logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/10/2018 lúc 12:17:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Dù sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Mười, 2018, mưa rỉ rả nhưng dân kỳ cựu chợ trời không chùn bước. Tám giờ sáng, khi các gian hàng vừa dọn xong thì "dân chợ trời thứ thiệt" Golden West đã mua đầy xe thứ nhì rồi. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
HUNTINGTON BEACH, California (NV) – Sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Mười, Little Saigon vẫn còn ảnh hưởng của cơn mưa chiều hôm trước, nhưng không vì thế mà “dân chợ trời thứ thiệt” chùn chân ở nhà. Chợ trời quanh vùng này vẫn tấp nập như lệ thường, dù mưa có rỉ rả rơi.
Tuy vậy, “Không phải cứ lên xe, lái ra chợ trời là mua được đồ,” ông Nguyễn Khắc Huy, cư dân Westminster, khẳng định, dù rằng quanh khu Little Saigon có đến bốn chợ trời là Cypress, Costa Mesa Fairground, OCC và Golden West.
Còn ông Nguyễn Ngọc Sơn, ở Santa Ana, nhận xét về bốn chợ trời này: “Costa Mesa Fairground thì toàn đồ mới và giá cao, OCC thì toàn đồ quá cũ, còn đồ mới thì toàn ‘made in China.’ Cypress thì khá hơn nhưng cũng không thể nào có nhiều mặt hàng như Golden West.”
“Bí quyết” trả giá
Với kinh nghiệm lâu năm đi chợ trời, ông Huy nói: “Muốn mua đồ mới thì nên đi Costa Mesa Fairground. Mình phải trả tiền vào cửa nhưng đây là nơi bán nhiều đồ mới nhất, từ bàn ghế, tủ kệ đến những thứ linh tinh khác. Nói chung, nếu chịu khó lùng kiếm thì có thể mua được nhiều món rẻ và bền hơn cả trong IKEA, mà mình khỏi phải lắp ráp nữa.”
Ông cho hay, hầu hết người bán ở chợ đều nhận thẻ tín dụng. “Tuy họ không phải là người gốc Việt, nhưng mình vẫn có thể trả giá, nếu biết cách. Nghĩa là trả giá kiểu Mỹ. Đơn giản lắm, thay vì nói, ‘Sao mắc vậy? Giá $50 được không?’ thì nói, ‘Giá vừa phải, nhưng tôi đang kẹt. Tôi sẽ đợi tới trưa. Biết đâu ông bớt xuống cỡ $50…’ Thường thì không ai muốn mình đợi hết, họ sẽ bán liền hoặc bớt xuống một chút,” ông chỉ “bí quyết.”
Ông Huy thường đến đây mua sắm với người cháu gái. “Con nhỏ tuổi ‘teen,’ lựa mua được nhiều loại trang sức như phấn son hay máy sấy tóc nên khoái lắm. Mỗi tháng nó đi với tôi hai lần. Còn đứa em trai nó thì tuần nào cũng đòi đi với ông ngoại vì thích mua sắm linh kiện cho ‘roller skate,’ khi thì miếng ván, khi thì bánh xe,” ông nói. “Đây là những thứ ở đây bán đầy đủ nhất.”
Ông căn dặn là đừng bao giờ để con nít tới hỏi giá. Người lớn cứ lững thững tới, đủng đỉnh hỏi giá với thái độ, rẻ thì mua, không thì thôi chứ đừng vồ vập. “Trừ những món đã ghi giá rõ ràng, đa số người bán định giá bằng cách quan sát thái độ người mua. Thấy đồ đàn bà, để đàn ông hỏi giá với thái độ miễn cưỡng thì người ta không nói thách,” ông dặn dò.
UserPostedImage
Đàn trâu Việt Nam, một trong những loại đồ cũ dân “nghiện chợ trời” thích săn lùng. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Cô Lynn Nguyễn, ở Garden Grove, cũng có cách trả giá một cách “âm thầm” hơn.
Cũng ở chợ trời này, cô chuyên trả giá bằng “động tác giả.” Cô kể: “Lần đó tôi muốn mua cái giường chồng (bunk bed) hiệu Sedona, bằng gỗ, có nệm mới tinh. Tiệm ‘sale’ giá $550. Họ đòi $250, cộng tiền ‘delivery’ $50. Tôi hỏi, ‘chụp hình được không?’ rồi làm như gởi hình cho ai đó. Biết người bán đang quan sát tôi, tôi coi món khác. Mấy phút sau, tôi hỏi lại, ‘Ông mới nói $250?’ thì ông ấy trả lời,’Tôi bớt bà $60. Chắc giá $190.’ Tôi làm bộ coi lại tin nhắn, mỉm cười cám ơn rồi bỏ đi. Ông ấy bước theo tôi nói, ‘Ô kê, $170, giao tận nhà miễn phí.’”
Cô Jasmin Đường, ở Anaheim, cũng có cách trả giá riêng. “Đa số người da trắng không thích kiểu trả giá Việt Nam là chê đồ họ đắt. Nhưng nếu mình khôn khéo, họ sẽ tự giảm giá, sắc dân nào cũng vậy,” cô chia sẻ. “Tôi cứ khen đồ họ rẻ và tốt. Nhưng tôi phải thuyết phục ông xã ở nhà đã. Thường thì họ tự bớt xuống cho tôi.”
