logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2018 lúc 11:49:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau tháng 4/75, để trả đũa miền Bắc xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực, miền Nam bắt đầu tấn công miền Bắc bằng… âm nhạc. Nhạc miền Nam nhanh chóng vượt Bến Hải, chiếm Hà Nội, Hải Phòng, lan tận ải Nam Quan. Thậm chí nhạc lính của miền Bắc cũng dần dần mất định hướng xã hội chủ nghĩa, đành chịu để nhạc lính miền Nam giành dân lấn đất. Đến nay, ba mươi hai năm trôi qua, rõ ràng là Đêm nguyện cầu đã phủ mờ Trường sơn đông Trường sơn tây. Và Tiếng chày trên sóc bom bo đã chìm dần trong Tiếng hát hậu phương âm vang Trên bốn vùng chiến thuật.
Riêng nhạc lính của nhạc sĩ miền Nam Trần Thiện Thanh có cái lạ là sau cuộc đổi đời, không chỉ lấn lướt nhạc lính của các nhạc sĩ miền Bắc mà còn làm thay đổi cả cảm nhận của chính người miền Nam. Trước kia, rất nhiều người coi lời ca Trần Thiện Thanh là cường điệu, là hào nhoáng nhưng khi quê hương sỏi đá biết buồn, những lời đó lại gây nhức nhối tận tâm can.
Tôi cũng không thoát khỏi sự chuyển hướng này mà không chừng còn… sâu đậm hơn. Trước đây, tôi không chỉ cho lời ca Trần Thiện Thanh là đầu môi chót lưỡi mà còn thích nghêu ngao những câu sửa đổi cợt đùa, như “trên ngôi cao chín tầng hoàng hậu đẹp… không giống ai”! Vậy mà khi từng trải những đêm dài trong ngục tù cải tạo, dù chỉ với một giọng ca làng nhàng, chỉ với từng tiếng đàn lập giập mà lạ lùng sao chính những lời chót lưỡi đầu môi đó lại thắm thía gợi về những buồn vui đời lính, về những vùng biển mặn xa khơi.
Tôi bắt đầu yêu nhạc Trần Thiện Thanh từ đó. Cho nên khi an cư lạc nghiệp xứ người, tôi đã tìm mua bất cứ băng nhạc, CD và DVD nào có giọng ca hoặc nhạc của Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Một là để thưởng thức trọn vẹn hàng trăm tác phẩm đa dạng của anh, hai là như một lời xin lỗi….
Khi được tin anh đã qua Mỹ 1993, tôi rất vui mừng. Tôi muốn nhìn lại hình ảnh Nhật Trường trên Tiếng Hát Đôi Mươi mà hai mươi năm trước tôi không mấy quan tâm. Quả nhiên, qua cuốn video Holywood Night, tôi đã vô cùng thích thú gặp lại Nhật Trường trong phong thái diễn tả rất đặc thù. Hình ảnh của anh trong bộ quân phục trắng hải quân gợi nhớ hình ảnh của chính tôi ngày nào. Thêm vào đó là bài Hoa Biển mang tôi trở về những kỷ niệm với nhạc sĩ Anh Thy…
Cuối năm 1967, đang chỉ huy toán giang đỉnh hoạt động vùng sông Măng Thít, tôi bất ngờ được lệnh thuyên chuyển về Phòng Tâm lý chiến Bộ tư lệnh Hải quân. Tôi chắc là nhờ “uy tín” mấy bài thơ, mấy truyện ngắn đăng trên tờ nguyệt san Lướt Sóng mà được ban biên tập “triệu hồi” tăng cường. Vào trình diện vị trưởng phòng, tôi không giấu vẻ thất vọng khi ông lại giao cho cái chức hoàn toàn ngoài năng khiếu: Trưởng ban văn nghệ Hải quân. Tôi viện lý do không rành đờn ca xướng hát để từ chối. Ông cười, bảo tôi có máu văn nghệ mà được giao cho nguyên ban văn nghệ thì còn đòi hỏi gì!
