logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/07/2013 lúc 06:41:16(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đã từ bao năm rồi, học sinh đến lớp chỉ là để nghe giảng và chép bài. Thầy cô hết giờ cũng hiếm khi

có câu kết thúc: “Các em có hỏi gì về bài giảng nữa không?”. Và vì thế, mối giao tiếp giữa thầy trò chỉ

dừng ở việc đọc - viết, học trò hiểu đúng cái thầy truyền đạt, còn thầy nghĩ gì, trò nghĩ gì về vấn đề

vừa mới được học, không ai biết. Và cứ thế, chúng ta áp dụng cách dạy này cho các thế hệ sau, bất

kể ta có thích hay không? Vì thế, vô hình trung chúng ta tự biến mình thành cái máy và truyền đạt

những thứ vô hồn, đôi khi còn mang tính giả dối: nói thế mà không nghĩ thế.
Đứng trước những đòi hỏi cần phải thay đổi phương pháp giáo dục, Bộ GD&ĐT vẫn còn nhiều lúng

túng. Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, chuyên gia phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới tại

Việt Nam - ông Christian Bodewig - bày tỏ trên báo Lao động rằng: Việt Nam nên chú trọng vào việc

phát triển kỹ năng cần cho học sinh ngay từ khi còn nhỏ như biết suy nghĩ phản biện, làm việc nhóm

và giải quyết vấn đề.


Ông nhận định, nếu xét về kỹ năng cơ bản (đọc, viết) thì học sinh Việt Nam và Trung Quốc có trình độ

đọc hiểu từ tiểu học tốt hơn một số nước trong khu vực. Qua điều tra cũng cho thấy, trình độ toán học

của học sinh Việt Nam cao hơn Ấn Độ, Peru và Ethiopia. Nhưng sau đó thì sao, ngoài những kiến

thức cơ bản, học sinh Việt chỉ dừng ở đó mà thiếu những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển trong

tương lai, thậm chí là để định hình tính cách và công việc về sau cho các em.


Qua các nghiên cứu của mình liên quan đến lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, bao gồm cả việc đánh giá

về các kỹ năng cần thiết mà người lao động Việt Nam muốn có cho thấy, đầu tiên người lao động cần

chuyên môn, tiếp theo là sự phối hợp hay làm việc nhóm để giúp họ có khả năng giải quyết tình

huống. Điều cuối cùng chính là thái độ ứng xử trong công việc, được biểu hiện bằng việc người lao

động ấy có đi làm đúng giờ, có giao tiếp tốt với đồng nghiệp hay không?... Và điều thú vị nằm ở chỗ,

các kiến thức chuyên môn có thể học được tại các trường ĐH hoặc dạy nghề, nhưng các kỹ năng

như phản biện, biết hợp tác làm việc theo nhóm để cùng giải quyết vấn đề thì phải hình thành từ khi

con người còn đang học mầm non.


Vì thế, ông Christian Bodewig khuyên rằng nên chú trọng giáo dục con trẻ ngay từ khi chúng bước

chân vào trường mẫu giáo và tiếp tục nuôi dưỡng nhưng kỹ năng cần thiết trên trong suốt quá trình

học phổ thông. Còn các trường ĐH cũng cần có sự giao lưu thông tin với các tổ chức doanh nghiệp

để biết họ muốn gì, xã hội cần ai, công việc đòi hỏi người như thế nào để đáp ứng được thực tế cuộc

sống.


Trong khi lũ học sinh bị thí nghiệm chương trình cải cách mấy chục năm qua chỉ biết cắm cúi chép

bài, mồm lúc nào cũng lẩm nhẩm “học vẹt” và sợ sệt mắc lỗi đến nỗi không dám hé mồm hỏi thầy cô

nếu không hiểu bài, thì đòi hỏi làm sao chúng có tư duy phản biện, nói gì đến chuyện giải quyết vấn

đề. Tự nhận mình là người “yếu thần kinh” vì đến tận bây giờ, sau khi tốt nghiệp phổ thông đã gần 20

năm, chị Hằng hiện là người quản lý một công ty tin học, vẫn còn bị “ác mộng” bởi mơ thấy mình đi

học muộn bị cô giáo mắng.


