logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/07/2013 lúc 11:24:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuần qua tôi ghé thăm bà dì Năm nay đã gần bảy mươi tuổi. Ở nhà không lúc nào thấy Dì nghỉ tay. Hết nấu cơm thì làm đủ món ăn chơi như chè, xôi, rau câu... rồi ra vườn tưới cây, trồng rau, tất bật suốt ngày, dù nhà chỉ có hai ông bà. Dượng tôi thì có vẻ nhàn nhã hơn, ông chỉ chơi computer, xem ti vi và lái xe đưa dì đi chợ, đi chùa hoặc thăm bạn bè. Dượng cũng muốn giúp dì những chuyện lặt vặt, nhưng thường dì giành làm hết. Có lẽ vì vậy nên dượng quen đi và cảm thấy mọi sự đều rất bình thường. Dĩ nhiên không bao giờ dượng rửa chén hay nấu cơm. Nếu có thì cùng lắm là giúp dọn bàn ăn. Khi tâm sự về những việc nầy, dì tôi nói:



- Thấy dượng rửa chén, dì xốn xang làm sao đó, nên không bao giờ cho ổng làm việc đó.

- Bộ dượng rửa không sạch hoặc thường làm bể mấy cái chén kiểu “Từ Hi Thái Hậu” của dì phải không?

- Đâu phải vậy, con cứ nghi oan cho dì. Từ hồi còn trẻ, dượng con đi làm về, lúc nào cũng có khăn nóng, khăn lạnh cho ổng lau mặt sau một ngày làm việc mệt mỏi. Ở Sài Gòn, trời nóng lại thêm bụi bặm nên suốt ngày cái mặt khó chịu lắm. Hồi đó dì cũng đi làm, nhưng việc nhà dì cũng làm hết. Đàn ông mà lui cui làm việc bếp núc thì còn gì thể diện.

- Con thấy vợ chồng già cùng nhau làm công việc nhà trông tình tứ, dễ thương lắm.

- Thôi con ơi, tình gì mà tình. Mấy mươi năm, một mình dì làm bếp quen rồi, có dượng vào càng thêm vướng tay vướng chân. Chưa kể ổng hỏi lung tung, càng làm cho công việc chậm hơn nữa. Có lần chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn để đãi vài người bạn của dượng ở tiểu bang khác qua chơi. Thấy dì quá bận, sợ không kịp nên dượng cũng lăng xăng phụ giúp. Dì nhờ dượng làm nước mắm, thế là bắt đầu một loạt câu hỏi: “Bà ơi lấy nước mắm Mực hay Việt Hương?” Chỉ xong chai nước mắm, ông lại hỏi tiếp: “Tỏi ở đâu? Mấy tép thì đủ? Tấm thớt đâu rồi?” Chỉ có việc giã tỏi ớt cho nước mắm mà ổng quýnh quáng như đang nấu mười món ăn. Dì cũng không làm chuyện gì khác được cứ phải chạy tới, chạy lui lấy đồ cho ổng, còn mất thì giờ hơn là làm một mình.

- Con hỏi thật, khi một mình làm hết mọi việc nhà dì có buồn không?

- Dì không cảm thấy có điều gì buồn phiền, vì dù sao thì đây cũng là thói quen. Từ xưa, ông bà mình làm như vậy, thì bây giờ dì cũng thế thôi, chẳng có gì thắc mắc. Nhưng đôi khi thấy chồng của mấy bà bạn của dì vui vẻ, nhanh nhẹn lao vào việc bếp núc khi vợ bận rộn dì cũng thấy ngồ ngộ, vui vui.

- Hồi tháng trước, lúc tụi con gửi hai đứa nhỏ nhờ dì trông coi giùm một tuần để tụi cháu đi Pháp dự đám cưới người bà con, khi về nhà con Tina nói với con, mẹ ơi con thấy bà Năm tội nghiệp quá, bà làm đủ thứ còn ông không làm gì hết chỉ coi ti vi mà còn bắt bà Năm pha cà phê, lấy nước cho ông uống nữa... Tụi nhỏ đâu có hiểu những thói quen lâu đời đã đương nhiên trở thành một thứ “phong tục” trong gia đìnhViệt Nam, do đó nó lấy làm lạ khi thấy một người phải làm nhiều việc, còn một người ngồi không. Tại vì ở nhà, hễ nó rửa chén thì chị nó phải lau nhà, nó hút bụi thì chị nó phải giặt quần áo. Nếu không, thì nó than phiền là không có “fair”.

- Nói là nói vậy, chứ đã là thói quen thì khó thay đổi lắm con à. Điều quan trọng là dượng thương yêu và tôn trọng dì, không nặng nhẹ, lớn tiếng với dì là tốt rồi. Bây giờ con cái ở riêng hết rồi, chỉ còn vợ chồng già sống với nhau, đâu biết còn bao năm nữa. Nếu không còn tình cảm nồng nàn như thời trẻ tuổi thì cũng còn cái tình già.

- Không biết những cặp vợ chồng Việt Nam ở lứa tuổi của dì hoặc hơn nữa có còn tình như mấy cặp vợ chồng Mỹ hay không? Con thấy ở nhà thờ hoặc ở các khu shopping có rất nhiều ông bà già Mỹ bước đi run rẩy mà họ âu yếm dìu nhau rất dễ thương. Dì nghĩ sao trước hình ảnh đó?