Ban văn nghệ Hải quân lúc đó có khoảng 20 người, gồm ban tân nhạc và ban kích động nhạc, ban kịch, hai nhân viên chuyên trị cổ nhạc và một ảo thuật gia. Đó cũng là lần đầu tôi thấy “dung nhan” hai nhạc sĩ thành danh là Nguyễn Vũ, Mặc Thế Nhân. Còn nhạc sĩ Anh Thy thì đó là lần thứ hai.
Nguyễn Vũ vóc dáng nhỏ con, chững chạc, ít cười. Mặc Thế Nhân ngang tầm Nguyễn Vũ, nếu không tía lia thì luôn chúm chím. Còn Anh Thy, người cân đối, cao ráo, khuôn mặt điểm vài anh hoa phát tiết, miệng rộng môi dầy, cười hở hai hàm răng đều đặn.
Đó đúng là hình ảnh Anh Thy tôi gặp hai năm trước. Thời gian đó tàu tôi biệt phái Đặc Khu Rừng Sác phối hợp hành quân với các giang đoàn. Một bữa nghỉ bến, tôi đang ngồi viết một truyện ngắn thì Anh Thy bước đến trước bàn, chân chập lại, tay đưa lên chào. Anh xưng tên. Chúng tôi thăm hỏi thân mật. Được một lúc, Anh Thy tươi cười mở quyển Lướt Sóng, chỉ bài thơ:
– Thật là may được gặp ông thầy đúng lúc! Em viết bản nhạc khá lâu mà không đặt ra lời. Nay gặp cái tựa bài thơ của ông thầy em chịu quá. Xin phép cho em “chôm” cái tựa Hoa Biển để làm tựa cho bản nhạc.
Tôi vồn vã:
– Khỏi cần chôm cái tựa, hân hạnh tặng Anh Thy nguyên bài thơ để phổ nhạc.
Anh Thy đọc một đoạn trong tám đoạn: “‘Áo trắng em may hoa bọt biển. Còn đêm nay nữa, sáng xong rồi. Áo trắng anh mang cho trọn kiếp. Còn em một buổi để rồi thôi’! Rất tiếc ông thầy, nghe… thảm quá! Em chỉ thích những gì vui vui…”
Và bài Hoa Biển phát hành vài tháng sau với lời hoàn toàn mới, dễ thương, tươi trẻ. “Em ơi giận hờn xin như hoa sóng tan trong đại dương”.
Ba nhạc sĩ thành danh nhưng chỉ mình Nguyễn Vũ ôm đàn trên sân khấu, còn Mặc Thế Nhân thì giữ vai kịch sĩ, Anh Thy thì làm hoạt náo viên. Đó cũng là lần đầu tôi biết mặt ca sĩ kích động Elvis Phương, lúc đó chỉ biết mỗi bản tân nhạc Mộng Dưới Hoa mà dân làng xã đều… ngáp khi anh trình diễn. Còn đỡ hơn là khi anh hát kích động nhạc, họ bỏ ra về. Có lẽ vì vậy mà năm sau anh xin qua Biệt đoàn văn nghệ trung ương.
Ban văn nghệ thường tháp tùng trên một trong hai chiếc y tế hạm, phối hợp thực hiện công tác có tên gọi chung là dân sự vụ. Công tác gồm trình diễn văn nghệ, khám bệnh phát thuốc, phát quà và truyền đơn. Đối tượng là các đơn vị Hải quân, gia đình binh sĩ và dân chúng ở các làng xã vùng xôi đậu, các hải đảo xa khơi… Mỗi chuyến kéo dài từ một đến hai tháng. Sau chuyến công tác đầu tiên vùng Rạch Giá – Phú Quốc, tôi biết được tính tình và biệt danh của từng người. Như tay trống kích động tên Minh rất vui nhộn, có bộ mặt dài như mặt ngựa nên bạn bè gọi Minh ngựa. Hai tay đờn hiền hậu có cùng tên Đức nên được phân biệt Đức Cống, Đức Cạp. Riêng Anh Thy tuy dáng vẻ hào hoa, lịch lãm nhưng do mang tên thật là Phạm Văn Khổn nên bị anh em âu yếm tặng cho cái biệt danh khó nghe: Khổn Lò! Dù vậy nhạc sĩ nhà ta lại tỏ ra thích thú.
