Bánh bao Chó không thèm (Cẩu bất lý) ở Spadina, Canada
Trên đường Spadina, Toronto, mới đây có một quán bánh bao khai trương có cái tên khá lạ Gou bu li. Gou bu li hay Cẩu bất lý với chữ Hán 狗不理 nghĩa là “Chó chẳng thèm.” Cái tên kỳ lạ của một loại bánh quen thuộc bánh bao, khiến người ta ban đầu cau mày và tò mò. “Chó chẳng thèm” sao lại dùng cho người? Sao mà trình bày quá hấp dẫn, nho nhỏ xinh xinh như nụ hoa, thơm phưng phức như môi trinh nữ, tới mức người khó tính, khó ăn cách mấy cũng thèm nhỏ rãi. Thế mà tại sao Chó chẳng thèm?
Tìm hiểu mới biết đầy là loại bánh có gốc khá xưa từ giữa thế kỷ 19 và ngày nay, thế kỷ 21 nhở hiện tượng toàn cầu hóa nên ở những đô thị lớn trên thế giới có nhiều người Hoa sinh sống là có bánh bao Cẩu bất lý.
Từ đó câu chuyện về nguồn gốc Gou bu li được người ta kể như một giai thoại.
Bánh bao Cẩu Bất Lý ra đời từ năm 1858, tức là cách đây hơn 150 năm. Ngày đó có một chàng trai tên cúng cơm là “Cẩu Tử” đến Thiên Tân học nấu ăn và được nhà họ Lưu truyền dạy nghề làm bánh bao. Với bản tính nhanh nhẹn, ham học hỏi nên bánh bao của Cẩu Tử ngày một hoàn thiện và không lâu sau bắt đầu được nhiều người biết đến. Lúc này, Cẩu Tử mở một quán bánh bao nhỏ lấy tên là Đức Tụ.
Bánh bao Đức tụ nổi tiếng và được nhiều người yêu thích là nhờ hương vị ngon đặc biệt. Bánh bao Cẩu Bất Lý sử dụng nguyên liệu thịt heo trộn với loại nước sốt đặc biệt được hầm từ xương sườn trong nhiều giờ liền. Ngoài ra, người thợ còn cho thêm dầu mè, xì dầu tự làm, gừng, hành lá và một số gia vị gia truyền khác làm nên phần nhân ngon tuyệt hảo.
Cái tên “Cẩu Bất Lý” (Gou Bu Li) từ đâu mà ra mà trở thành là một đặc sản của thành phố Thiên Tân?
Tuy nhiên, tiếng lành đồn xa, tiệm bánh bao của Cẩu Tử ngày càng đông khách đến nỗi người đến ăn bánh bao quá đông khiến cho Cẩu Tử làm luôn chân luôn tay bận đến mức khách hỏi chuyện cũng không thèm trả lời. Do đó, mọi người thường trêu anh là “Cẩu Tử mải bán bánh bao, chẳng thèm quan tâm đến khách hàng” rồi lâu dần quen miệng người ta gọi tắt thành Cẩu Bất Lý (chó cũng không thèm) và quên hẳn cái tên Đức Tụ từ đầu của quán.
Truyện Hiệp khách hành của Kim dung, có nhân vật vì ra đời trong hoàn cảnh trớ trêu nên bị ghét bỏ và có cái tên Cẩu tạp chủng.
Cẩu tạp chủng hay “Chó lộn giống” sau này lại trở thành một đại hiệp anh tuấn, tài ba, được đời kính mến. Thì ra chó vốn là một loài vật quen thuộc của dân Trung hoa ngày xưa, gọi con là “thằng chó” là việc bình thường. Nhưng phần đông có thành kiến, coi chó là con vật bị đánh giá thấp nhất trong loài súc vật, kể cả về bản chất, vả nếu có ai cư xử thấp hèn thì bị chửi là đồ Cẩu Trệ . Tập tục ở nhiều nước Á đông, tuy người dân quen ăn thịt chó nhưng cũng yêu thích chó. Từ Hy thái hậu chắc cũng từng nếm món dồi chó như dân ta xưa kia ca tụng:
Sống ở dương gian ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?
Nên khi nếm “Cẩu bất lý”, Thái Hậu, người phụ nữ Trung quốc đáo để đời nhà Thanh, thốt lời khen ngợi: “Cao lương mỹ vị chim trời cá biển đều không ngon bằng loại bánh bao này, đây mới đúng là món ăn trường thọ”.
Đã tới kỳ vàng son của loài miêu cẩu?
