logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2018 lúc 11:41:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chắc bà con nào già “sêm sêm” như người viết, đang hưởng “bonus” (phần thưởng của cuộc đời); nghĩa là đã trên 60, tuổi ăn đáo tuế, đều biết bản “Những chuyến xe trong cuộc đời” của nhạc sĩ Hoài Linh, do ca sĩ Giáng Thu trình bày vào những năm 1960.
Nghe tiếng hát Giáng Thu và tiếng nhạc hòa theo y như tiếng xe ngựa lăn trên mặt đường đầy sỏi đá “chắc chắc bùm bum”!
Nhạc sĩ Hoài Linh chia cuộc đời chỉ có 3 giai đoạn mà thôi, thay vì 4 là: sanh ra; lớn lên lấy vợ hoặc lấy chồng, (hoặc không, hay lấy rồi lại bỏ); rồi cúp bình thiếc, ngủm là xong.
Phần đầu, mới sanh ra, đi xe tài nhứt :“Chuyến xe đầu, đưa người từ lòng nôi vào tư thế chơi vơi. Tay không hành lý ngóng nhìn về tương lai. Ngỡ ngàng tiếng lên khóc cười, thay cho lời đầu tiên người nói…”
Còn nằm nôi, có quần thủng đít mặc là may quá xá rồi; nói chi đến hành lý va li đầy châu báu chớ. Khát sữa, đòi bú tí, khóc oe oe chớ có biết nói năng gì hè?
Phần hai là lớn lên, đi làm kiếm tiền (hay không bằng hên, dở không bằng giỏi) lên đại gia, thành trọc phú, gáy te te như dế… lửa.
“Tháng năm dài, vui buồn tuổi trầm vui, ngọt cay cũng mau quen. Xe lăn một chuyến cát bụi mòn chân đen. Sang giàu may mắn phút đầu. Hay nhịp độ gãy đôi ba cầu.”
Có tiền rồi phải có vợ cho nó xài ké với chớ. Xài một mình sao hết? Nên: “Xe hoa đưa người êm ấm tình nồng. Em anh nên đôi vợ chồng. Se tơ hồng một duyên hai bóng”
Nhưng giày dép còn có số; người ta cũng vậy thôi. Có đứa chỉ một xe đầu, chạy miết hè, một vợ thôi tới già. Nhưng có đứa “xài” vợ hơi hao nên “sắm” vợ mới hoài hè! Nên: “Duyên đưa, có người chỉ một xe đầu. Có người vài lần thương đau…” Nhưng có đứa nhứt định tử thủ tới giờ lên giàn hỏa. “Có người chẳng bao giờ đâu!”
Coi vậy thời gian như bóng câu qua cửa sổ. vèo một cái là già tới nơi rồi. Tui cũng vậy: “Ủa mình mới cưới vợ hôm qua quá đã mà sao nay nhìn lại là con đầy đàn, cháu một đống!”
Chuyện rằng: Một bé gái ngồi cạnh ông Nội mình trên một cái ghế salon trong phòng khách. Em thấy rõ những nếp nhăn hằn theo năm tháng trên khuôn mặt của ông Nội mình. Em lấy tay chà lên những nếp nhăn đó. Rồi sau đó chà lên chính khuôn mặt của mình. Có vẻ như bé gái hơi bối rối, hổng biết tại sao, nên hỏi: “Nội! Có phải ông Trời đã tạo ra Nội phải không?”“Đúng vậy cháu cưng! Ông Trời đã tạo ra Nội một cũng rất lâu rồi!”
“Có phải ông Trời đã tạo ra chính con?” “Đúng vậy cháu cưng! Ông Trời đã tạo ra con cách đây không lâu!”
“À! Vậy là tay nghề của ông Trời tiến bộ vượt bực theo thời gian đó! Nội có đồng ý với nhận xét của con không?”
Rồi cuối bản nhạc là cuối đời mình: “Sáng trưa chiều, khi tuổi đời nặng reo. Vòng tay cũng xuôi theo. Công danh ngày ấy giấc mộng tình hôm nay. Cũng về như chiếc lá gầy. Xe đơn lạnh tiễn ai trong này?”
Vậy là “chắc chắc bùm bum” xong! Nên xin bà con đừng cày sâu cuốc bẩm làm gì nhiều, Sở Thuế nó ăn hết. Cày “vừa (dừa) đủ (đu đủ) xài (xoài)” thôi; để thời gian chơi nữa chớ. Làm việc kiếm tiền để sống; chớ đâu phải sống chỉ có cái mục tiêu duy nhứt là kiếm tiền?
