logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/07/2013 lúc 10:47:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Từ hồi đi Cali về, tôi bỗng thay đổi lập trường, vì ở Cali - nếu nhái theo lời Việt Cộng – thì hễ cứ ra đường là gặp triệu phú. Tôi đâu có nói láo. Cụ có một ngăn nhà để ở, là cụ bắt buộc phải là triệu phú, hay ít nhất thì cũng là nửa triệu phú. Những ngôi nhà mà bên tôi, - xin lỗi - cụ bán vài chục ngàn cũng chẳng ai mua.Thế mà ở bên cụ, tiền triệu cả đấy. Không tin cụ cứ hỏi bất cứ một chủ nhà nào, thể nào cụ cũng được nghe một cái giá mà Việt Cộng nó gọi là “khủng.” Bên tôi – xin lỗi cụ - căn nhà ấy chỉ được phép gọi là ugly house. Chả thế mà bên tôi, có cả một cái công ty địa ốc có tên là We Buy Ugly Houses. Giá loại nhà này rẻ còn hơn bèo. Thế mà bên cụ nhà xấu đến đâu cũng bạc triệu cả.
Từ xưa tới nay – các cụ dư biết – là tôi chuyên môn ra cái điều gần trời xa đất, tu hành có lọng, cho nên không màng tới cái chuyện xu hào rủng rỉnh. Tôi cứ nghĩ rằng, những tâm hồn cao thượng (?), nhưng người sống bằng nội tâm, lo chuyện phần hồn, không bao giờ nên lý đến tiền. Hai nữa tôi lại còn hay chữ lỏng, lâu lâu lại đan cử Thánh Kinh, lập lại lời Chúa như một con vẹt thuộc bài: ai đi theo ta thì về bán hết của cải rồi đi theo ta. Tôi lấy làm thú vị cái câu này lắm, hỉ hả, lòng tự nhủ lòng: tôi đi theo Chúa ngay khi Chúa bảo tôi đi theo, mà chẳng cần phải về nhà làm gì, vì tôi có gì để bán đâu. Và tôi yên trí lớn, hành trang tôi nhẹ hều về vật chất, nhưng lại nặng ký về tâm linh.
Thế rồi bao lâu nay, tôi “nghiên kíu” sách vở, từ sách Ta cho tới sách Tây, sách Mỹ, ông thày, bà giáo, tâm linh nào cũng dạy rằng hạnh phúc và tiền bạc là hai thực thể kỵ nhau như nước với lửa. Chẳng thể đo hạnh phúc bằng tiền bạc. Và tôi cũng lại lấy làm đắc chí, khi không có cái này, tất có cái kia. Tiền bạc không nhiều, chắc chắn hạnh phúc phải bự tổ chảng. Và rất lấy làm hạnh phúc mỗi khi sờ đến cái túi rỗng tuyếch của mình. Và lấy làm một sự an ủi. Coi thường coi khinh những người lắm bạc nhiều tiền là những người đau khổ cầm canh.
Nếu tôi chỉ học hỏi tới đây thì tôi sẽ là người hạnh phúc lắm lắm. Nhưng mà khốn thay, cái nghề của tôi bắt buộc tôi phải học hỏi hàng ngày, hết bài này sang bài khác, hết trường phái này lại đến trường phái kia. Vì không học, mỗi khi chép hết ý của người này, phải đi kiếm ngay người khác để “nghiên kíu.” Thành ra tôi đâm ra bị tàu hoả nhập ma lúc nào cũng không hay. Cứ tưởng rằng tiền và hạnh phúc là hai kẻ thù không đội trời chung. Muốn hạnh phúc thì đừng có lo kiếm tiền. Mà muốn kiếm tiền thì phải quên hạnh phúc đi. Từ bao năm nay, tôi học sai bí kíp mà không biết, cho nên bị tàu hoả nhập ma là đáng đời rồi. Tôi bèn phải đi tầm sư học đạo lại. Lần này phải tìm cho đúng thầy, không có là chết mất xác như chơi, còn mất luôn cả linh hồn nữa ấy chứ! Và may thay, tôi đã tìm ra ông thày này.