UserPostedImage
Trầu Ông khổng lồ và hình bầy ngựa Mỹ, một kỷ niệm chợ trời của ông Nguyễn Ngọc Sơn. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Ông Sonny Nguyễn, ở Santa Ana, cũng đồng ý rằng đa số gian hàng ở đây đều có thể trả giá, miễn đừng chê họ bán đắt. Ông cười: “Người mình ưa bắt đầu là, ‘Sao đắt vậy ông? Thôi bớt cho tôi đi.’ Mỹ trắng ‘dị ứng’ kiểu này lắm. Tôi thì, ‘Giá không tệ lắm, nhưng tiếc quá, tôi không đủ tiền.’ Họ sẽ hỏi, ‘Bao nhiêu thì đủ?'”
Ông cũng nhắc nhở là người bán ở đây lại tính thêm thuế tiêu thụ nữa. “Không biết họ có khai vào thuế lợi tức hay không nhưng tôi cứ đoán là không,” ông lắc đầu.
Thấy một số người không phải trả tiền thuế này, ông chia sẻ: “Tôi biết những người trẻ tuổi phụ bán hàng hay dọn hàng ở đây được miễn thuế. Còn mấy ông bà lớn tuổi hơn mà có hàng ở đây cũng được miễn thuế. Dĩ nhiên là nếu hàng ở xa xa, họ đâu biết ai là ai.”
Ông vẫn biết rằng có những bàn ghế nhìn mới tinh nhưng thật ra là đồ cũ được sửa và sơn phết lại, nhưng người mua vẫn có lợi. “Đồ y như mới mà giá chỉ hơi đắt hơn đồ cũ một chút thì mình cũng đâu có thiệt thòi gì,” ông cười. “Nhưng nên cẩn thận xem xét trước khi quyết định vì họ không nhận trả lại đâu.”
UserPostedImage
Bộ chuông Tây Tạng, săn lùng ở Golden West. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
“Đừng ham rẻ rồi mua rác về nhà”
Tuy nhiên, phần đông người gốc Việt ở Little Saigon thích đi chợ trời vì muốn lựa đồ cũ nên dân kỳ cựu chợ trời vẫn đồng ý rằng Golden West là chợ trời lý tưởng nhất, gần Little Saigon nhất. Trong suốt 30 năm qua, Golden West vẫn dẫn đầu, hơn hẳn các chợ khác.
Những mặt hàng thu hút nhiều khách gốc Việt nhất ở chợ trời này là “đồ sưu tầm” (collectables), hoa quả, vải vóc, và cây ăn trái, bởi vì các loại cây này do chính người gốc Việt bán, đều là cây trái “rặt” Việt Nam, từ mai vàng đến trứng cá.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, ở Santa Ana, khuyên: “Đi chợ trời thì nên đi sớm. Năm giờ là phải có mặt. Đây là lúc người ta đem những mặt hàng lớn như tủ, bàn ghế xuống. Nhưng, vào Tháng Mười trở đi, nên đem theo đèn pin. Đồ rẻ nhất là lúc sớm. Rất nhiều người gốc Việt ra sớm, mua đồ rẻ rồi bán lại tức thì.”
Với những người thích mua đồ lớn, ông chia sẻ: “Đi sớm còn có cái lợi nữa là được lựa chỗ đậu xe. Nên đậu phía ngoài cùng vì có thể mở cửa ra hết cỡ để còn nhét đồ vô xe chứ.”
Tới 8 giờ sáng, khi những gian hàng bán đồ linh tinh chưa dọn xong xuôi thì ông Sơn đã có đủ ba tiếng săn lùng khắp chợ rồi và bắt đầu về Bolsa ăn điểm tâm.
UserPostedImage
Cây trứng cá vừa có trái, cũng mua ở chợ trời. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)
Bà Kim Đào, ở Garden Grove, thì rất thích các loại hoa cũng như vải vóc tại đây.
Lời khuyên quý giá của bà là chỉ nên mua những gì mình cần. “Đừng ham rẻ rồi mua rác về nhà, chật chội rồi lại mất công đi vứt,” bà dặn. “Dù món đồ rẻ đến đâu mà mình không dùng thì cũng là đắt.”
Lời khuyên thứ nhì của bà là nên đi chợ trời cả hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, vì: “Rất ít người bán cả hai ngày, nên khi mình đi hai ngày thì, dĩ nhiên, có nhiều lựa chọn hơn nhiều.”
Điều thứ ba bà muốn chia sẻ là nên dứt khoát: “Thấy món gì mình thích thì trả giá rồi mua ngay, vì sẽ chẳng bao giờ mình gặp lại món đó, từ cây cối đến đồ cũ. Dùng dằng thì chắc chắn mình sẽ tiếc hoài.”
Cũng đi Golden West lựa cây ăn trái, bà Katie Nguyễn, ở Westminster, nói: “Tôi vừa mua hai cây ‘sa bô chê’ tuần rồi. Trồng xuống đất, nhìn hai cây đều khỏe mạnh. Vì là hàng hiếm nên giá hơi cao, hơn $600 một cây to bằng cổ tay người lớn, cao một mét. Mấy thứ này chỉ có ở Golden West thôi.”
Bà chỉ chọn mua của những người có cửa hiệu ở ngoài. “Thứ nhất, những người này phải bảo vệ uy tín của họ. Và thứ nhì, quan trọng hơn, là họ bán cây đàng hoàng chứ không phải cây mới đào đêm trước ở nhà người ta,” bà nói.
Ngẫm nghĩ, làm việc nhỏ đến đâu mà có được kinh nghiệm của “tiền nhân” thì cũng dễ dàng hơn.
Đằng-Giao/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.