logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/10/2018 lúc 09:52:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gia đình văn minh, hiện đại chỉ có một hoặc hai con. Dù toàn nếp hay toàn tẻ, toàn gà hay toàn vịt, chỉ hai là đủ. Đó là câu khẩu hiệu vẫn được nêu ra trong nhiều năm. Thế nhưng giống như TQ, do chính sách này được triệt để thi hành khá lâu nên dân số VN trở nên già đi, và cũng bắt chước TQ bây giờ đã nới lỏng việc giới hạn sinh đẻ, cho phép mỗi gia đình có hai con thay vì một như trước, VN đang khuyến khích sinh thêm con.
Lúc trước, công chức con đông sẽ bị kiểm điểm, cắt bỏ các phần thưởng trong tiêu chuẩn thi đua, khó thăng tiến trong sự nghiệp… nên người ta nghĩ ra nhiều cách đối phó. Thậm chí một đứa bé mới sinh ra sẽ được khai sinh làm con người khác trong nhiều năm để tránh né. Mặc dù hiện nay không còn bị cấm đoán bởi nhiều biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như thế nữa, nhưng do đã quen với việc ít con trong thời gian dài, người VN không còn muốn con đàn con lũ như xưa. Thỉnh thoảng có gia đình nào con cái đông đúc, lại được đưa lên báo như trường hợp hiếm hoi, lạ lùng.
Ngay cả nông thôn là nơi các gia đình luôn đông đúc vì cần nhân lực cho công việc đồng áng, nay con cái cũng ít ỏi. Thành phố càng ít con hơn nữa do mức sống cao. Người ta nhận biết nuôi một đứa con vô cùng tốn kém. Sữa, thức ăn, quần áo, học phí… Bao nhiêu tình cảm, tiền bạc đều được chọn tốt nhất trong khả năng có thể, để dồn hết vào một hoặc hai đứa con, các cặp vợ chồng căng thẳng và ngại ngần chẳng muốn sinh nhiều vì e lo không nổi.
Trước đây, ở các thiệp cưới, phần ghi vị trí của cô dâu, chú rể trong gia đình chỉ có mấy từ: trưởng nam, trưởng nữ, thứ nam, thứ nữ. Nhưng giờ thì những nhà con một hoặc hai con gồm một trai hay một gái, không thể chỉ ghi đơn giản như thế mà phải nhấn mạnh đến cục cưng của mình bằng chữ: quý nam hoặc quý nữ cho thấy nhân vật này quý giá thế nào.
Vì được bảo bọc nâng niu từ bé như vậy, lắm khi không chỉ cha mẹ mà cả gia đình, họ hàng nhất mực chiều chuộng nếu là đích tôn, trưởng hô. Thành thử các vị thái tử, hoàng thái tử này không cách nào lớn nổi.
Một nữ diễn viên nổi tiếng trong Vbiz kết hôn với thiếu gia. Tưởng chuột sa chĩnh gạo, ai ngờ chỉ sau hai năm chung sống, con trai mới được bảy tháng, cô đã đâm đơn ly dị với lý do chồng là con một, mãi mãi là cậu bé trong vòng tay chở che của cha mẹ, không bao giờ thoát xác nổi thành một người đàn ông đúng nghĩa trụ cột gia đình. Cô quyết định chia tay và nuôi dạy con trai tránh vết xe đổ này
Một chị bảo mẫu trường mầm non có cậu con trai duy nhất đang học lớp 10. Cậu bé đang tuổi dậy thì, nhổ giò cao gần 1m7. Cậu có cô bồ học cùng lớp, cưng bồ ghê lắm, ở trường chuyên xúc kem, xúc bột chiên cho bạn gái. Về tới nhà thì lại lười ăn. Đến bữa ngồi vào bàn ăn, cậu ngồi dán mắt vào màn hình máy tính bảng, bà mẹ xót con ngồi bên cạnh xúc từng muỗng cơm…
Nhiều cô gái nhìn thấy cảnh anh thanh niên lớn ngồng rồi mà vẫn được gia đình cưng như trứng mỏng mà phát sợ. Các cô muốn lấy chồng rồi cùng chồng nuôi con chứ đâu muốn chồng chỉ là cậu bé lớn xác. Nhiều cặp ở giai đoạn yêu tìm hiểu, cô được cậu ga lăng săn đó thật hãnh diện với bạn bè nhưng khi lấy nhau rồi mới biết do quá được cưng chiều, chẳng bao giờ phải động móng tay nên anh không biết làm gì cả. Anh chưa bao giờ cầm búa đóng một cái đinh, thay cái bóng đèn hư, không bao giờ mó đến việc nhà dù là những việc nhẹ nhàng đơn giản. Với sức học trung bình, anh xin một chân nhân viên quèn và hoàn toàn không có chí tiến thủ vì quá lười nhác. Cô vợ trẻ chán ngán nhưng không thể bỏ nhau được, bèn phản ứng, bày tỏ quyền nam nữ bình đẳng bằng cách anh không làm thì tôi cũng chẳng tội gì nhúc nhích ngón tay. Kết quả mọi việc to, nhỏ, trong, ngoài gia đình đều do bà mẹ già lọm khọm hứng lấy.