Loài Vện, Vàng, Cún, Mực…bị coi thường ở Á đông và bị tàn sát thê thảm ở nhều nước đông dân thiếu thực phẩm ở châu Á. Nhưng mới đây luồng gió văn minh Âu Tây thổi vào quét bớt mùi lá mơ và củ riềng và người ta tự nhiên thấy bánh bao Cẩu bất lý tiết ra hương vị mới.
Nguồn tin từ Internet cho biết đã có ít nhất gần 10 vùng lãnh thổ ra lệnh cấm giết và bán thịt chó.
Ngày 12/9, Hạ viện Mỹ thông qua đạo Luật Cấm kinh doanh thịt chó mèo, ai vi phạm có thể bị phạt tối đa một năm tù.
Theo Dogtime (DogTime Media), tại Mỹ có 7 tiểu bang cấm tuyệt đối với thịt chó là California, Georgia, Hawaii, Michigan, New Jersey, New York và Virginia. Tuy nhiên, các lò giết mổ trên toàn nước Mỹ đều bị cấm tiếp nhận chó, còn các cửa hàng bị cấm rao bán. Lệnh cấm này không áp dụng với cá nhân, tức một người vẫn có thể giết mổ, ăn hoặc bán miễn là việc mua bán không thực hiện qua cửa hàng.
Cũng Hạ viện Mỹ, trong một nghị quyết khác, họ kêu gọi các quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Ấn Độ chấm dứt việc buôn bán thịt chó – mèo.
Nghị quyết thông qua ngày 12/9 cũng kêu gọi các quan chức nhánh hành pháp Mỹ “đưa vấn đề buôn bán thịt chó, mèo vào chương trình nghị sự” khi gặp gỡ giới chức các nước cho phép ăn loài động vật này.
Trong các tiểu bang cấm thịt chó, mức độ cấm cũng khác nhau. Ví dụ, New York cấm “không được giết mổ chó hoặc mèo nhà để làm thực phẩm hoặc lấy thịt cho người ăn”. Tiểu bang California cấm cả việc sở hữu thịt chó, như vậy người dân trong bang không thể vin vào lý do họ không trực tiếp mổ mà chỉ lấy thịt từ nơi khác để bao biện cho hành vi ăn thịt chó.
Tiểu bang Virginia nghiêm cấm hành vi vô cớ giết hại những loài động vật không có liên hệ tới hoạt động nông nghiệp. Theo đó, chó thường không phải là động vật được chăn nuôi trong trang trại nên việc giết chó lấy thịt bị coi là thừa thãi và bị nghiêm cấm.
Ngày 12/9 vừa qua, Hạ viện Mỹ vừa thông qua đạo Luật Cấm kinh doanh thịt chó mèo 2018, trong đó quy định hành vi giết mổ, vận chuyển, mua bán chó mèo sẽ bị phạt tối đa 5.000 USD và có thể phải ngồi tù tối đa một năm.
Chợ bán thịt chó ở Ngọc Lâm (Quảng Tây
Canada-Liên bang này không có quy định cấm trực tiếp việc bán và phục vụ thịt chó. Tuy nhiên, một cửa hàng muốn phục vụ bất cứ một loại thịt nào theo luật đều phải lấy hàng từ xưởng sản xuất thịt đạt tiêu chuẩn của cơ quan thanh tra thực phẩm. Trong khi hiện tại không có xưởng sản xuất thịt nào ở Canada được cấp phép giết chó lấy thịt.
Nếu giết mổ chó một cách vô cớ, hành vi đó có thể bị coi là ngược đãi động vật và xâm phạm vào hình luật. Người bị kết án có thể đối diện mức phạt tù lên tới 5 năm.
Hong Kong-Chính quyền Hong Kong đã ban hành Sắc lệnh chó mèo vào thập niên 50: Nghiêm cấm việc giết mổ chó mèo để lấy thịt và được đảm bảo thực hiện bằng cả hình thức phạt tiền lẫn phạt tù.
Tháng 2/1998, một công dân đã phải chịu mức án một tháng tù và phải nộp phạt 2.000 đôla Hồng Kông do săn bắt chó vô chủ để giết thịt. Tháng 12/2006, bốn người đã bị tuyên phạt mức án như trên vì đã giết mổ hai con chó.
Đài Loan-Sau Singapore và Hong Kong, Đài Loan đã trở thành vùng lãnh thổ thứ ba tại châu Á ban hành lệnh cấm tiêu thụ với thịt chó mèo.
Tháng 4/2017, Viện lập pháp Đài Loan phê duyệt Luật bảo vệ động vật sửa đổi, theo đó người vi phạm sẽ bị bêu tên công khai và phải chịu mức phạt tiền lên tới 250.000 đài tệ.
