logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/11/2018 lúc 07:23:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mới đây, Bộ Giáo Dục VN vừa ra quy định đặc biệt nếu sinh viên bán dâm bốn lần sẽ bị đuổi học.
Quy định này khiến ai nấy hoang mang. Điều này có nghĩa nếu sinh viên bán dâm ba lần thôi thì vẫn nằm trong quy định cho phép, vẫn được đến lớp như bình thường, có nghĩa mới ba lần thì chưa coi là mại dâm chuyên nghiệp, chưa vi phạm pháp luật. Thông thường quá tam ba bận mới cấu thành tội phạm. Đến lần thứ tư thì hết thuốc chữa mới có biện pháp mạnh. Chắc là việc sinh viên bán dâm phổ biến lắm nên Bộ Giáo Dục mới đưa ra một giới hạn… rộng rãi như vậy.
Mại dâm dĩ nhiên là một hoạt động nằm trong vòng bí mật. Chỉ… xui mới bị phát giác. Nếu không bị theo dõi dài ngày, có tang chứng sổ tay ghi chép, có tin nhắn trong điện thoại, có nhân chứng bắt quả tang… thì khó mà xác định cô sinh viên đã đi khách bao nhiêu lần. Cô khai bao nhiêu biết bấy nhiêu. Dĩ nhiên cô giấu kỹ, tội gì thành thật, khai tối đa ba lần thôi, để không bị nhà trường xử phạt và lý lịch sa lầy của cô chí sơ sơ bấy nhiêu thôi. Cũng chưa tới nỗi nào!
Có lẽ ba lần chỉ được coi là lỡ dại, là bị dụ dỗ, là nhất thời sa chân do gia cảnh éo le… chứ không phải thiếu tiền mua chiếc SH hay điện thoại đời mới…, nên không bị kết tội là bản chất ham tiền để xếp ngang hàng với gái mại dâm chuyên nghiệp.
Sở dĩ Bộ Giáo dục phải đưa ra quy định kỳ quặc này vì thời gian gần đây tình trạng sinh viên đi bán dâm hình như xảy ra hơi nhiều. Các cô gái có tuổi trẻ, có sắc đẹp chẳng nhìn thấy tương lai tươi sáng đâu trên con đường học hành. Hầu hết các cô là gái quê lên tỉnh học hoặc chính gái thành phố nhưng gia đình không khá lắm. Học hành mệt mỏi đường dài. Ra trường với một bằng cử nhân xoàng xoàng, vắt chân lên cổ may ra kiếm được công việc làng nhàng, lương đủ húp cháo. Biết chừng nào mua được chiếc xe tay ga, sắm được cái váy, đôi giầy hàng hiệu bằng chị bằng em, để làm màu may ra cua được kép nhà giàu đổi đời.
Vì thế cô rút bớt khoảng cách kiếm tiền bằng cách đi khách. Với lại có cái mác sinh viên trường này trường nọ, giá cũng cao hơn người ta. Tuổi đôi mươi như hoa mới nở, nhan sắc có sẵn chỉ cần buông thả một chút là tiền đến tay dễ dàng.
Trước đây nhiều năm, từng xảy ra vụ vô cùng tai tiếng hiệu trưởng tỉnh Hà Giang mua dâm gây ồn ào dư luận. Đặc biệt lúc đó không phải trường đại học, tức là khi sinh viên mười tám tuổi, đủ trưởng thành để tự nhận trách nhiệm, mà là hiệu trưởng và các học sinh cấp III, cấp II. Hiệu trưởng cho tiền, nâng điểm, hứa hẹn cho lên lớp… Các nữ sinh sau khi là nạn nhân lại tiếp tục tìm bạn bè giới thiệu cho thầy, còn trinh giá cao, mất trinh giá thấp hơn.
Do phim ảnh, do internet cung cấp vô số tin tức và hình ảnh gây tò mò cho giới trẻ đang lớn nên chuyện yêu sớm ngày càng trở nên phổ biến. Nhà trường cũng khổ tâm lắm vì từ cấp II, các cô cậu học sinh đã thi nhau yêu đương, hẹn hò, ghen tuông… huống hồ môi trường đại học nới lỏng kỷ luật hơn. Cho nên rào cản, cấm đoán trước không thừa chút nào. Nếu không đề phòng trước tới lúc giải quyết hậu quả lại càng mệt.
