúc, đúng cách và chừng mực vừa đúng với sự việc thì hầu như ai cũng không lầm nọ cũng lỗi kia vì khi nổi giận, người ta khó có thể kiềm chế được cảm xúc.
Đến chuyện con trai với xe hơi có hai câu chuyện đọc rồi khó quên. Chuyện người cha đang lau chùi chiếc xe yêu thích của mình phía bên này thì phía bên kia cậu con trai nhỏ đã dùng cái tuốt nô vít rạch nát nước sơn bóng bẩy của cái xe cưng của cha. Người cha điên tiết khi trông thấy nên ông đã đánh nát bàn tay cậu bé bằng chính cái tuốt nô vít trong tay cậu.
Khi người cha biết được những bác sĩ trong bệnh viện không thể ghép xương những ngón tay nhỏ bé đã gãy vụn của con ông. Ông càng đau khổ hơn khi nhìn con trai bé nhỏ của mình ngắm nhìn bàn tay không còn ngón nào. Cậu bé hỏi cha, “chừng nào thì những ngón tay mới của con mới mọc ra hả cha?”
Ông từ bỏ cuộc đời khi trở về nhà và đọc được hàng chữ “con thương cha nhất” trên xe do con trai ông viết bằng cái tuốt nô vít mà ông đã dùng để đánh gãy nát bàn tay của con ông.
Còn người cha khác cũng với đứa con trai và chiếc xe yêu thích thì lại khác. Coi như cậu tên là Jack cho dễ chuyện. Jack mười ba tuổi, sống với gia đình ở một thị trấn nhỏ. Ngày cuối tuần Jack luôn tự nguyện giúp cha lau chùi chiêc xe thể thao mui trần của cha. Sau đó là hai cha con ra phố, cha không mua sắm gì nhưng cuối tuần nào cũng ra phố để chào hỏi người quen, để mãn nguyện với sự trầm trồ của mọi người về cái xe đẹp của mình.
Nhưng có một cuối tuần, sau khi hai cha con lau chùi cái xe tới không còn hạt bụi. Cha của Jack bận sửa chữa lặt vặt trong nhà nên không ra phố. Jack trộm chìa khóa xe, thử đề máy, thử de tới de lui đều không khó nên sẵn trớn chạy luôn ra phố. Chỉ tiếc là không có ai chào hỏi, không thấy ai trầm trồ với cái xe đẹp quá… Jack mải chú ý tới người bên đường xem có ai chào hỏi mình không trong một ngày đặc biệt là Jack đang lái xe chứ không phải cha của Jack lái… thì cây cột đèn chào hỏi Jack!
Ngày tận thế của Jack đến thật bất ngờ. Chưa bao giờ Jack cảm thấy đau khổ hơn là nhìn cái đầu xe vỡ bể vì Jack cũng rất yêu chiếc xe của cha. Cậu bé vào tiệm đóng giày, sửa giày, cũng là người quen biết của cha. Jack mượn điện thoại để gọi về nhà cho cha hay, sau đó ngồi ở lề đường chờ cha ra xử tội.
Nhưng gương mặt giận dữ của cha tới độ nào, những hình phạt mà Jack nghĩ ra được khi ngồi ở lề đường chờ cha ra xử tội đều bị đảo lộn. Khi cha của Jack lái cái xe cũ mà ông vẫn lái đi làm mỗi ngày đến nơi Jack bị tai nạn. Ông chỉ vội ôm chầm lấy con trai, nắn tay, nắn chân Jack để xem có bị gãy xương chỗ nào không? Cuối cùng là ông tạ ơn trên đã gìn giữ con trai của ông không bị gì…
Khi Jack viết lại câu chuyện của mình thì cha anh đã không còn nữa. Nhưng người đàn ông tên Jack đã sống bao dung và tha thứ vì không có cách sống nào xứng đáng hơn với lời nói của cha ông hôm xảy ra tai nạn, “Con đừng lo sợ nữa, con không sao là tốt rồi! Cái xe có thể sửa lại. Mọi lỗi lầm sẽ không tái diễn khi được tha thứ…”
Nóng giận thường khiến cho người ta cảm thấy thoải mái hơn buồn bực trong nhất thời, nhưng khi tâm bình khí hòa thì ngập tràn hối hận trong lòng vì đã trót nóng giận. Trong Kinh Thánh Tân Ước có câu: “Khi con người tức giận, họ đều điên khùng”.
