logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/10/2018 lúc 09:47:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào thời Đức Thế Tôn trú ngụ tại thành Xá Vệ, có hai vị Bà La Môn, tên là Vasettha và Bharadvaja, muốn từ bỏ đạo Bà La Môn và xin gia nhập vào tăng đoàn của Đức Phật. Sau khi biết ý muốn xuất gia của hai vị Bà La Môn nầy, Đức Thế Tôn mới hỏi Vasettha:
" Này Vasettha, khi biết hai con muốn xuất gia tu hành trong giáo pháp của Đức Thế Tôn, người Bà La Môn có quở trách và phỉ báng con chăng?"
" Dạ thưa Đức Thế Tôn, các vị  Bà La Môn chê trách và phỉ báng hai con nặng nề và dữ dội lắm."
      
Sau đó Vasettha mới thuật lại những lời lẽ của các vị  Bà La Môn cho Đức Thế Tôn nghe. Họ cho rằng:
-  Chỉ có giai cấp Bà La Môn là giai cấp tối thượng và thuần túy, còn những giai cấp khác là hạ liệt.
- Chỉ có giai cấp Bà La Môn là da trắng, còn những giai cấp khác là da đen.
- Chỉ có giai cấp Bà La Môn mới là con chính tông của Phạm Thiên, sinh từ miệng Phạm Thiên, nên chính là con cháu thừa tự của Phạm Thiên. Còn những giai cấp khác sinh từ gót chân của Phạm Thiên, thuộc giai cấp hạ tiện và xấu xa.
    
Nghe như thế Đức Thế Tôn mới bác bỏ những lời chê bai của các vị Bà La Môn bằng thuyết giảng kinh Khởi Thế Nhân Bổn trong Trường Bộ kinh Nikaya 27, nói rõ về sự hình thành thế giới, từ lúc nguyên khai cho đến phân chia các giai cấp trong xã hội.
Trước tiên Đức Thế Tôn nói với Vasetta rằng cũng giống như tất cả nhân chúng trên thế gian, những người  Bà La Môn được sanh bằng người nữ Bà La Môn và được nuôi con lớn lên bằng nguồn sữa mẹ, chứ hoàn toàn không được sanh ra từ miệng Phạm Thiên. Kế đến trong 4 giai cấp Sát Đế Lỵ, Bà La Môn, Vệ Sá và Thủ Đà La của đạo Bà La Môn đều có những  người phạm tội thập thiện ác, như là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, nói lưỡi hai chiều, nói ác khẩu, nói lời đâm thọc, có tâm tham, tâm sân và tâm si, chứ chẳng phải giai cấp Bà La Môn là tối thượng và toàn hão. Sau khi bác bỏ lời đề cao giai cấp cao quí của đạo Bà La Môn, Đức Thế Tôn nói về sự hình thành thế giới qua các giai đoạn thành trụ hoại diệt trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn.  
 