Nữ sinh viên ngày nay nhìn y phục thật… ngứa mắt. Hầu hết đều mặc quần jeans, áo pull hở cổ, ngắn tay… Thầy đứng trên bục nhìn cũng xốn con mắt huống hồ đám bạn trai cùng tuổi đi học đi chơi gần gũi nhau, đám đàn ông ngoài đường đầy cám dỗ…
Vì thế trường đại học Tài chính – Marketing bị sinh viên nhất tề phản đối khi ban hành nội quy sinh viên đến trường phải mặc sơ mi, áo thun có cổ hoặc trang phục truyền thống của trường, mặc quần tây hoặc quần jeans lịch sự, váy dài đến gối, đi giày hoặc dép có quai hậu…
Sinh viên la chói lói vì nước ta khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng nóng quanh năm mà trường bắt mặc áo có cổ sao chịu nổi. Thanh niên chuộng quần áo hàng thun vì y phục bằng nguyên liệu này không cần là ủi. Giặt xong phơi khô là tròng vào ngay người rất tiện lợi. Sơ mi, quần tây, kaki… phải ủi mất công nên thường chỉ mặc vào dịp lễ hoặc nhà ai có… mẹ hay chị ủi dùm. Tưởng thoát khỏi bộ đồng phục khô khan thời trung học, lên đại học được tự do, té ra vẫn bị gò bó, cấm cản đủ điều!
Cẩn thận hơn nữa, trường Cửu Long (Vĩnh Long) còn cấm luôn quần jeans cho chắc ăn. Chiếc quần jeans rẻ tiền bán ngoài chợ vừa túi tiền eo hẹp của đa số sinh viên thường nhàu nhĩ, khó đứng quần, jeans thun thì bó sát vào người nhìn rất chi là khiêu khích. Và dù loại nào đi chăng nữa, quần jeans nhìn chẳng… nghiêm túc tí nào (!). Giống như tà tà đi chơi, đi cắm trại, đi uống trà sữa, nước mía…
Thật ra không phải nhà trường không chỉ cấm sinh viên mà cả giáo viên, nhân viên nhà trường, quần kaki cũng được nhưng cấm jeans. Riêng sinh viên năm thứ 2, thứ 6 mặc áo dài cho có vẻ đoan trang, truyền thống.
Lệnh này ngay từ lúc đưa ra đã thấy khó thi hành. Cấm đi dép cũng tạm được vì khi dùng dép, người ta không thể nhấc chân dứt khoát như giầy hay săng đan mà thường kéo lê lẹp xẹp một cách biếng nhác như buổi sáng thong dong ra quán cà phê đầu hẻm ngồi đồng tới trưa, hay buổi xế sẵn sàng tạt vào quán bình dân mọc lên đầy dẫy như nấm quanh các ký túc xá; nhậu tới khuya lơ khuya lắc thì cách nào dậy sớm để đi học vào lúc 6 giờ sáng như trường Bách Khoa thông báo gần đây!
Trở về quần jeans, sinh viên nhất loạt phản đối vì khắp thế giới, sinh viên đều mặc jean đi học, hà cớ một trường mình lại cấm. Quần jeans trông có vẻ nhanh nhẹn, phù hợp với tuổi trẻ chứ mặc quần tây thẳng nếp như công chức già nghiêm nghị coi sao được. Lại thêm bỏ quần áo cũ phí phạm, vô lý tốn mớ tiền để sắm quần áo mới à?
Sinh viên vẫn cứ mặc quần jeans đi học và lệnh này coi như “mất hiệu lực”, không thể thi hành được.
Đâu phải chỉ mỗi quần jeans, lại còn quần bó, áo mỏng… với đủ thứ kiểu cọ khiến nhà trường muốn phát điên cả đầu. Những y phục đó mang hơi hướm “nổi loạn”, rất dễ dẫn đến những hành vi nổi loạn không ngăn chặn kịp. Thôi thì ra khỏi khuôn viên trường tùy ý nhưng trong phạm vi nhà trường, làm ơn mọi người vào khuôn phép một chút cho yên tâm.
