logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/11/2018 lúc 11:28:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bào thai nằm trong bụng mẹ nhưng không phải là con của mẹ
Bà Nguyễn Thị Nga, giám đốc Trung tâm phân tích DNA và Công nghệ di truyền (Hà Nội) cho biết, có nhiều trường hợp khiến các chuyên gia xét nghiệm cũng phải ngạc nhiên.
Trường hợp thứ nhất, chị Nguyễn Thị Hòa và chồng (người Đài Loan) được đại sứ quán Đài Loan tại Hà Nội (nay sợ Trung Cộng không bằng lòng nên gọi là “Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội”) giới thiệu tới trung tâm của bà Nga làm xét nghiệm DNA trước khi cấp visa cho chị Hoà sang định cư ở Đài Loan thuộc diện vợ theo chồng. Chị Hòa đang mang thai 4 tháng, nếu sang Đài Loan đứa trẻ sau khi sinh ra sẽ trở thành người Đài Loan nên phải xét nghiệm xem cái bào thai có cùng huyết thống với người chồng Đài Loan của chị Hoà hay không. Chị Hoà được các chuyên viên chọc lấy nước ối để xét nghiệm. Kết quả khiến cả nhóm thực hiện choáng váng: Thai nhi là con của bố (người Đài Loan) nhưng không phải con của mẹ (tức không cùng DNA với chị Hoà mặc dầu nó đang nằm trong bụng chị Hoà).
Chưa từng gặp trường hợp lạ lùng như vậy bao giờ, nhân viên xét nghiệm sợ mình có gì lầm lẫn khi lấy mẫu chăng? Tuy nhiên, bà Nga cho rằng với quy trình chặt chẽ khi lấy mẫu và xét nghiệm của trung tâm bà vẫn làm thì không thể có sự lầm lẫn được. Vì vậy bà gọi điện thoại ngay cho chị Hoà và hỏi đón đầu: “Cháu đã làm thụ tinh nhân tạo cái bào thai ở đâu vậy?”.
Bị hỏi bất ngờ, chị Hòa trả lời rằng chị xin làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Trung ương Hà Nội và hỏi lại sao bác biết cháu làm thụ tinh nhân tạo? Bà Nga nói bác biết, vì theo kết quả xét nghiệm, cái thai là con của chồng cháu nhưng không phải con của cháu. Chị Hoà sững người.
Sau khi được được bà Nga giải thích kỹ, chị Hòa mới trấn tĩnh lại và kể rằng trước đây chị đã có một đời chồng và bị đổ vỡ khi chưa tới 30 tuổi. Sau đó, chị xin đi hợp tác lao động, sang Đài Loan làm người giúp việc nhà. Ở bên Đài Loan, ít lâu sau chị quen biết với người chồng hiện tại. Hai người kết hôn với nhau rồi đưa nhau về Việt Nam gây dựng một cơ sở kinh doanh nho nhỏ. Tưởng hạnh phúc đã đến với mình, nhưng suốt mấy năm trời chị vẫn chưa có con trong khi tuổi mỗi ngày một lớn. Mấy tháng trước, chị đi khám bệnh cho rõ sự tình. Bác sĩ cho biết chị bị một bệnh cũng nhiều người mắc gọi là bệnh trứng lép – có trứng nhưng trứng không thụ tinh được do cứ ở trạng thái non, không trưởng thành. Tuổi lại gần 40, chị Hòa bèn nói với người quen để xin trứng rồi bệnh viện chọc lấy trứng đó, cho thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người chồng Đài Loan của chị rồi bệnh viện cấy phôi đó vào tử cung của chị.
Ít lâu sau, vợ chồng chị rất mừng rỡ khi bệnh viện khám lại và cho biết cái phôi đã đậu, trở thành bào thai trong dạ con của chị. Vợ chồng chị bèn bàn nhau trở về Đài Loan vì ở bên ấy chồng chị có nhà cửa, gia đình, họ hàng, có thể sinh sống được. Chị Hoà vốn là con nhà nghèo, ít học, nên đinh ninh rằng cái thai nằm trong bụng mình, do cơ thể mình nuôi dưỡng thì khi xét nghiệm chắc chắn nó phải là con của mình. Không ngờ kết quả lại như vậy. Nhưng không sao, cái thai cùng huyết thống với bố là người Đài Loan là được rồi chứ bên Đài Loan họ không bắt buộc phải cùng huyết thống với mẹ vì mẹ là người Việt Nam.