Đang tập dợt chương trình cho chuyến thứ nhì vùng Đồng Tháp Mười thì Việt cộng vi phạm ngưng bắn, tấn công khắp miền Nam đúng ngày Tết Mậu Thân. Các nhân viên được phân tán để tăng cường phòng thủ khu vực Hải quân bến Bạch Đằng. Chừng tháng sau, khi được chỉ định làm trưởng trại tiếp cư Phạm Thế Hiển, tôi kéo trọn trung đội văn nghệ này qua bên kia cầu chữ Y để giữ an ninh trật tự… Nhiều tháng sau đó, toàn ban lại khăn gói xuống chiếc y tế hạm, trực chỉ miền Trung, ngược giòng Hương giang đến ủi bãi bên cầu Tràng Tiền và bắt đầu công cuộc cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến cuộc thành phố Huế.
Ở Huế trở về, tôi được thăng cấp, thăng chức phó phòng, bàn giao ban văn nghệ cho một sĩ quan tân đáo. Bẵng một thời gian, một buổi sáng, Anh Thy vào văn phòng tặng tôi bản nhạc mới ra lò “Lính Mà Em”. Anh cho biết đã sáng tác trong những ngày ở Huế. Tôi có dịp hỏi anh học nhạc với ai. Anh Thy tươi cười, nghe cái “air” thì biết là ai rồi. Tôi thú nhận không rành nhạc. Anh lại cười, là Trần Thiện Thanh sư phụ!
Ngoài Anh Thy, cả Mặc Thế Nhân và Nguyễn Vũ cũng thỉnh thoảng tặng tôi các bản nhạc và các dĩa hát mang giọng ca Lệ Thu, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền… Tôi cứ áy náy nghĩ đến chuyện phải tặng lại cái gì. Thời may bỗng tới. Buổi chiều đang đọc văn thư, tôi bất ngờ nhận điện thoại từ nhà văn Huỳnh Văn Phú. Chúng tôi mất liên lạc nhau từ sau Trung học. Anh đang làm trưởng phòng Tâm lý chiến Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Thuỷ quân lục chiến (TQLC) đồn trú cách chỗ tôi làm vài khu phố. Anh rủ đi nhậu ở một quán bên lề đường Phạm Ngũ Lão, tình cờ tôi ngồi cạnh nhà xuất bản Thiên Tứ. Ông Thiên Tứ thấy tôi mang hia đội mão hải quân nên trêu chọc, “Binh chủng nào cũng có truyện viết về binh chủng của họ như Đời Phi Công, Đời Pháo Thủ…, chắc Hải quân có người nhái nên lặn kỹ quá!” Tôi khích lại, “Nếu ông in thì tôi viết.” Ông Thiên tứ tỉnh queo, “Nếu anh dám viết thì tôi dám in.” “Thật không?” “Chỉ với một điều kiện, cái tựa phải là Đời Thủy Thủ.”
Tôi thấy cũng dễ… ăn tiền. Cứ dựa vào bốn năm đi tàu từ ngày ra trường, rồi thêm mắm thêm muối là thành truyện dài thỏa mãn điều kiện. Hăng hái, tôi miệt mài viết ba tháng liền nhưng vì ướt át quá nên trở ngại… phối hợp nghệ thuật. Mãi đến giữa năm 1969 tôi mới có sách để “đáp lễ” các nhạc sĩ của tôi. Khi đọc dòng đề tặng Mến tặng nhạc sĩ Anh Thi, anh gãi đầu xin sửa thành Thy. Vài hôm sau, Anh Thy chê, “Truyện viết về sĩ quan mà lại lấy cái tựa Đời Thủy Thủ”. Tôi bào chữa, “Thì quan đi tàu cũng là… thủy thủ!”
