logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/07/2012 lúc 10:48:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không dễ gì mà giữa thời hiện đại ngày nay có thể gặp được những tộc người còn ở giai đoạn phát triển bán khai. Nhưng các nhà khoa học Nga đã có may mắn tiếp xúc với những dân tộc ít người như thế ở Việt Nam.
Mỗi năm, chuyên viên nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm khoa học Nga) bà Irina Samarina đều tiến hành các chuyến đi Việt Nam, nơi bà phụ trách một đoàn điền dã mô tả ngôn ngữ của các dân tộc ít người thuộc những nhóm và ngữ hệ khác nhau. Kết quả của các chuyến thám hiểm khoa học là công trình nghiên cứu nghiêm túc và từ điển ngôn ngữ hiếm.

Mới cách đây chưa lâu, bà Irina Samarina vừa trở về Matxcơva từ một chuyến điền dã như vậy. Lần này, các nhà khoa học từ Viện Ngôn ngữ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) và các đồng nghiệp Việt Nam ở Viện Ngữ học và Từ điển học đã đi vào chiều sâu thời gian lịch sử. Đối tượng nghiên cứu của họ là ngôn ngữ của người Mã Liềng, một trong những ngôn ngữ lâu đời thuộc nhóm tiếng Việt cổ, gốc của cả ngôn ngữ Việt Nam hiện đại. Nhưng nếu trong tiếng Việt hiện nay có 6 thanh, thì trong ngôn ngữ Mã Liềng vẫn còn ở nguyên như thời mới hình thành, như tiếng Việt trong giai đoạn sơ khai. Còn bản thân nhóm cư dân thuộc dân tộc ít người sống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ven biên giới với Lào hiện vẫn trong giai đoạn đầu phát triển nguyên thủy, - bà Irina Samarin cho biết.

“Cho đến năm 1990, khi người Việt phát hiện thấy, nhóm dân tộc này vẫn ẩn náu trong các hang động và sống bằng phương thức săn thú hái lượm thô sơ. Người Việt đã xây dựng nhà cửa cho đồng bào Mã Liềng trong một thung lũng màu mỡ, nơi những người Mã Liềng chuyển đến định cư chỉ 10 năm trước đây. Trong tỉnh Hà Tĩnh có 133 người dân Mã Liềng, tất cả đều sống cùng trong một làng. Bộ đội biên phòng Việt Nam dạy người Mã Liềng biết cách canh tác đất đai, tuân thủ các quy tắc vệ sinh, và giành trợ giúp y tế cho số đồng bào này. Các chiến sĩ biên phòng cũng cố gắng dạy người Mã Liềng chăn nuôi gia súc gia cầm, như việc làm thông thường của toàn thể cư dân nông nghiệp Việt Nam, thế nhưng không đạt kết quả gì với việc chăn nuôi và sử dụng trâu bò. Các thành viên dân tộc ít người này sống hoàn toàn nhờ vào chu cấp của Nhà nước và không biết đồng tiền là cái gì. Họ không có khái niệm về thời gian, không ai biết lứa tuổi của mình là bao nhiêu”.

Tuy nhiên, mức độ phát triển thấp về mặt xã hội không ngăn cản các đại diện của dân tộc Mã Liềng đạt tới trình độ cao về trí tuệ nhân học, - chuyên viên Irina Samarina nhận định.

“Đó là những con người rất hòa đồng, sáng dạ, làm việc với họ rất dễ dàng và thoải mái. Thông dịch viên của chúng tôi là một cô gái người Mã Liềng đã học xong chương trình lớp 9 phổ thông trung học. Đây là hiện tượng khá hiếm đối với các dân tộc ít người của Việt Nam”.

Kết quả của chuyến điền dã mới tại tỉnh Hà Tĩnh sẽ là cuốn sách về ngôn ngữ dân tộc Mã Liềng. Sách sẽ bao gồm các ghi chép dân tộc-xã hội học, mô tả ngữ âm và ngữ pháp, từ điển gồm 4.000 từ và những đoạn văn ghi trong nhật ký điền dã. Cuốn sách như vậy cần ấn hành trong năm 2013.

Còn bà Irina Samarina hiện đang chuẩn bị cho một cuộc điền dã lớn tại Việt Nam. Đoàn nghiên cứu sẽ khai thác tư liệu của một nhóm người Mã Liềng khác ở tỉnh Quảng Bình, cùng như tìm hiểu về những nhánh dân tộc Việt khác như người Rục, Arem, Mày, và Lạt.

Đang tồn tại nguy cơ rất hiện thực là chỉ sau một vài năm nữa, tất cả các ngôn ngữ ít người này có thể biến mất, - nhà ngôn ngữ học Nga ưu tư nói. Ở Việt Nam đang diễn ra quá trình khai thác phát triển những vùng lãnh thổ và người dân bản địa di chuyển đến nơi khác, còn các dân tộc ít người sẽ đồng hóa với những dân tộc đông hơn. Kịp thời tiến hành mô tả chân dung khoa học của những ngôn ngữ trên bờ vực tiêu vong, chúng ta sẽ bảo tồn được những dấu tích chứng cớ lịch sử và khoa học quan trọng đầy tính nhân văn.
Source: Tiếng nói nước Nga
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.035 giây.