Bên cạnh đó, người nào cố ý làm hại hoặc tra tấn động vật có thể bị phạt tù lên tới hai năm và bị phạt hai triệu đài tệ.
Ngoài ra, việc dắt động vật đi dạo trong khi đang lái xe cũng bị coi là phạm pháp.
Cô gái Hà Nội và quầy thịt chó, sản phẩm Nhật Tân chính hiệu
Nam Hàn-Dù không có lệnh cấm cụ thể, nhưng khi Thế vận hội Pyeongchang 2018 tới gần, nhà chức trách Nam Hàn viện dẫn quy định về vệ sinh và bảo vệ động vật khỏi phương thức giết mổ tàn bạo để siết chặt và đóng cửa nhiều trang trại và cửa hàng bán thịt chó.
Tòa án thành phố Bucheon, thành phố vệ tinh của thủ đô Seoul đã phạt 3 triệu won một chủ trại chó có hành vi giết hại động vật mà không có lý do chính đáng.
Áo quốc-Hành vi giết thịt chó mèo làm thực phẩm hoặc vì các mục đích khác đều bị nghiêm cấm, theo khoản 2 điều 6 Luật Bảo vệ động vật.
Người vi phạm sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tối đa 7.500 Euro, nếu tái phạm sẽ bị phạt tối đa 15.000 Euro.
Thụy Sĩ-Người nông dân được phép giết thịt chó để phục vụ nhu cầu tiêu thụ cá nhân. Nhưng hành vi giết mổ chó mèo vì mục đích thương mại bị cấm, theo điều 2 của sắc lệnh Bộ Nội vụ Liên bang ban hành ngày 23/11/2005, quy định về nguồn gốc thực phẩm làm từ động vật. Người vi phạm sẽ bị phạt mức tiền tối đa lên tới 20.000 Swiss Franc và có nguy cơ bị phạt tù tùy vào mức độ nghiêm trọng.
Úc-Không có lệnh cấm cụ thể với hành vi ăn thịt chó mèo ở các bang nhưng hành vi này gần như không tồn tại trong xã hội Úc. Ở đây, thú nuôi nhận được sự bảo vệ chặt chẽ từ pháp luật và các tổ chức phi lợi nhuận.
Tuy vậy, hành vi rao bán thịt chó mèo bị nghiêm cấm trên cả nước và mỗi bang đều có luật chống ngược đãi động vật rất nghiêm khắc. Người vi phạm sẽ phải chịu mức phạt tiền lên tới 1.250 AUD.
Đừng tưởng tương lai của loại Vện, Vàng, Cún, Mực… đã hồng ở một vài nơi, có luật bảo vệ súc vật, nhưng ở nhiều vùng chúng vẫn hồng, mà hồng quá mức…vì biến thanh chó thui!.
Đó là chính quê hương của Lỗ Trí Thâm (nhà sư trong Thủy Hử đã mang lén thịt chó về chùa để nhậu và ép đồng môn chia sẻ), chó vẫn tiếp tục bị tàn sát một cách man rợ. Hiện giờ dân chúng ở Ngọc Lâm, Quảng Tây vẫn tiếp tục mở đại hội thịt chó trong năm 2018.
Báo Thượng Hải mới cho biết, không có chuyện lễ hội thịt chó Ngọc Lâm bị cấm như tin đồn được lan truyền trong thời gian qua, từ các nhà hoạt động đến từ Mỹ.
Đại hội ăn thịt chó mèo khét tiếng này vẫn đang diễn ra rầm rộ, công khai theo đúng lệ tục hàng năm (là cứ đến dịp Hạ chí, liên hoan thịt chó lớn nhất Trung Quốc này chính thức khai trương).
Ngày 21/6, tại khu chợ lớn nhất ở Ngọc Lâm – Dongkou, nhiều gian hàng thịt chó đã bắt đầu mở cửa đón khách. Hàng nghìn chó mèo được quy tụ về Ngọc Lâm đang chờ giết thịt.
Trong khi đó, hồi đầu tháng 5 vừa qua, các tổ chức bảo vệ động vật tại địa phương và đến từ Mỹ cho hay rằng, năm nay, lễ hội thịt chó Ngọc Lâm sẽ ngừng hoạt động, vì giới chức trách Trung Quốc đã ban lệnh cấm không cho tổ chức.
Tuy nhiên, những người mua bán, giết thịt chó mèo ở Ngọc Lâm khẳng định, họ không hề nhận được thông báo từ chính quyền thành phố, và tin đồn đóng cửa liên hoan thịt chó thời gian qua chỉ là thông tin được phóng đại.
