logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/10/2018 lúc 09:33:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Do sức khỏe kém, anh Hồ Văn Trung chưa thể đứng nên mọi người chưa nhìn rõ hơn chiều cao ngoại khổ của anh. (Hình: Pháp Luật TPHCM)

CÀ MAU, Việt Nam (NV) – Lần đầu tiên Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau phải phá lệ cho bệnh nhân mang giường bệnh từ ngoài vào nằm bởi người này cao tới 2.5 mét, nặng 110kg.
Đầu Tháng Mười, anh Hồ Văn Trung (34 tuổi, ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển) mắc bệnh suy thận nên được người nhà đưa vào khoa Lọc Máu-Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau điều trị. Do cao tới 2.5 mét, nặng 110kg, không có cái giường bệnh nào trong bệnh viện cho anh Trung nằm vừa nên gia đình phải trải bạt cho anh nằm dưới đất.

Bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ anh Trung, kể lại với báo Pháp Luật TPHCM, nằm dưới đất gần đường đi ra vào phòng chạy thận lọc máu khoảng bốn ngày thì anh Trung không chịu nổi. Phần do người đi qua lại bụi bặm, phần vì bị dòm ngó tò mò của đám đông nên anh Trung đòi về quê, không muốn điều trị nữa. Từ đó gia đình mới “bạo gan” đề nghị với bệnh viện cho mang cái giường từ bên ngoài vào.
Ông Bùi Đức Văn, giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau lúc mới nghe không tin, đến tận nơi xem và không còn cách nào khác đành phá lệ chấp nhận yêu cầu của gia đình.
Đến ông thợ hàn nghe đặt cái giường kỳ lạ cũng tò mò. Thay vì cứ đóng cái giường dài 2.6 mét như khách yêu cầu, thì đòi phải xem người đó có đúng là dài 2.5 mét mới chịu làm. Vậy là ông được chứng kiến người “khổng lồ” lần đầu tiên trong đời thực.
Tin cho biết, từ ngày anh Trung đến trị bệnh, khoa Lọc Máu của Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau người đông bất thường. Có người hiếu kỳ đến xem lén qua khe cửa, hay giả vờ có thân nhân bên trong để lẻn vào ngó, khiến các nhân viên, bác sĩ ở đây cũng mệt mỏi do phải thường xuyên “mời” dòng người không có phận sự ra ngoài.
Bà Hồng kể lại chuyện đứa con “khổng lồ” với nỗi buồn rầu sâu thẳm. Anh Trung là con đầu trong gia đình có 4 anh chị em. “Lúc 17, 18 tuổi nó cũng bình thường như mọi người. Nhưng sau một trận sốt, nó bắt đầu cao to lên thấy rõ. Và chỉ trong vài năm, nó cao ngần này. Lúc chưa bệnh nó nặng cỡ 200 kg. Biết con bệnh lạ, chúng tôi lo lắm nhưng nghèo, tiền đâu mà đi chữa trị. Bản thân nó cũng không chịu đi trị bệnh vì mặc cảm,” bà Hồng kể.
Từ gần 10 năm qua, người “khổng lồ” được cha mẹ giao cho miếng vuông nuôi tôm ở tận miệt biển Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách quê nhà 70 cây số để một mình sinh sống.
Hàng ngày, anh Trung thui thủi một mình trong căn nhà ở vùng rừng đước thưa người ấy, sống gần như biệt lập, chỉ tiếp xúc với vài láng giềng tốt bụng, bà bán ghe hàng tạp hóa, gạo cá dưới sông vì mặc cảm. Công việc mỗi ngày là đổ lú bắt tôm, đặt vó bắt cua trong vuông tôm của mình.
“Nó không về thăm vợ chồng tôi được vì ra đường ai cũng nhìn ngó săm soi nhưng có hiếu lắm, gọi điện thoại hỏi thăm và gửi tiền về hoài. Nó là con lớn trong nhà, có nghĩa với mấy đứa em nó lắm, xổ vuông tôm được nhiêu tiền là cất đó, đợi mấy đứa em xuống thăm dúi tiền cho về ăn quà đi học,” bà Hồng kể.
Kể về đời sống thui thủi của người con “khổng lồ” mà bà Hồng cứ rơm rớm lệ. Bà cho hay từ cái áo, cái quần, đôi dép, mùng ngủ, giường nằm… của anh Trung đều ngoại cỡ, phải đặt hàng riêng hoặc sửa lại. Chẳng hạn, áo quần thì nhờ một tiệm may quen ở chợ Rau Dừa, huyện Cái Nước may; giường ngủ là tấm phên dài 3 mét đặt trên nền nhà với chiếc mùng cùng cỡ. Đặc biệt do bàn chân anh Trung dài đến 35 cm nên anh chỉ có thể mang dép do mình tự chế ra.
Gia đình vốn nghèo khó, vợ chồng bà Hồng hàng ngày đi mua dừa tươi để bán lại kiếm lời lo cho gia đình. Đùng một cái anh Trung bị suy thận nặng, giờ phải chạy thận mỗi tuần ba lần.
“Dù được bệnh viện hỗ trợ một phần, có bảo hiểm y tế nhưng chi phí thuốc men khác mỗi ngày cũng hơn 1 triệu đồng. Con tôi nằm đây hơn 10 ngày đã tốn hơn 10 triệu đồng rồi. Nhờ mấy hôm nay cô bác thấy cảnh tình thương, người cho vài chục, trăm ngàn bạc mà đỡ khổ. Nhưng những ngày tới đây, gia đình tôi không biết tính sao. Tất cả chỗ có thể vay mượn được thì vợ chồng tôi đã vay hết rồi,” bà Hồng khóc nói.
Khi vắng người tò mò rình xem, anh Trung thỏ thẻ với mẹ là rất muốn được về căn nhà yên ả của mình. Và ao ước lớn hơn của anh là được lành bệnh để không gây khó, gây khổ cho mẹ cha.
Theo các tài liệu về người cao nhất Việt Nam thì đến nay, không kể anh Trung, người cao nhất Việt Nam là ông Trần Thành Phố, sinh năm 1947, quê Thái Bình, có chiều cao đương thời được ghi nhận là 2.28 m. Như vậy, anh Hồ Văn Trung với chiều cao 2.5 mét đã đạt mức cao nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay.
Theo báo Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.