Theo thống kê, đa số tai nạn giao thông xảy ra đều do người lái xe trong trạng thái tức giận. Khoa học chứng minh được người dễ tức giận thường có tuổi thọ kém hơn cả người hút thuốc lá, uống rượu bia, cao huyết áp, bị tiểu đường… Hậu quả của tức giận so với nguyên nhân thường nghiêm trọng hơn qua thống kê từ trại giam cho biết, hơn phân nửa tù nhân đều nói, “Nếu như lúc ấy không bị kích động quá sức thì bây giờ tôi đã không phải ngồi tù”.
Có rất nhiều việc khiến người ta hối tiếc vì đã trót nóng giận, nhưng không phải ai cũng bình tĩnh được để không hối tiếc. Trí tuệ của nội tâm không phải là bằng cấp trường lớp, mà có được từ sự tu dưỡng, biết chấp nhận và nhìn vào sự việc bằng lòng rộng lượng thay vì nổi nóng. Sự việc thì liên tục diễn ra trong đời sống hết sự việc này tới sự việc khác, nhưng sự việc ấy có thật sự đáng giận hay là ta đã thiếu bình tĩnh và độ lượng mà thành chuyện bé xé ra to. Chuyện đâu cần phải tức giận đến vậy khi hiểu được tức giận là vô ích; hiểu được nóng giận là bản năng, ức chế được nóng giận mới là bản sự. Khi không thế trốn tránh được tổn thương thì hãy sống cùng với nó, sẽ hiểu được thống khổ hơn cả sự tổn thương của người gây ra. Khi bỏ qua được lỗi lầm của người khác thì kẻ được tha thứ là chính mình. Đạt được lòng tin với một người đừng vội mừng tri kỷ, mà điều đáng mừng cho bản thân là đã tìm được giáo huấn cần thiết để sống bình tâm với thành bại, vinh nhục; không nóng giận mới là điều đáng ngưỡng mộ.
Có thuyết cho rằng, khi con người tức giận, cơ thể sinh ra “khí”, nên có từ “tức khí” để diễn tả lúc hỏa khí bốc lên, thiêu đốt tâm, thần, khiến người ta sinh bệnh. Thậm chí vì “tức” mà chết như Chu Du tức Khổng Minh đến ói máu mà chết.
Tu dưỡng bản thân không ai giúp được ngoài sự tự giác. Những cơ duyên phụ chỉ là phụ trợ cho tự giác là chính. Trong sách xưa có chuyện vị phu nhân, thường vì những chuyện vặt vãnh mà sinh nóng giận. Bà ngộ giác được mình không phải trong quan hệ với mọi người, nên phu nhân đi tìm cao tăng thỉnh giáo.
Cao tăng nghe xong tự sự của phu nhân, người đưa bà đến thiền phòng, khép cửa lại rồi ngài bỏ đi…
Vị phu nhân tức giận chửi mắng ầm ĩ một hồi, cao tăng cũng không để ý tới. Rồi bà lại bắt đầu cầu khẩn, cao tăng vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Vị phu nhân cuối cùng đành phải im lặng.
Cao tăng ở bên ngoài cửa hỏi: “Bà còn tức giận không?” Vị phu nhân nói: “Tôi chỉ tức giận chính mình, sao lại tự đến cái nơi quỷ quái này để chịu khổ sở không biết!”
Cao tăng rời đi, chỉ nói vọng vào thiền phòng: “Người mà ngay cả chính mình cũng không chịu tha thứ cho mình thì làm sao có thể bình tâm để tha thứ cho ai?”
Một lát sau, cao tăng trở lại hỏi: “Bà còn tức giận không?”
Vị phu nhân nói: “Hết rồi, tức giận để làm gì chứ?”
“Tức giận cũng có làm gì được đâu!” Cao tăng nói vọng vào thiền phòng rồi lại bỏ đi.