- Thôi đi bây ơi! Tại người ta là Mỹ, còn người mình mà làm như vậy thiên hạ cười chết. Chưa kể là họ còn xì xào “già không nên nết”. Dì nhớ hồi mới cưới nhau, dì dượng còn chưa dám nắm tay trước mặt người khác, ra đường mạnh ai nấy đi, ở nhà việc ai nấy làm. Dượng đi về trễ, dì về sớm hơn lo cơm nước, con cái. Qua tới Mỹ, dì cũng đi làm hết mười năm cho đến ngày về hưu và vẫn tiếp tục nấu nướng, chăm sóc nhà cửa như xưa. Dượng không biết làm việc nhà thì dì làm hết, có sao đâu. Dượng không đi chơi hay lăng nhăng, bậy bạ là quý lắm rồi. Nhất là thời gian trước kia, dì đang trong giai đoạn chuyển tiếp của người phụ nữ lớn tuổi, đôi khi tính tình kỳ khôi lắm, nhưng dượng không phàn nàn rày rà gì hết, vậy chẳng phải là dượng tốt với dì lắm sao?

* * *

Bạn thân mến,

Tôi ghi lại câu chuyện bên lề của người bạn lúc “trà dư tữu hậu”. Có một điều cô ấy ưu tư là, trong nếp sống của những gia đình Việt Nam có một vài vấn đề khó mà giải thích cho con trẻ hiểu. Chúng lớn lên ở xứ Mỹ, tinh thần bình đẵng giữa vợ chồng đã hình thành trong đầu óc. Do đó, thấy cái gì trái ngược thì chúng phê phán ngay. Đồng ý, trong gia đình, người chồng có một chỗ đứng khác với người vợ, một vai trò chỉ huy khi cần thiết, nhưng không thể chấp nhận quan niệm chồng chúa vợ tôi như thời phong kiến xa xưa. Người phụ nữ Việt Nam có một đức tính đáng khâm phục là chịu đựng. Mặt tích cực của đức tính này là giữ vững được gia đình, nên vấn đề ly dị ít xảy ra. Họ cam chịu mọi thiệt thòi, kể cả những điều bất công. Thật ra, chấp nhận và cam chịu những gì mình đang có trong cuộc sống gia đình là một thái độ yêu thương quảng đại, một điều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc lứa đôi. Nhưng đây phải là thái độ của cả hai người, không thể chỉ ở một người.

Vào thời trước, người đàn ông có thể hãnh diện mà khoe với bạn bè rằng “tớ chưa bao giờ đụng tới việc nhà như rửa chén, lau nhà, tắm con... đó là việc của đàn bà”. Người nào làm những việc đó thì cảm thấy xấu hổ vì đồng nghĩa với hầu vợ. Cái tinh thần đó vẫn còn dấu ấn khó phai trong nếp suy nghĩ của tầng lớp cao niên, cha ông chúng ta. Vợ chồng người dì của bạn tôi là một trường hợp điển hình. Bà không hề phàn nàn mà chỉ nói một câu thật dễ thương “Dì đã quen như vậy rồi”.

Thế hệ hôm nay, nhất là trong cuộc sống mới đầy bận rộn cho cả vợ lẫn chồng, người đàn ông tỏ ra rất hiểu biết và thông cảm, nên họ cùng gánh vác công việc nhà với vợ nhiều hơn. Bế con, thay tã, trổ tài nấu nướng không phải là việc đáng chê cười, mà họ còn có vẻ hãnh diện khi khoe với mọi người. Bạn bè cũng không ai chê cười mà còn tỏ vẻ thán phục, quý mến anh nữa.

Tình yêu muốn bền vững và hạnh phúc thì cả hai người phải hy sinh cho nhau. Không thể để một mình ông hoặc bà làm công việc phục vụ, mà cả hai phải biết nghĩ đến nhau, kể cả việc chấp nhận và chịu đựng lẫn nhau. Thật không có gì bất hạnh cho bằng những người chồng hay vợ tự cho mình kiếm ra nhiều tiền hơn, nên người kia phải phục vụ cho mình. Đó là quan niệm lệch lạc ở xã hội xa xưa mà phụ nữ thường là nạn nhân. Ở đất nước nhiều cơ hội này không ít người vợ thành công vượt trội hơn chồng nhiều mặt. Từ chỗ đó, dần dà đi đến chỗ coi thường chồng, xem chồng như người phải phục vụ cho mình. Có người, mỗi ngày còn tặng ông chồng một cái list “Việc Phải Làm trong ngày” - Ông mà làm không xong thì chết với bà!

Giữa hai con đường, một bên cam chịu không điều kiện như người dì của bạn tôi, một bên là chuyện người vợ tặng cho chồng cái “list”. Nếu phải chọn một, bạn nghĩ sao? Có lẽ cách xưa vẫn nhẹ nhàng hơn phải không bạn? Vì hạnh phúc vốn dĩ mong manh, nếu không nương tay e có ngày sẽ vỡ. Dĩ nhiên, nếu vợ chồng biết yêu thương nhau thật sự thì không còn ai phân biệt là “việc của ai” nữa.

Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.