Một ông tiến sĩ tâm lý học, nổi tiếng gầm trời Âu Mỹ viết rất nhiều sách best sellers. Ông John Gray chứ ai. Ông ấy tâm sự rằng, sau khi tốt nghiệp, ông lên đường hành hiệp với mớ kiến thức rỏm giống như cái đạo khinh tiền của tôi. Ông có một sự tin tưởng như đanh đóng cột là tiền bạc không mang lại hạnh phúc. Ông đã bỏ ra bảy năm trời sống như một nhà tu khổ hạnh, nhà không có, áo nhất manh, nhị sơ, túi rỗng tiền. Có một thời ông sống chung với những người homeless, nhiều lúc chẳng có miếng bánh mì mà ăn. Bỗng một hôm, ông cảm nghiệm ra rằng, mặc dầu lúc nào ông cũng cảm thấy bình an, thoải mái, hạnh phúc, khi chung sống với những người nghèo khổ, nhưng nếu ông có tiền, nhiều tiền, có lẽ ông sẽ đem lại hạnh phúc cho những kẻ không nhà này hơn? Trong lòng an nhiên tự tại, nhưng đói bụng cũng làm cho sự an nhiên giảm đi rất nhiều. Vậy thì tội gì không kiếm nhiều tiền, chia sẻ tiền bạc, hay ít nhất những tiện nghi tối thiểu của đời sống cho những người không có, có lẽ sự khoan khoái sẽ còn tăng lên gấp bội?
Và từ đó, ông thay đổi cuộc sống, ông bắt đầu đi tìm tiền. Ông kiếm được rất nhiều tiền. Càng nhiều tiền ông càng cảm thấy đời sống đáng sống hơn. Và ông đi tới kết luận, tiền bạc và hạnh phúc không phải là hai khắc tinh của nhau. Mà trái lại nó còn bổ túc cho nhau. Nhưng ông cũng nhìn nhận, tiền bạc không mua được hạnh phúc nhưng tiền bạc không làm hại hạnh phúc, mà trái lại, nó còn tăng cường cho hạnh phúc nữa.
Ông giải thích, hạnh phúc là một tình trạng nội tại, và phải có trước. Một khi ta đã có hạnh phúc, ta cảm thấy tự mình mãn nguyện với chính mình, lúc đó ta hãy nên đi tìm tiền bạc. Còn nếu như ta đang khổ, đang đau buồn, tâm hồn bất an, bất mãn với cuộc đời, ta đừng nghĩ rằng, lúc này, nếu có tiền bạc, ta sẽ tìm được hạnh phúc. Hay là ta sẽ dùng tiền bạc để mưu cầu hạnh phúc. Lúc đó tiền bạc không giúp gì được ta cả. Theo ông, tiền bạc không đóng vai chính trong cuộc sống của con người, nhưng nó là một yếu tố không thể thiếu, nếu chúng ta muốn có một đời sống hạnh phúc.
Việc đầu tiên là chúng ta phải tạo cho mình một hạnh phúc nội tâm, tìm cho mình một nếp sống tâm linh xứng đáng, rồi sau đó chẳng ai cấm chúng ta đi tìm tiền cả. Ta tìm niềm tin, ta có điểm tựa ở một Đấng Toàn Năng, mà ta gọi là ông Trời, là Thượng Đế, là Thiên Chúa là Phật Tổ. Khi ta gặp khó khăn về tinh thần, ta kêu Trời, kêu Phật. Trời Phật giúp ta, giải thoát ta khỏi những đau khổ về tinh thần được thì khi ta thiếu thốn về vật chất, ai cấm ta kêu Trời để xin tiền?
Ông đã kêu Trời để xin tiền. Chúa đã gửi tới cho ông rất là nhiều tiền. Trước kia ông sướng một, bây giờ ông sướng mười vì ông có đầy đủ khả năng làm nhưng điều ông muốn. Ông có dư giả tiền bạc để giúp đỡ mọi người, để mang lại một cuộc sống huy hoàng cho vợ con ông. Có gì sai trái? Có gì trái với lẽ đạo? Giáo điều? Đồng tiền không làm hại ai bao giờ cả. Đồng tiền là một tên nô lệ tốt mà. Chỉ cốt làm sao đừng để nó làm chủ mình là được rồi.
Chết tôi chưa? Thế mới biết chỉ khi nắp quan tài đậy xuống mới hết cần học hỏi. Thế là khổ thân tôi rồi. Ở tuổi này mà lại vô tài bất tướng như tôi, làm gì để kiếm ra nhiều tiền đây? Tôi đã dư hạnh phúc bằng khí trời và nước lã, bây giờ mà tôi có nhiều tiền nữa là tôi sướng bằng tiên. Ít nhất tôi cũng có thể dọn nhà sang Cali để được ở gần cụ. Tôi sẽ có thể tậu nhà bạc triệu như chơi. Nhưng vấn đề là làm gì ra tiền? Thôi thì tôi đành theo lời chỉ bảo của mấy ông đạo tiền, ngày nào cũng ngước mắt lên Trời mà la to rằng: Chúa ơi! Cho con tiền đi! Cho nhiều nhiều vào nhé! Nếu tiêu không hết thì chỗ còn dư để tặng anh em. Chẳng cũng tốt lắm sao?
Chúa mà cho thì sẽ sang Cali làm bạn hàng xóm với bà con. Nếu Chúa không cho cũng chả sao, thì lại ở lại Houston vậy. Càng nhàn tấm thân!

Bà Ba Phải (Viendongdaily)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.