Lúc cao tăng trở lại lần thứ ba, vị phu nhân nói với ông: “Tôi hết tức giận rồi, bởi vì không gì đáng để tức giận”.
Cao tăng cười nói: “Bà còn biết nói có đáng hay không, xem ra trong nội tâm vẫn còn cái gốc rễ của khí”.
Chiều về, cao tăng ngồi uống cốc trà, ngắm mặt trời lặn. Vị phu nhân đến hỏi: “Đại sư, khí là gì vậy?”
Cao tăng đổ cốc nước trà vào lòng bàn tay ông, sau đó vãi ra mặt đất, vị phu nhân nhìn thật lâu chợt tỉnh ngộ, cảm tạ vị cao tăng rồi rời đi…
Sinh mệnh con người cũng như nước trà trong lòng bàn tay vị cao tăng vãi ra, chỉ trong giây lát đã hòa vào đất. Năm tháng ngắn ngủi của đời người, những việc nhỏ nhặt thật không đáng để uổng phí thời gian mà tức giận. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta vì những việc nhỏ nhặt mà tức giận, tranh giành mà hận thù, nhưng cuối cùng đều không ai chiến thắng khi nhắm mắt lìa trần chỉ là hai bàn tay trắng như lúc đến cõi người.
Người ta làm trắc nghiệm với người mắc bệnh một tuần thì tiền tài không còn quan trọng bằng sức khoẻ. Nhưng một tháng sau, người bệnh thấy thân thể và người nhà mới là quan trọng. Rồi nửa năm, người bệnh đã buông bỏ hết tiền tài danh lợi vì đã biết bình thản sống, khỏe mạnh là quý nhất.
Cuộc trắc nghiệm chỉ ra, người thông minh dùng hết trăm phần tiền để sống, năm mươi phần tiền mua bảo hiểm, mười phần tiền khám bệnh, một phần tiền cấp cứu. Người kém cỏi dùng một phần tiền để sống, mười phần tiền uống thuốc, năm mươi phần tiền khám bệnh, trăm phần tiền cấp cứu. Nên chỉ vài năm cuối đời sẽ tiêu hết tiền dành dụm cả đời, chịu đựng hết đau đớn của bệnh tật, mổ xẻ, những tác dụng phụ của thuốc trước khi qua đời…
Sự tương đối của đời sống lạ lùng khi ta quan sát: Hoa do tưới nước quá nhiều nên úng gốc mà chết, cá cưng cá kiểng cá quý đến đâu cũng ăn bể bụng mà chết vì không biết chừng mực, người vì tức khí mà chết vì không biết tự lượng sức mình. Vậy người kiểm soát, kiềm chế được tức giận tới đâu thì tuổi thọ tới đó.
Người ta thống kê được những người hay gây hấn, lòng dạ hẹp hòi, thường sống được hai tới năm mươi tuổi. Người thường phải chịu đựng sự tức giận của người khác như người hầu, thường sống được từ năm tới sáu mươi tuổi. Người thường tức giận chính mình, rồi tức giận người khác, thường sống được từ sáu tới bảy mươi tuổi là nhiều nhất trong cõi người nên còn được gọi là người phàm. Những người mặc kệ người khác tức giận mình, nhưng lại không tức giận người, thường sống khoảng tám mươi tuổi, và được gọi là vĩ nhân. Những người bất luận người khác như thế nào cũng coi như không, lại thọ đến chín mươi tuổi, và được gọi là cao nhân. Người không tức giận người khác, cũng không tức giận mình, thường sống đến trăm tuổi hoặc hơn, và được gọi là chân nhân…
Mới rõ bệnh tật từ tức khí mà thành. Tuổi thọ do tiết chế tức giận mà có. Mỗi người là giọt nước trà vãi ra từ tay cao tăng, chúng ta sớm tan vào đất như những giọt nước trà thì tức giận làm gì trong đời ngắn ngủi để còn thời giờ cẩn thận với từng ý nghĩ vì nghĩ ra là đã có một nửa. Coi chừng chúng ta sẽ làm. Và sự buông thả lập lại dễ thành thói quen, tiền đề của cá tính, kết quả của mệnh số mỗi con người…
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.