Chưa kịp hưởng cái thú chiều chiều dạo qua các nhà sách, sạp sách xem vị thế trình làng của Đời Thủy Thủ, tôi được lệnh tham dự hành quân tái lập quận Năm Căn. Toàn ban văn nghệ với sự tăng cường các chuyên viên tâm lý chiến gồm các nhà văn nhà thơ Võ Hà Anh, Phan Minh Hồng, Tống Minh Phụng, Tô Giang…, chúng tôi đảm trách phần nhiệm chiêu dụ dân chúng trở về quận cũ đang bỏ hoang. Ngày nào như ngày nào, cứ vừa ra khỏi căn nhà nổi trên sông Bồ Đề chừng vài trăm thước là bị tấn công. Tuần nào cũng có tử thương, bị thương nặng nhẹ. VC cũng không chừa cả chiếc y tế hạm có mang biểu tượng hồng thập tự to lớn hai bên hông.
Sau một tháng căng thẳng thần kinh, tôi may mắn trở về không bị sứt mẻ, lại đi nhậu với Huỳnh Văn Phú, lại bị nhà xuất bản khích tướng, rằng nếu tôi dám viết nữa thì ông sẽ dám in nữa. Tôi lại phải bỏ ăn, bỏ chơi, bỏ ngủ nhiều tháng. Nạp xong bản thảo cho Sở phối hợp nghệ thuật thì cũng vừa lúc tôi chia tay ban nhạc để về đơn vị mới vùng biên giới Việt-Miên. Ai cũng bùi ngùi. Riêng Anh Thy cười cười, mong sớm gặp lại ông thầy.
Gần Tết năm 71, lên Sài Gòn nhận sách biếu, tôi ghé Phòng tâm lý chiến ưu tiên gặp họa sĩ Vũ Thái Hòa, là nhân viên phụ trách trình bày tờ Nguyệt san Lướt Sóng và cũng chính là tác giả các ảnh bìa cho các quyển truyện dài của tôi. Kế đến là tìm các nhạc sĩ hải quân. Nhìn tựa truyện Trong Cơn Bão Biển, Anh Thy đùa, “À, truyện về bão, không phải về quan… thủy thủ!” Tôi cười gượng: “Vẫn là truyện quan thủy thủ!”
Về lại vùng hoạt động, lòng nhủ lòng nhất định phải viết một truyện về lính. Cuối tuần, tôi theo các giang đỉnh đi hành quân tuần tiễu. Một giang đỉnh thường được trang bị bốn nhân viên. Thuyền trưởng thâm niên nhất mang cấp hạ sĩ quan. Đây là một tập hợp các nhân vật lý tưởng cho quyển truyện tương lai. Tôi quan sát nghi nhận sinh hoạt. Tôi nghiền ngẫm nội dung, sắp xếp bố cục. Đầu năm 75, quyển Một Dòng Sông Cho Chiến Đỉnh ra đời. Tôi ghé phòng Tâm lý chiến, hy vọng ban văn nghệ chưa đi trình diễn xa để có dịp khoe “thành tích viết về lính” với Anh Thy. Nhưng Vũ Thái Hòa lại báo tin Anh Thy đã tử nạn trong một chuyến công tác hai năm về trước…
Anh Thy để lại mươi bài hát mang niềm vui và hãnh diện cho Hải quân Việt Nam. Riêng nhạc phẩm Hoa Biển được in như một sử liệu trong Tuyển Tập Hải Sử, trang 205, do Tổng Hội Hải Quân Hàng Hải ấn hành năm 2004. Ngoài những lần gặp lại Nhật Trường Trần Thiện Thanh trên cuốn video Holywood Night, tôi còn có dịp gặp tận mặt trao đổi vài câu khi anh và ca sĩ Mỹ Lan phụ trách phần văn nghệ cho buổi ra mắt sách của nhà văn Phan Nhật Nam tháng 11/1997 tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã ký tặng tôi CD mới nhất “Gọi Tên Anh Là… Lính”, và thật tình cờ trong đó lại có bài Hoa Biển tôi ưa thích.
Một hôm nghe tin Nhật Trường tuyên bố giải nghệ, tôi gửi mua ngay cái DVD cuối cùng của anh, “Nhật Trường Giã Từ Sân Khấu”. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, các báo đồng loạt đưa tin Trần Thiện Thanh đã vĩnh viễn ra đi…. Gần một năm sau, gần thủ đô của người Viêt tỵ nạn, Trung tâm Asia tổ chức một đại nhạc hội quy mô trên một sân khấu tráng lệ để vinh danh chàng ca sĩ kiêm nhạc sĩ tài hoa. Tôi muốn về tham dự nhưng ở quá xa. Đành phải chờ DVD 50 “Anh Không Chết Đâu Anh” phát hành tháng 4/2006.