Trước sự việc Ngọc Lâm vẫn thực hiện giết mổ chó hàng loạt, công chúng cho rằng lễ hội này đang cố tình diễn ra bất chấp sự phản đối, lên án của cộng đồng trong và ngoài nước, thậm chí bỏ lơ cả lệnh cấm được ban hành.
Vì trước đó, đã rất nhiều lần giới chức trách Trung Quốc cáo buộc đại hội thịt chó ở Ngọc Lâm vẫn tiến hành dù chính quyền địa phương có cho phép hay không.
Trước sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng, những người mua bán thịt chó ở Ngọc Lâm năm nay tuyên bố rằng, họ tiến hành giết mổ chó mèo một cách nhân đạo, hoàn toàn khác biệt so với mọi năm.
Nếu như trước đây, hàng nghìn chó mèo (có thể là do chủ nuôi bán tới đây hoặc là do những kẻ trộm cung cấp) trước khi bị cho vào lò mổ đều bị nhồi nhét trong những lồng sắt chật chội và bị bỏ đói, không được uống nước, thì giờ đây không như vậy.
Khi đưa những con vật này vào lò mổ, những tay giết thịt cũng không tiến hành một cách tàn nhẫn, dã man như trong các mùa lễ hội trước, để công chúng, các nhà xã hội học, các nhà bảo vệ động vật… phải cảm thấy ghê sợ, lên án.
Những nhà hàng thịt chó năm nay tuyên bố, sẽ triển khai giết mổ sạch sẽ và nhân đạo nhất có thể, sẽ không còn nữa những cảnh thịt chó rợn tóc gáy ở Ngọc Lâm.
Những người tham gia lễ hội còn cho biết, họ tổ chức lễ hội này vì để gìn giữ truyền thống văn hóa của họ. Và đối với họ thì việc ăn thịt chó chẳng khác gì việc ăn thịt gà hay cá cả.
Tuy nhiên, giới chức lại tuyên bố rằng, lễ hội này khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm ô nhiễm môi trường sống và gia tăng tệ nạn trộm cắp.
Tình trạng sát cẩu ở Việt Nam ngày nay ra sao?
Các nhà lập pháp Mỹ trích số liệu của các tổ chức thúc đẩy quyền của động vật như Humane Society International nói rằng “ước tính khoảng 200 nghìn con chó đã bị đưa lậu từ Thái Lan sang Việt Nam mỗi năm”, và món thịt mèo mà “người địa phương gọi là thịt ‘tiểu hổ’ vẫn xuất hiện nhiều trong các nhà hàng đặc sản”.
Quan chức thành phố Hà Nội mới đây đã đề xuất “cấm bán thịt chó ở các quận nội thành vào năm 2021” chỉ vì sợ bệnh dại và làm giảm đặc trưng của nơi từng được gọi là “Ngàn năm văn vật”.
Bà Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc Quốc gia ở Việt Nam của Humane Society International, nói với VOA Việt Ngữ rằng đó là bước đi “sáng suốt”.
Giám đốc của tổ chức có trụ sở ở Mỹ này khuyên rằng Hà Nội “cần nâng cao nhận thức cho người dân; đề cập đến vấn đề vận chuyển, giết mổ chó còn là nguyên nhân reo rắc bệnh dại; việc kiểm soát và vận chuyển chó còn chưa thực hiện triệt để dẫn đến các hệ luỵ như nạn trộm chó”.
Theo quan sát của phóng viên một tờ báo online, các chợ thịt chó thường gặp ở ngã 3 Ông Tạ (Q.Tân Bình), chợ Vòm (Q.Gò Vấp) với lưa thưa vài sạp thịt chó. Còn trên đường TMT 13 (P.Trung Mỹ Tây) có khoảng 5 đến 6 sạp bày bán thịt chó.
Chó đã giết, thui sạch bày bán cả ngày, ngay tại mặt tiền đường giống như các điểm bán thịt heo hoặc dê bò. Buổi sáng, khách đến đây mua thịt khá đông.Theo một chủ sạp, loại chó bán thịt thường là chó cỏ (chó ta), giá từ 110.000 tới 150.000 một kilo. Chó cỏ rẻ hơn chó kiểng nên được ưu tiên chọn làm thịt. Mỗi ngày trung bình mỗi sạp bàn ra hàng chục con. Khi có lệnh cầm bán thịt chó mèo vì sợ bệnh dại và phạm mỹ quan, thì có sạp lấy lấy mơ và củ riềng để ngụy trang.
Vì đâu nên nỗi Việt Nam bị xếp vào loại tiêu thụ thịt chó nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Tàu mà thôi?
Chu Nguyễn