Bà Nga cho biết, trường hợp thai nhi là con của bố nhưng không phải con của mẹ thì đây là lần đầu tiên trung tâm đã gặp. Bà nói: “Vì sự riêng tư của khách hàng, tôi không tiện hỏi Đại sứ quán Đài Loan đã cấp visa cho chị để hợp thức hoá cái thai hay chưa, nhưng chắc chắn được bởi vì trường hợp như vậy các nước họ cũng chấp nhận”, và bà nói thêm rằng việc thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay rất phổ biến, các nước đều hiểu cả, chẳng ai khe khắt về vấn đề này.
Chuyện một gia đình phức tạp
Trường hợp bà Nga đã từng xét nghiệm từ 6 năm trước vẫn còn ám ảnh bà cho đến bây giờ. Người phụ nữ từ trong Nam có công việc ra Hà Nội, đem mẫu vật tới nhờ bà xét nghiệm là chị Trần Thị Nhung, 28 tuổi, ở Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Oái oăm là gia đình chị lộn xộn, chị muốn xác định xem cha mình và đứa cháu trai hơn 2 tuổi con của người em gái tâm thần của chị có phải là quan hệ cha – con hay không.
Chị Nhung cho biết, 3 năm trước, cô em gái bị bệnh tâm thần của chị bỗng nhiên có thai mà không biết tác giả là ai. Sau khi loại trừ hết các “thủ phạm”, chị nghi do chính cha mình làm điều đồi bại, bởi vì ông có tật ghiền rượu, hay say xỉn, lại có tính trăng hoa trong khi mẹ chị đã bỏ đi từ lâu vì thường bị chồng đánh đập và do cảnh nhà nghèo túng. Chị Nhung nghi ngờ, hỏi bố thì lần nào cũng bị ông vác gậy đuổi đánh chạy khắp xóm và ông thề độc để mọi người cùng nghe thấy: “Tao mà làm cái điều loạn luân đó thì ra đường bị xe cán chết!”.
Hai năm sau, một buổi tối đi nhậu về say khướt, ông bị xe đụng thật, gẫy hai chân phải vô bệnh viện cấp cứu. Khi đã tạm bình phục, được xuất viện về nhà cho đỡ tốn kém, ông nằm liệt giường, chưa đi lại được, nhiều khi đau nhức vô cùng. Công ty có chiếc xe đụng chỉ giúp gia đình ông vài triệu đồng thuốc men do lòng tốt chứ ông say xỉn, đâm vào cái xe đang chạy là lỗi tại ông, họ không phải bồi thường.
Lời thề độc của ông Tư cha chị Nhung mọi người đều biết, họ đồn rằng chính ông Tư đã hại đứa con gái tâm thần nên mới bị ứng lời nguyền như vậy.
Thấy cha bị tai nạn gẫy chân đau nhức phải nằm liệt giường lại bị xóm làng chê cười mang tiếng mang tăm, chị Nhung quyết định tìm cho ra sự thật. Nhân được bà chủ đại lý nơi chị làm thuê bảo ra ngoài Bắc đưa hàng hoá từ Hà Nội vào Sài Gòn với bà, chị hỏi những người hiểu biết cách thức người ta xét nghiệm DNA và địa chỉ trung tâm của bà Nga, rồi nhân đó đem mẫu vật là ít sợi tóc của đứa cháu trai và của ông Tư cha mình, tìm tới trung tâm xin bà Nga xét nghiệm. Chị nói với bà chủ của mình rằng cái kết quả xét nghiệm rất quan trọng, hoặc nó sẽ giúp ông Tư cha chị rửa được tiếng xấu, hoặc nó sẽ khiến gia đình chị phải bỏ xứ mà đi tha phương cầu thực.
Khi nhận được tờ kết quả khẳng định “không phải quan hệ cha con”, chị Nhung mừng hết lớn. Chị nói rằng chính vì cái tật say xỉn và thói trăng hoa của ông Tư đã khiến ông bị hàm oan suốt bao nhiêu năm nay. Khi về tới Mỹ Tho, chị đem tờ giấy đi khoe khắp xóm rồi chờ đến dịp có cuộc họp tổ dân phố, chị nhờ công an đọc giùm tờ giấy đó lên cho cả tổ nghe và giải thích giùm rằng ông Tư bị ngờ oan chứ sự thực ông không đến nỗi xấu xa như vậy. Cuối cùng, ông Tư chống cặp nạng, được mọi người đỡ đứng dậy, hứa với cả tổ rằng từ nay ông sẽ chừa tật ghiền rượu và bỏ cái thói gặp phụ nữ là hay bỡn cợt khiến mọi ngưởi hiểu lầm cho rằng ông có tánh trăng hoa.