Từ nhạc bản đầu tiên của DVD 1, tôi đã bắt đầu rơi nước mắt. Tôi say mê thưởng thức từng bài hát qua những giọng ca hàng đầu, qua nghệ thuật hòa âm hiện đại, trong một khung cảnh huy hoàng và trong nỗi xúc động sâu xa. Tới DVD thứ nhì, sau liên khúc “Không Bao Giờ Ngăn Cách” và “Mùa Đông Của Anh”, MC Việt Dzũng giới thiệu mục kế tiếp, “Ca khúc Hoa Biển được viết chung với nhạc sĩ Anh Thy, cũng là một Trung uý Hải quân.”
Đang tràn ngập xúc động, lời giới thiệu làm tôi tỉnh người. Tôi chưa từng nghe hoặc đọc thấy tác giả Hoa Biển là Trần Thiện Thanh dù là soạn chung với Anh Thy. Trên các tác phẩm tôi được tặng, từ Anh Thy cũng như từ Trần Thiện Thanh, từ các bài viết xưa tới nay đều ghi một tác giả duy nhất là Anh Thy. Tác phẩm này nổi tiếng đến độ nói đến Hoa Biển là người yêu nhạc nghĩ đến Anh Thy hoặc nói đến Anh Thy là thấy Hoa Biển. Thêm một ngạc nhiên nữa, nhạc sĩ Anh Thy không thể là Trung úy Hải quân. Cho đến ngày tôi gặp anh lần chót trước Tết năm 1971, Anh Thy Phạm Văn Khổn còn mang cấp hạ sĩ. Khi tử nạn hai năm sau đó anh được vinh thăng Trung sĩ.
Khi Anh Thy còn sống, tôi chưa từng nghe anh nói Hoa Biển được hợp soạn cùng sư phụ. Khi Trần Thiện Thanh còn sống, tôi cũng chưa chưa từng nghe anh lên tiếng tương tự… Vậy thì vì lý do gì sau khi cả hai nhạc sĩ đã ra người thiên cổ, tên của Trần Thiện Thanh được gắn vào Hoa Biển? Bất bình, tôi viết ngay bài “Hoa Biển Anh Thy” đăng trên trang mạng Đàn Chim Việt. Tòa soạn báo này liên kết đến trang mạng khác có đăng một bài viết của một nhạc sĩ kiêm họa sĩ cho rằng Phạm Văn Khổn không biết đàn và tiếm danh Anh Thy. Tôi tò mò tìm đọc thêm thì thấy trên một vài diễn đàn liên mạng về âm nhạc, một số người khác cũng cho rằng Anh Thy là bút danh khác của Trần Thiện Thanh. Nhận thấy bài viết của mình chưa đủ sức thuyết phục, tôi cố tìm lá thư nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phúc đáp thư tôi hỏi han về nhạc sĩ Anh Thy khi đặt mua đĩa nhạc. Mãi mấy năm sau, trong lúc tìm một tài liệu khác, thư của Nhật Trường hiện ra. Bài viết trước đây được tu chỉnh kèm thủ bút của Nhật Trường xác nhận có quen biết một người mà anh gọi rành rọt là nhạc sĩ Anh Thy.
“K/g Anh Vũ Thất, Xin cảm ơn thịnh tình của anh, xin gửi anh “Rừng Lá Thấp”. Anh Thy chết trước 75 tại VN trên đường công tác ở Qui Nhơn. Quán Anh Thy ở Cali không liên quan gì đến nhạc sĩ Anh Thy. Cảm ơn anh lần nữa. Kính, 18/7/2000 (ký tên) Nhật Trường”
Nếu thật sự có việc Trần Thiện Thanh hợp soạn Hoa Biển với Anh Thy, ước mong rằng được nhìn thấy một chứng cứ cụ thể.
Vũ Thất
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.126 giây.