Không phải mỗi trường Tài chính Marketing bắt mặc áo có cổ có tay mà một loạt nhiều trường khác cùng chủ trương. Vì thế trường đại học Sư Phạm Hà Nội 2 nêu rõ cấm quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu… Trường đại học Giao thông Vận tải nghiêm cấm mặc hở hang, in hình ảnh, khẩu hiệu không phù hợp môi trường học đường. Đại học Mỏ – Địa chất cũng yêu cầu sinh viên mặc sơ mi, áo thun có cổ và tay; quần dài; sinh viên nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng… Đại học Phú Yên càng kỹ lưỡng hơn khi nêu rõ nam mặc quần tây có thắt lưng, áo có cổ và tay bỏ trong quần đàng hoàng. Đối với nữ: Mặc quần tây hoặc váy quá đầu gối, áo có cổ và tay… Đại học Tiền Giang yêu cầu ăn mặc gọn gàng, lịch sự, kín đáo…
Riêng đại học Y Hà Nội ngoài quy định về trang phục còn yêu cầu, quan hệ nam nữ phải trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ, không chui xuống bóng cây, lùm rậm… hoặc có những hành vi “không lành mạnh” trong trường. Tức là đừng có bá vai ôm cổ nhau, hôn nhau giữa thanh thiên bạch nhật trước con mắt thiên hạ, đừng bắt chước mấy cặp bụi đời ngồi ghế đá công viên để nặn mụn, nhổ tóc ngứa cho nhau…!
Hèn chi thiếu chỗ tâm sự nên dạo này báo hay đưa hình ảnh các cặp chui vào quán trà, xi nê… tâm sự mùi mẫn. Vào quán trà thường là đám teen, vào xi nê thường là các anh chị sinh viên. Cấm những cử chỉ thân mật lộ liễu, nghe có vẻ hơi tức cười nhưng có thấy cứ mỗi kỳ lễ lạt, phòng nghỉ cháy phòng và sau kỳ lễ lạt, bệnh viện Phụ sản phá thai cháy giường mới thấy các trường lo xa có lý do. Mới đây báo đưa tin giật gân một cô sinh viên 21 tuổi, bất ngờ lâm bồn khi đến chơi nhà bạn trai mới quen, quá sợ hãi vì sợ bại lộ, cô đã ném đứa con sơ sinh qua cửa sổ từ tầng 31 chúng cư xuống đất. Đáng nói là cô sinh viên này đã phá thai hai lần trong hai năm và đây là lần thứ ba mang thai. Sở dĩ lần này cô không phá vì bác sĩ cho biết nếu phá nữa, cô sẽ không thể có con.
Nói chung y phục phải cố gắng phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục. Cấm luôn không được nhuộm tóc vàng vàng, nâu nâu chứ chưa nói tới xanh xanh đỏ đỏ.
Đó là các trường đại học chung chung, chứ còn trường Nghệ thuật, Sân Khấu, trường Báo Chí, Du lịch… vốn là những trường đòi hỏi vẻ ngoài ưa nhìn, ngay cả trường có vẻ khô khan như Kinh tế, luôn xuất hiện các nhân vật sành điệu đeo contact lens màu, tóc nhuộm, váy ngắn ngủn, quần legging hay jegging, quần lưng xệ,… giống như dạo phố cuối tuần, như trình diễn trên sàn thời trang vì không chỉ y phục mà còn tóc vuốt keo, giày gót cao cả chục tấc, trang sức rườm rà, gương mặt trang điểm dày cộp như lên sân khấu…. Ngược lại, nam sinh lè phè trong quần lửng capri pants và áo sát nách như là sáng mới dậy, mắt nhắm mắt mở dắt chó đi dạo ngoài vỉa hè…
Y phục quá lố khiến những người này luôn nổi bật. Ảnh hưởng làn sóng văn hóa từ ngoại quốc qua phim ảnh, sách báo, truyền thông cộng với mức sống cao ở thành phố nên khó mà kềm được các sinh viên vào trang phục mực thước.
Dù sao quy định sinh viên bán dâm bốn lần bị đuổi học đã được mau chóng rút lại và quy định cấm sinh viên nói xấu nhà trường trên Net đang gây nhiều tranh cãi vì tính chất bất khả thi! Những quy định cấm sinh viên sẽ còn dài dài trong cuộc đua nhà trường hụt hơi rượt theo túm áo sinh viên.
Saigon cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.