Hai bé gái sinh đôi nhưng khác hẳn nhau về gene
Bà Nga kể tiếp rằng đầu năm 2016, trung tâm của bà được nhờ xác định quan hệ cha con của một gia đình quê quán tại tỉnh Hòa Bình. Anh Mạnh đến trung tâm cùng hai con gái song sinh 2 tuổi nhưng trông hoàn toàn khác biệt: một bé tóc thẳng, mềm mại, nước da trắng; bé kia tóc rậm, hơi xoăn, nước da ngăm ngăm đen. Vì sự khác nhau này mà từ ngày có con, vợ chồng anh Mạnh thường bất hoà và hàng xóm láng giềng cũng hay thì thầm rằng vợ anh Mạnh có con với người khác khi đi buôn bán xa, mấy ngày mới về một lần.
Dù đã được bà con, họ hàng cảnh báo trước nhưng khi nhận giấy kết quả xét nghiệm, anh Mạnh cũng không tránh khỏi bị sốc: Trong hai bé sinh đôi, chỉ bé có nước da trắng là con của anh, còn bé có nước da ngăm đen có tới 9 gene lệch với gene của anh Mạnh. (Thông thường chỉ cần 2 gene lệch là đã bị kết luận là không cùng huyết thống, nghĩa là không phải cha con).
Bà Nga không biết chuyện vợ anh Mạnh vẫn bị hàng xóm láng giềng tại quê nhà ở Hoà Bình dị nghị là trong khi đi buôn bán, chị ăn nằm với người khác. Bà nghĩ có thể có sự lầm lẫn do bệnh viện phụ sản trao lầm con khi vợ anh Mạnh đi sinh 2 năm trước đây tại Hoà Bình chăng? Bởi vậy bà đề nghị anh Mạnh cho vợ tới trung tâm của bà xét nghiệm DNA để so sánh với gene của hai đứa con. Lúc anh Mạnh giục vợ xuống Hà Nội xét nghiệm theo lời đề nghị của bà Nga thì vợ anh từ chối, lấy cớ mình mắc buôn bán, nhưng sau khi anh hằn học: “Buôn bán gì cũng bỏ đấy, không xuống để cả làng họ chửi vào mặt mà không biết nhục hay sao?”, nên chị Mạnh đành phải đi.
Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy chị là mẹ của cả hai bé chứ không hề có sự trao lầm con của bệnh viện hộ sản tại Hoà Bình như bà Nga đã nghĩ.
Cùng mẹ, cùng bố mà hai đứa trẻ lại không cùng gene với nhau, một đứa giống bố, một đứa không giống bố. Bà Nga đích thân trao tờ giấy kết quả cho chị Mạnh và nói: “Chị muốn giải thích với anh Mạnh thế nào thì giải thích, còn tôi thì tôi nói riêng với chị rằng cháu bé tóc xoăn, da ngăm ngăm đen là con của người đàn đàn ông khác, không phải con của anh Mạnh”.
Vợ anh Mạnh định cãi, bà Nga giơ tay: “Không, chị không cần phải cãi. Việc xét nghiệm DNA rất chính xác. Nhân đây tôi giải thích cho chị hiểu rằng đối với phụ nữ chúng ta, đa số cứ 28 ngày rụng trứng một lần và chỉ rụng 1 trứng thôi. Nếu gặp tinh trùng, trứng đó sẽ thụ tinh thành phôi rồi cái phôi đó phát triển thành cái bào thai nằm trong tử cung của người mẹ. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, sau khi một trứng đã rụng, đã kết hợp với tinh trùng thành phôi song một trứng khác lại rụng tiếp. Nếu nó lại gặp tinh trùng của người chồng trong lần ăn nằm thứ hai và cũng thụ tinh thành bào thai thì hai đứa trẻ đều là con của bố và cùng gene với nhau. Nhưng nếu trong lần rụng thứ hai, trứng gặp tinh trùng của một người đàn ông khác thì hai đứa trẻ sinh ra tuy cũng sinh đôi nhưng gene khác nhau do hai “ông bố” khác nhau”.
Và bà Nga kết luận: “Vấn đề sinh sản hết sức phức tạp, tôi chỉ giải thích sơ qua cho chị hiểu vậy thôi. Tôi xác định răng chị có hai đứa con song sinh, một đứa chị có với chồng, còn một đứa chị có với người đàn ông khác vì đã ăn nằm với họ chỉ vài ba ngày sau khi ăn nằm với chồng. Tuy nhiên, trung tâm chúng tôi sẽ giữ kín việc này, không giải thích với anh Mạnh để khỏi gây ảnh hưởng xấu tới gia đình chị”. Vợ anh Mạnh cám ơn rồi đi ra.