Trong bài Tống biệt, nhà thơ Tản Đà có viết: “Cái hạc bay lên vút tận trời! Trời đất từ đây xa cách mãi…Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi!” (Nhà thơ xứ Bắc gọi là cái hạc, còn trong Nam mình gọi là con hạc).
Bà con mình chắc ai cũng đã từng thấy con hạc trong tranh hay con hạc cao lêu khêu đứng trên lưng con rùa trong đình, chùa, miếu mạo. Mà ngay cả ở nhà, trên bộ lư đồng để thờ cúng gia tiên cũng có rùa và hạc,
Rùa sống dai, sống rất lâu, già lão. Nhưng dù già bao lâu chăng nữa cũng có ngày rùa biến thành cánh hạc bay lên vút tận trời nghĩa là phải ngỏm củ từ.
Vì thế cho nên tuổi già, mà chưa đi bán muối, râu dài tới rún, tóc bạc phơ, cầm cây phất trần (tức cây chổi lông gà) ve vẩy để đuổi ruồi cho có vẻ tiên phong đạo cốt là tuổi hạc.
Có sanh có diệt là chuyện đương nhiên, không ai cãi lại được kể cả ông Bành Tổ.
Đời mà sanh lão bệnh tử. (Nghe tới tử ai cũng sợ, kể cả tui, nên muốn được sống lâu. Nhưng muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Hôm rồi nè, ra Footscray ngồi chễm chệ trên ghế cho ông bạn, thầy hù hớt tóc… Xem dung nhan đó bây giờ ra sao? Vì lâu nay cứ tưởng mình già. Soi gương mới biết quả là y chang! Mặt mày, mắt, môi đế xếp li ráo trọi hè. Muốn phủ định cái già chỉ còn cách đem cái bàn ủi ra ủi mới mong thẳng nếp.
Rồi tóc chỗ hoa râm, chỗ bạc trắng phong trần. Tui thì không tìm cách giấu cái già đi; có sao để vậy người ơi! Vì quan niệm là già thì già tóc, già râu… Mặt già hết ráo cái cần câu không già… là OK “Salem”!
Già đâu có tính theo năm tuổi mà phải căn theo cái tánh. Gặp ai, nhứt là những người em xuất sắc trong vai tỳ nữ, mình cứ mím chi cọp, mỉm miệng cười tình là mình còn trẻ chán. Cho dù mấy em tưởng tui có chút đỉnh về vấn đề tâm thần hay sao mà cười suốt hè?
Mấy em nói sau lưng gọi tui là: “Sugar Daddy” (Ông già hảo ngọt).
(Mấy em Mít mình tối ngày cứ nằm mơ hoàng tử cùa lòng em không hè. Gái Úc nầy nó thực tế và thực dụng hơn nhiều: Em chán phải đi làm cực khổ để kiếm tiền nên giờ em đang nhận đơn cho chức danh “Sugar Daddy”. Mại dô! Mại dô!)
Đừng có ỷ mình, sanh sau đẻ muộn, tuổi xuân còn hơ hớ, rồi dè bỉu tuổi già! Chớ nghĩ sâu, nghĩ xa… Thời điểm nào đó, ngày nào đó cũng tới, tới phiên mấy em cúp bình thiếc, đua nhau coi cái bộ ngực của em nào thòng tới rún trước?
Cho nên có em đường thương đau đày ải nhân gian, em tính chết phứt cho rồi để con cháu được lãnh tiền bảo hiểm nhân thọ nên đi bác sĩ hỏi trái tim nằm ở đâu? Bác sĩ chỉ trên đầu ngực, phía bên trái. Về nhà, em móc cây súng ra, kê vào đó mà bóp cò nghe cái rầm. Hậu quả là em bị gãy cái chưn!
Do đó em nào ngạo tui là già dịch, già khoái gặm cỏ non, (Cỏ chát răng đâu còn đủ cứng mà gặm hè?) thì xin cứ tự nhiên; vì tui học theo thi sĩ Hồ Xuân Hương: “Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già sồng sộc nó thì theo sau!” Còn xuân nên chơi kẻo trễ! mà đã hết xuân rồi, tuổi hạc rồi, còn chơi được thì tại sao không?
Mà không phải cánh đàn ông tụi tui quan niệm phóng khoáng như thế đâu mà cánh phụ nữ, mấy em cũng quan niệm y vậy đó thôi.
Nên có chuyện rằng: Em Sally đi làm ăn xa. Xong công chuyện em lái xe dọc xa lộ xuyên bang để từ Sydney trở lại Melbourne.