Với gia đình một con thì ông bà nội ngoại hai bên cộng với cha mẹ, tổng cộng sáu người lớn mà chỉ có một đứa trẻ để chăm sóc, khó mà kềm chế lòng yêu thương để giáo dục đứa bé cứng cỏi hơn. Đó là không kể còn cô dì chú bác thêm vào, khiến đứa bé khó mà thoát khỏi chiếc lồng son.
Mới đây ở Hà Nội, một cậu bé hai tuổi rưỡi khóc, người cha đang bận việc nên không dỗ, cậu bé khóc hờn khoảng năm, bảy phút thì chuyển sang tím tái. Gia đình vội vàng đưa vào bệnh viện cấp cứu may mà kịp thời. Tìm nguyên nhân té ra cậu bé là con trai út nên được cưng nựng vỗ về, quen với việc bị người này mắng, được người khác dỗ dành tưng tiu ngay. Thành thử khi chưa ai kịp dỗ đã khóc xúc động đến ngất lịm. Trường hợp khác, một cô gái hai mươi bốn tuổi ở Hà Nội khoe sống như nàng công chúa khi mỗi ngày đều được mẹ vắt nước cam cho uống, thậm chí nhãn cũng được mẹ bóc vỏ, ăn na mẹ cũng tách hột sẵn sàng. Những trường hợp này nhiều tới mức trở thành thông thường, không ai thấy lạ.
Những bậc cha mẹ hầu hạ con cái như nô lệ trung thành, hy vọng đứa con biếng nhác vì cần tới sự phục dịch vô điều kiện đó mà không rời đi xa. Bà mẹ thỏa mãn niềm hạnh phúc ích kỷ khi bằng mọi cách giữ được đứa con gắn bó với mình, không màng tới sự độc lập mà một người trưởng thành phải có.
Một trong những lý do các bậc cha mẹ tôn sùng và giữ chặt đứa con quý báu vì sợ hãi cảnh bơ vơ ở tuổi già. VN chưa thành lập các viện dưỡng lão phù hợp. Nhà nước không mở viện dưỡng lão miễn phí nào ngoài một, hai nhà dưỡng lão dành cho người vô gia cư bị “hốt’ trong những đợt… làm sạch đường. Một số cơ sở tôn giáo cũng có viện dưỡng lão cho người già nghèo và không nơi nương tựa. Còn các nhà dưỡng lão tư nhân thì giá quá cao so với lợi tức của một người dân bình thường. Vì thế cha mẹ và con cái bấu víu nhau nhiều khi là sự chịu đựng chán nản khi hai thế hệ cách xa nhau và ảnh hưởng nếp sống Tây phương khiến thanh niên ngày càng muốn thoát khỏi cai bóng của cha mẹ.
Ở thôn quê, nơi không có viện dưỡng lão, viễn cảnh già yếu buộc phải nương nhờ con cái, để nối dõi tông đường khiến nhiều người phải cố sống cố chết sinh con. Ông Đỗ Đức Địu ở Quảng Bình ráng sinh con, sinh mười lăm lần thì chôn hết mười hai đứa.
Có rất nhiều lý do để ráng sinh hoài. Nếu bà vợ không sinh được cậu quý tử, chồng rất dễ bỏ đi với người khác để kiếm mụn con trai, vấn đề phụ quyến tưởng cũ mà vẫn tồn tại đến giờ và phổ biến mạnh mẽ ở miền Bắc. Quan điểm Khổng giáo về phụ nữ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử xem chừng vẫn nhất định không mất giữa thời buổi hiện đại này. Từng xảy ra vụ trộm trẻ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản, chỉ vì một phụ nữ bị gia đình chồng áp lực phải sinh đích tôn mới được thừa nhận là dâu, đã dẫn đến đường cùng, quẫn trí đi bắt cóc con người khác.