Phát giác bị trao lầm con nhờ linh tính của cha mẹ
Đây là một trong những trường hợp trao lầm con hy hữu cuối năm 2012 tại huyện Long Khánh tỉnh Đồng Nai, được báo chí đưa tin rộng rãi thời kỳ đó. Hai em bé là con chị Thu (huyện Cẩm Mỹ) và con chị Tuyết (huyện Xuân Lộc). Hai bà mẹ cùng nhập viện và được sinh mổ cùng lúc.
Sau khi nhận bé, cả nhà chị Thu lẫn nhà chị Tuyết đều nghi ngờ có sự lầm lẫn vì giới tính của em bé được bệnh viện trao không giống như kết quả siêu âm khi mang bầu. Dù vậy, họ không nói với nhau điều gì, chỉ có hai bà mẹ xin số điện thoại của nhau để liên lạc.
Đưa bé về nhà nuôi dưỡng được gần 3 tháng, nỗi nghi ngờ càng tăng khi cả nhà chị Thu thấy em bé không giống chút nào với các thành viên khác trong gia đình mình. Chị gọi điện thoại cho chị Tuyết. Họ quyết định cùng mang con đi xét nghiệm DNA. Kết quả cho thấy, đúng là hai em bé đã bị trao lầm với nhau. Sau khi nhận lại con ruột, cả hai gia đình cũng nhận em bé bị trao lầm làm con nuôi và sau đó vẫn liên lạc với nhau, thường xuyên qua thăm hỏi.
Một chuyên gia của khoa giám định DNA thuộc viện Pháp y Quốc Gia cho biết, đơn vị này đã từng phân tích DNA, xác nhận có 2 trường hợp bị trao lầm con nhưng sau đó ông chưa biết tin người nào trong hai người này tìm lại được con ruột của mình.
Ông nhớ mãi trường hợp mình đã trực tiếp giám định DNA hai năm trước. Một người đàn ông tên là Nguyễn Thành Tâm tìm đến viện với 3 mẫu tóc tự thu thập, ghi lần lượt là của “cha – mẹ – con” để nhờ xét nghiệm. Khi thấy kết quả khẳng định mẫu “con” không hề có quan hệ gì với 2 mẫu của cả cha lẫn mẹ, ông đã gọi điện thoại hỏi lại anh Tâm: “Liệu anh có đem lầm mẫu vật không?”. Cuối cùng, anh Tâm dẫn vợ và đứa con 3 tuổi của mình tới viện Pháp y để lấy mẫu trực tiếp của mình, vợ và con, nhờ ông làm lại xét nghiệm. Kết quả vẫn cho thấy em bé không phải là con của hai người.
Lúc này, cặp vợ chồng mới cho biết rằng 3 năm trước họ sinh con tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội. Sau khi xuất viện, đem con về nhà, hai vợ chồng có cảm giác nghi ngờ em bé không phải con mình vì vẻ ngoài của bé tuyệt đối không có nét gì giống như các tấm hình chuyên viên đã chụp trong khi siêu âm mà cũng không có nét nào giống với bố mẹ. Nỗi nghi ngờ ngày càng tăng, cuối cùng vợ chồng quyết định đưa con đến viện Pháp y xét nghiệm DNA và thấy đúng cháu bé không cùng huyết thống.
Anh Tâm nói với chuyên gia: “Cô nữ hộ sinh đỡ đẻ cho vợ tôi hôm ấy lại chính là bạn thân với vợ tôi. Bởi vậy chúng tôi rất khó nghĩ, không muốn căn cứ vào kết quả xét nghiệm để thưa gửi, làm khó dễ cho cô bạn cũng như cho bệnh viện phụ sản. Chúng tôi chỉ mong tìm lại được gia đình đã bị trao lầm con với chúng tôi để trao đổi lại và đón cháu về”.
Theo bà Nguyễn Thị Nga, giám đốc Trung tâm Phân tích DNA và Công nghệ di truyền Hà Nội cho biết: “Giữa cha mẹ và con cái thường có sợi dây gắn bó vô hình, nên nhiều người trong khi nuôi con có thể do linh tính mách bảo mà biết đứa trẻ mình đang chăm sóc không phải máu mủ của mình. Tuy nhiên, đôi khi họ không dám tin điều đó mà cố gắng gạt bỏ sự nghi ngờ này đi, rất nhiều năm sau mới đi xét nghiệm DNA để tìm lại con mình và nhiều trường hợp trở thành quá muộn vì hồ sơ đã bị thất lạc”.
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.