Doc đường em thấy một cụ bà đang đi dọc theo con lộ. Đường xa lái xe một mình buồn… buồn ngủ; nên em cũng cần một người bạn đồng hành bèn ngừng xe lại quay kiếng xuống, hỏi: “Cụ ơi! Cụ có cần quá giang không?” Bà cụ không trả lời gì ngoài cái gật đầu.
Cửa mở, cụ bà lên xe ngồi gần Sally. Suốt một đoạn đường dài, bà cụ chỉ im lặng nhìn quanh quất mà không nói gì. Có thể là bà cụ đang mang trong lòng cả một trời tâm sự u uất hổng biết tỏ cùng ai chăng?
Cuối cùng sau khi đưa đôi mắt kèm nhèm, sau cặp kính lão, nhìn quanh, bà cụ dừng lại cái túi giấy màu nâu đặt kế bên Sally, rồi hỏi: “Trong cái túi nầy con gái đựng cái gì?”
“À chai rượu! Con mua nó về làm quà cho ông xã của con”. Bà cụ im lặng một lát rồi nói: “Con gái biết mua quà cho chồng lắm đó!”
Nghe tui kể, thằng bạn nhậu của tui lắc đầu quầy, bĩu môi chê: “Chuyện chỉ có vậy ai mà cười cho được chớ?”. Té ra cu cậu không có óc hài hước, lẫn trí thông mình! Nhưng cứ mở miệng ra, không suy nghĩ tận tường mà hay chê người khác để chứng tỏ mình khôn!
Tui buộc lòng phải phụ đề Việt ngữ. Chớ một câu chuyện đùa không cần phải cắt nghĩa gì thêm. Cắt nghĩa thêm nó mất cái hay!
Vợ đi xa về mua quà cho chồng đó là chuyện rất bình thưòng. Nhưng tại sao lại mua chai rượu? Đó đó! Cái hay nằm ở chỗ đó. Vì chữ có câu rằng: “Một là rượu lúc ngà ngà. Hai là là những lúc đi xa mới về!”.
Bà cụ là người đã kinh nghiệm cùng mình trên tình trường cũng như trên giường, nên buông lời ca ngợi Sally quả còn trẻ mà khôn hết biết. “Nó uống nhưng mình đã! Quá xá đã!”
Mà tại sao bà cụ lại bỏ đi lang thang trên đường hoang vắng vậy? Chẳng qua bà cụ giận đám con cháu của mình. Hôm qua, tụi nó đến chơi nhà thấy cụ ông không mặc quần, tồng ngồng ngồi trên ghế trước cửa, đón gió Đông. Hỏi cớ sự ra làm sao thì cụ ông trả lời là: “Hôm qua ông Nội cũng ngồi trước cửa và gió Đông tới; tối vào nhà cái cần cổ cứng ngắc hè! Nên bữa nay bà Nội bắt ông phải tồng ngồng ngồi trước cửa đó con!”
Nhưng không phải ai già cũng hết xí quách, không còn làm ăn gì được nữa? Nghĩ vậy là lầm. Làm không được; nhưng dòm thì được, cũng còn khoái lắm nên có chuyện vầy:
Mới ba giờ sáng trong một khách sạn năm sao. Cụ bà từ trên lầu chạy xuống như bay kêu cô nhân viên tiếp tân “Lẹ lẹ lên! Lên phòng tôi ngay đi! Tôi mới vừa thấy một ông trần truồng như nhộng nè!”
Cô tiếp tân nghe vậy (không biết có “sôi nổi” lòng ta hay không?) cũng vội vã chạy như bay lên phòng bà cụ, nhìn dáo dác, rồi hỏi: “Đâu đâu! Sao con không thấy”. “Nè nhìn qua khung kiếng. Anh ta bên đó!”
Cô tiếp tân nhìn qua căn “bin đinh” đối diện, bên kia đường, thì thấy một anh không mặc áo đang đi vòng trong trong phòng. “Chời ơi tưởng gì! Ảnh chỉ ở trần, chắc chuẩn bị đi ngủ đó mà! Nhưng từ bên nầy nhìn qua cụ chỉ thấy từ vai anh ấy trở lên sao cụ dám cả quyết là anh ta đang ở truồng? Làm con mừng hụt hè!”.
“Nè! Đứng lên cái bàn đặt bên cửa sổ, ráng nhón chân lên là biết ngay!”
Kết luận: “Ai bảo già, tuổi hạc sắp bay lên trời là buồn tha thiết, buồn hết biết? Nó vui gần chết đó thấy hông?”
Đoàn xuân thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.