Chị cười buồn chia sẻ, chỉ có một lần duy nhất chị đi học muộn vì hỏng xe phải đứng ngoài cổng

trường mà cô giáo đã buông câu: “Tôi rất thất vọng về em, không ngờ em cũng giống các bạn khác”.

Hồi ấy, chị sợ đến nỗi không mở mồm ra thanh minh gì được cho mình. Trong tâm trí của chị, người

luôn được coi là học sinh ngoan, biết nghe lời, chuyện đi học muộn để cô giáo trách cứ khiến chị cảm

thấy mình “vô dụng”, thiếu đi sự tự tin - thứ vốn dĩ đã rất ít trong lũ học sinh thời đó. Sự sợ sệt một

điều gì đó luôn bao trùm những đứa “yếu bóng vía” và vì thế chúng thấy mình khó có khả năng giải

quyết vấn đề của chính mình nữa là cho công việc trong tương lai. Hơn nữa, vì thiếu các kỹ năng giao

tiếp thông thường dễ dẫn đến sự thiếu tự tin, khiến con người tự cô lập và loại bỏ mình ra khỏi những

công việc cần làm theo nhóm, bởi họ luôn ngượng nghịu, ít khi dám nói lên chính kiến của mình.


Từ quan điểm cá nhân, ông Christian Bodewig mong muốn các con của mình sẽ có thời gian vui chơi

hoặc có các hoạt động khác vào buổi tối, giao lưu với các thành viên ngoài gia đình... thay vì phải ngồi

ôn lại những gì đã học ở trường suốt cả ngày. Điều này có lẽ không chỉ là mong muốn của riêng ông

mà là còn của rất nhiều bậc phụ huynh khác, họ cũng mệt mỏi khi cũng phải ngồi kè kè bên những

đứa trẻ mắt đã díp tịt lại vì buồn ngủ nhưng vẫn phải cố hoàn thành đống bài tập về nhà, không thì

sáng mai cô giáo sẽ cho điểm kém. Sự sợ hãi của lũ trẻ lan sang cả cha mẹ, nỗi sợ mơ hồ của chúng

cứ hay đeo đẳng suốt quãng đời thơ ấu và cả về sau này. Chưa kể, nỗi sợ còn truyền lại cho đời sau

với kiểu suy nghĩ và giáo dục rập khuôn của chừng ấy năm đã cho kết quả vào thời điểm hiện tại. Đó

có lẽ cũng phần nào lý giải vì sao các nước phát triển vượt bậc còn ta vẫn cứ tiến nhưng chẳng được

xa. Một số cá nhân xuất sắc thì đều ra nước ngoài sinh sống và làm việc, mà có lẽ ở đó họ mới đủ

“không khí” để thăng hoa tài năng.


Đọc viết để nắm tốt những kiến thức cơ bản là rất cần thiết, xong nếu chỉ dừng lại ở đó, không phát

huy được những gì mình đã hiểu thì khả năng hành động sẽ rất xa vời. Và thực tế, với hàng chục

nghìn sinh viên ra trường mỗi năm, mấy ai có thể làm tốt ngay công việc được đào tạo, trong khi với

thực tế cuộc sống, chỉ cần tốt nghiệp phổ thông, học sinh đã đủ tuổi và đủ kiến thức tối thiểu để vào
A
đời. Và vì thế, chuyện thừa thầy thiếu thợ, chuyện ra văn bản quy định nhà nước mà lại cứ đánh máy

sai sẽ còn xảy ra rất nhiều lần nữa trong tương lai.

Toàn Phong (Songmoi)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.