    1- Cách đây đã rất lâu khi thế giới chuyển hoại, trên tầng trời thứ 6 Quang Âm Thiên trong cõi Sắc giới, có loại hữu tình được sanh bằng ý sanh, được nuôi sống bằng hỷ và tự chiếu hào quang đi lại trên hư không.
    2- Qua đến giai đoạn thế giới bắt đầu chuyển thành, các chúng sinh từ trời Quang Âm đã hưởng hết phước và thác sanh xuống quả địa cầu. Trong khoảng thời gian nầy, thế giới chưa có mặt trời, mặt trăng và ánh sao, nên chưa thể phân biệt ngày và đêm, năm và tháng. Chưa có thời tiết và cũng chưa có đàn ông và đàn bà. Hư không là một màu đen tối sẩm và âm u trống rỗng.
    3- Một thời gian rất lâu sau đó thế giới đang chuyển thành, đất tan ra trong nước, có màu trắng như nước cơm, bọt cháo và có mùi vị ngọt như mật ong tinh khiết. Đây là sự kiện lạ lùng đối với loài hữu tình Quang Âm Thiên, nên họ dùng ngón tay nếm thử mùi vị của đất. Lòng tham ái nổi lên khi loài hữu tình thưởng thức mùi vị ngon ngọt của đất, khiến họ dần dần tan mất ánh hào quang. Khi ánh sáng nơi họ biến mất thì mặt trời, mặt trăng, các chòm sao hiện ra. Do bởi sự xuất hiện của mặt trời, mặt trăng và các chòm sao đưa đến sự phân biệt ngày và đêm; tháng, năm và thời tiết.
    4- Trong một thời gian rất lâu các hữu tình lấy đất làm thức ăn, khiến thân thể họ trở thành cứng rắn và thô xấu. Điều nầy tạo ra sự phân biệt hình hài xấu và đẹp giữa các loài hữu tình. Các loài hữu tình có sắc đẹp khinh khi và chê bai các hữu tình xấu xí. Và do bởi lòng kiêu mạn về nhan sắc của loài hữu tình, vị ngọt của đất biến mất.
    5- Khi đó cỏ và cây leo xuất hiện thay thế vị đất không còn tồn tại và các loài hữu tình phải lấy đó làm thức ăn. Giống như giai đoạn trước, thức ăn cỏ và cây leo ngon ngọt như đường mía lau tạo ra hình hài xấu đẹp nơi các loài hữu tình, khiến họ sinh tâm phân biệt xấu và đẹp và do đó phát sinh lòng tự mãn và kiêu ngạo. Chính tâm kiêu mạn của loài hữu tình Quang Âm Thiên khiến cỏ và cây leo biến mất.
    6- Rồi lúa xuất hiện thay thế loài cỏ và dây leo. Các loài hữu tình trên trời Quang Âm lấy lúa làm thức ăn trong một thời gian rất dài. Loại lúa nầy không cần cầy cấy mà thành, buổi sáng họ dùng hết lúa, thì buổi chiều lúa tự động mọc ra, và ngược lại họ dùng lúa vào buổi chiều thì lúa mọc đầy ra vào buổi sáng. Các loài hữu tình nào ăn nhiều lúa thì hình hài trở nên cứng rắn và xấu xí, trái lại nếu ăn ít lúa thì hình hài mềm mại và xinh đẹp. Từ đó sinh ra thân hình nam và thân hình nữ. Từ đó thân nam nhìn thân nữ với tâm mê đắm và thân nữ nhìn thân nam với tâm giao động. Và từ đó tham dục nổi lên từ thân nam và nữ. Rồi chẳng bao lâu sau họ hành dâm với nhau. Sự hành dâm giữa nam và nữ lúc ấy được xem là ô uế, bẩn thỉu và phi pháp, nên bị trừng trị bởi các chúng sanh khác bằng cách bị ném phân, tro và bùn vào mặt. (Ngày nay hình phạt nầy vẫn còn tồn tại đối với tội ngoại tình ở các bộ lạc sơ khai và một số quốc gia Hồi giáo). Để tránh bị trừng phạt các chúng sanh tham ái bắt đầu dựng chòi, lều, mái tranh, nhà đất hầu che dấu hành vi hành dâm với nhau.
    7- Rồi có một số chúng sanh lười biếng, không muốn đi lấy lúa ăn mỗi ngày, bằng cách họ thu gom lúa và cất trữ để dành cho những bửa ăn dài hạn. Hành động biếng nhác và tham lam nầy lây lan sang những chúng sanh khác, ai ai cũng muốn lấy lúa thật nhiều để tích trữ, khiến lúa mọc ra không đủ cung ứng cho tất cả. Các chúng sanh khác không có lúa để ăn, đành phải đi ăn trộm lúa mà sinh tồn và do đó sinh ra sự xích mích và tranh cãi giữa các chúng sanh tích trữ lúa và chúng sanh không có lúa để ăn.
    8- Vì thế tất cả chúng sanh hội họp nhau lại, đồng ý đắp đê, phân chia ruộng lúa cho mỗi cá nhân. Nhưng do bản tính biếng nhác và thụ động, vẫn còn những kẻ đi trộm cắp lúa của những người khác. Thế là hình phạt đánh đập, chửi mắng kẻ trộm cắp phát xuất từ đây.
    9- Để thi hành các hình phạt chửi mắng và đánh đập những kẻ phạm pháp, tất cả đề cử một người trông coi ruộng vườn không để lúa bị trộm cắp, gọi là "Vị Chủ của Ruộng Vườn", hay "Khattiya", mà sau nầy là giai cấp Sát Đế Lỵ, tức là giai cấp vua quan nắm giữ quyền hành cai trị dân chúng.
    10- Có một số hữu tình cảm thấy chán ngán việc tranh chấp ruộng lúa, giành giật miếng ăn, muốn xa lánh việc tranh cãi, nên đi vào trong các khu rừng vắng vẻ, xây chòi lá sống yên ổn một mình và tu tập thiền định. Nhưng cũng có một số chúng sanh không thể tu tập thiền định, họ đi vào rừng nhặt lá về làm sách và viết kinh sách. Đó là giai cấp Bà La Môn, hay "Brahmana", gồm những vị giáo sĩ có uy quyền về mặt tinh thần, phụ trách về giáo lý và nghi lễ.
    11- Nhưng phần đông số hữu tình ham thích thụ hưỡng dục tình, họ tụ tập xây nhà, phố xá và giao dịch buôn bán với nhau. Đó là giai cấp Vệ Sá, hay "Vessa", tức là những thương gia đảm đương về mặt kinh tế và thương mại trong nước.
    12- Còn có một số ít hữu tình thích nghề săn bắn và làm những công việc lặt vặt và nhỏ mọn. Đó là giai cấp Thủ Đà La, hay "Sudda", tức là giai cấp công nhân, thợ thuyền trong xã hội.
 
Qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn trong Trường Bộ Kinh và sau nầy là kinh Tiểu Duyên trong Trường A Hàm, chúng ta thấy rằng Đức Thế Tôn đã trình bày thế giới được hình thành qua một thời gian rất dài, đến hàng trăm triệu năm. Ngài đã cho chúng ta thấy không có một vị thần linh nào hay một đấng cứu thế nào xuất hiện để tạo ra hình hài con người như các tôn giáo khác, hay như đạo Bà La Môn cho rằng con người được sinh ra từ miệng Phạm Thiên. Từ là một loài hữu tình đi lại trên hư không âm u bằng ánh hào quang, ăn các loại thực phẩm cây cỏ, đất, lúa để dần dần mất đi hào quang mà biến hóa thành hình hài có tư tưởng và tâm thức, khác nào con người trong thế giới vật chất do nhân duyên của tứ đại tạo thành.
 
Tóm lại qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn, Đức Thế Tôn muốn xóa bỏ định kiến về giai cấp mà đạo Bà La Môn đề cao giai cấp  Bà La Môn là thượng đẳng. Người thợ cắt tóc Ưu Ba Ly thuộc giai cấp Thủ Đà La, là giai cấp thấp kém và hèn mọn nhất trong xứ Ấn, sau trở thành một trong 10 đại đệ tử của Phật, đến nổi vua Ba Tư Nặc phải quỳ gối đảnh lễ khi gặp tôn giả Ưu Ba Ly, chứng tỏ đối với Đức Thế Tôn tất cả chúng sanh đều bình đẳng và có phật tánh như nhau.
 

Ngày 14-10-2018
Phan Minh Hành
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.