Thật ra đàn ông cũng lắm nỗi khổ tâm, họ chẳng muốn rẫy vợ đâu nhưng nhiều trọng trách trên vai không gánh nổi: Sợ không có người nối dõi, về già không nơi nương tựa, không có người thờ tự cúng bái, sợ phải ngồi mâm dưới…
Vì sợ không người nối dõi thờ tự không những hương tàn khói lạnh cho bản thân mà còn cho dòng tộc nếu người cha ở vị trí trưởng họ. Cho nên rất nhiều gia đình sinh con gái một bề, bảy cô, tám cô con gái xinh xắn hiếu thảo, vẫn khát khao con trai để giữ chức vụ quan trọng là thủ từ giỗ chạp. Vợ bé, vợ lẽ, ngoại tình… xảy ra đều đều chính là để giải quyết vấn nạn ấy, sao cho cuối cùng tói ra được thằng con trai.
Ở nhiều vùng quê miền Bắc còn có tình trạng chỉ những người đàn ông có con trai mới được ngồi chiếu trên. Tư tưởng một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp khiến nhiều nhiều người hết sức ấm ức. Những tên nam giới kém tuổi hơn, vai vế, đời sống thấp hơn lại được ngồi chiếu trên cùng với những lời chế diễu, đường đường một đấng bị đẩy xuống ngồi chung với tép riu chịu sao nổi!
Quan điểm “trọng nam khinh nữ” khiến TQ khan hiếm cô dâu, VN nằm sát bên nên bị ảnh hưởng trầm trọng. Các bản làng biên giới khốn khổ vì nạn bắt cóc bé trai và buôn bán phụ nữ tới giờ vẫn chưa bớt nhức nhối. Trai thiếu gái thừa tới mức đàn ông nông thôn TQ phải đi mua cô dâu VN. Không biết có lúc nào đàn ông VN phải sang Lào, Kampuchia tìm vợ hay không.
Vì thế một cậu bé ra đời thật đúng là quý tử. Ở Hà Nội, đang chơi đùa cùng nhau, một cháu vô tình ném bóng trúng một cháu khác, chẳng ngờ lại là một quý tử thứ thiệt, người cha xót con hành hung cậu bé ném bóng đến nứt xương bả vai.
Cuộc sống bây giờ ẩn chứa nhiều bất trắc. Nào bệnh tật, tai nạn giao thông sông nước… diễn ra hàng ngày nên một con trai vẫn chưa yên tâm. Bất chấp nguy cơ mang bầu lớn tuổi, nhiều phụ nữ miền Bắc xấp xỉ tuổi năm mươi vẫn gắng thêm thằng cu nữa cho chắc ăn. Bởi vậy mới có cảnh mẹ già con cọc là vậy. Nhiều người siêu âm nếu thấy là trai mới dưỡng để sinh, nếu là gái thì phá thai tránh chuyện sinh con gái cả dọc nuôi mệt lắm. Thành thử nhà nước ra lệnh cấm siêu âm xem trước giới tính. Nhưng như vậy lại chỉ lợi cho các phòng siêu âm chui thôi.
Quý tử xuất thân đại gia đi học có tài xế xe nhà đưa đón. Quý tử con nhà thường dân được cha mẹ cần mẫn ngày ngày đưa đi đón về nhiều bận từ năm mẫu giáo cho tới hết bậc trung học, thậm chí đại học. Rồi ra trường quý tử ỳ ra cho cha mẹ đôn đáo chạy kiếm việc làm. Không làm thì cứ phất pha phất phơ chơi cho cha mẹ nuôi.
May phước là những nhà có quý tử chịu học, chịu làm, chỉ có việc học là học, còn ngoài ra cha mẹ lo tất. Còn những quý tử vừa chơi, vừa học hay chơi là chính mới khổ. Các cô câu tổ chức tiệc sinh nhật bằng bữa tiệc ma túy trong phòng karaoke hay tại một biệt thự nào đó, cha mẹ bật ngửa cứu con không kịp, hay cờ bạc ăn chơi…Những quý tử kiểu này không ít, tới lúc nhìn con cưng ra tù vào khám, thân tàn ma dại, cha mẹ chỉ biết đấm ngực tự trách thì muộn rồi.
Saigon cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.