logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/07/2013 lúc 06:45:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Rời khu triển lãm Làng Nghề ở công viên Tứ Tượng, tôi vào thành nội xem hai nơi trưng bày cổ vật triều đình Huế. Trước hết là phòng trưng bày của nhà cổ học Trần Đình Sơn thứ đến là Viện Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình. TV quảng cáo hai nơi này mở cửa đón khách trong thời gian Festival làng nghề. Không nghe nói vào cửa tự do hay mua vé. Ở hải ngoại điều này bao giờ cũng rõ ràng, không nói vào cửa tự do tức là phải mua vé.
UserPostedImage
Biên chung và áo Mã tiên nữ nhạc



Qua cầu Trường Tiền quẹo phải đến cầu Gia Hội rẽ theo đường Huỳnh Thúc Kháng (Hàng Bè cũ) xuống cửa Đông Ba. Những năm trước đây nhánh sông đào từ chợ Đông Ba về Bao Vinh, Nôốc đậu san sát như nhà ổ chuột dọc theo những con kênh ở Sài Gòn. Cả nhà gần chục người lớn bé sống chung trên một chiếc thuyền, nước sông vừa ăn uống vừa vệ sinh. Một bà làm gà cạnh chị rửa đít cho con... Dưới mắt du khách, đây là cảnh lạ hấp dẫn, những hình ảnh hiếm có dưới bầu trời Âu Mỹ. Nay thành phố Huế đã giải tỏa đò nôốc và xây kè đá hai bờ sông Đông Ba, từ cầu Gia Hội về Bao Vinh. Dòng sông nay sạch sẽ hơn không còn cảnh những "chòi nổi" lềnh bềnh người với rác đặc nghẹt hai bên bờ. Dư luận cho biết khó khăn lắm mới làm được chuyện di dời.

UserPostedImage
Vật phẩm...


Phòng trưng bày cổ vật của ông Trần Đình Sơn nằm bên phải đường Mai Thúc Loan đi từ cửa Đông Ba vào chừng non cây số. Tôi là người đầu tiên vào xem vì trong nhà trưng bày, ngoài ba bạn trẻ trông coi, một nhân viên "bảo vệ" ngồi nhìn ra đường, không còn ai khác. Tôi vào và tự động đi xem từng món cổ vật thời Nguyễn bài trí trong các tủ gương. Căn nhà gỗ không lớn, mới dựng, phía sau còn dở dang xây cất.
UserPostedImage
Chuông cổ


Thử điểm qua các chú thích hiện vật:
Quả trầu gỗ trắc cẩn xà cừ - Điếu ống gỗ trắc cẩn xà cừ - Ấm kiểu cò bay lò đất nung - Nguyễn. TK XIX - Trà cụ.- Hủ đựng trà gáo dừa bằng đất nung Nguyễn -kt XX- Đồ gốm Việt phục vụ uống rượu Lý Trần tk XI - XIV - Vật phẩm phục vụ ăn trầu của Hoàng gia Nguyễn 1802-1945...
Ngoài ra còn nhiều thứ linh tinh gia dụng dưới thời Nguyễn mà lớp trẻ ngày nay khó tiếp cận nếu không được dẫn giải. Phải công nhận VN, ngoài nhà cổ ngoạn Vương Hồng Sển, khó có người tạo được một "bảo tàng" như ông Sơn. Công trình không những đòi hỏi một khả năng tài chánh mà còn cả niềm say mê và tâm huyết cho việc "ngậm ngãi tìm trầm" của mình. Một bài báo (Net) viết về ông Sơn có đoạn như sau:
"Cổ vật thuộc vềthế giới của"người xưa", ẩn chứa nhiều thông điệp vượt thời gian, không phải ai cũng cóthểcảm nhận và hiểu, nhưng ở Trần Đình Sơn dường nhưcómối giao cảm đặc biệt. Dưới lớp men sứ hay hình vẽ trên cổ vật, ông "đọc" hay giải mã được nhiều điều kỳ thú.
Cổvật nói chung bao gồm nhiều thểloại, thờiđại, xuất xứ... khác nhau, ông phân tích (rõ ràng). Rất khócóngười am hiểu sâu sắc được nhiều lãnh vực (như ông). Ông tự nhận mình chỉcóduyên với loạiđồ sứkýkiểu thời LêNguyễn, đơn giản vìđược sinh trưởng tại cốđô Huế, được nuôi dưỡng trong môi trường đậm đặc chất liệu cổđiển, tuổi thiếu niên thường rong chơi trong cốcung, lăng tẩm, chùa chiền..." (phần chữ nghiêng người viết thêm vào cho câu được trọn nghĩa).
UserPostedImage
Ngai Vua


Ông Sơn không dừng ở việc sưu tầm đồ cổ như một nhà cổ ngoạn thuần túy, mà còn "dấn thân" xa hơn, ông nhập vào linh hồn và thể xác mỗi đồ vật, "nghe tâm tư tình cảm" của cổ vật qua từng thời đại, từ đó ông "giải mã" những kỳ bí nhiều món đồ cổ mà xưa nay ít người làm được.
Trong phòng trưng bày có mấy tập sách viết chủ đề này:
- Cao Sơn - Lưu Thủy Ngộ Tri Âm
- Tản mạn Phú Xuân
- Những Nét Đan Thanh
- Thưởng ngoạn đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn 1808-1945
- Đồ Sứ Kí Kiểu Việt Nam Thời Lê - Trịnh (1533-1788)

UserPostedImage
Tác phẩm cổ ngoạn


Năm tập sách khá đồ sộ, có cuốn dày đến mấy phân. Chưa có dịp đọc qua những sách của ông, song với sự nghiệp tích lũy cả hai mặt: Hiện vật và công trình nghiên cứu, tôi tin bộ sách của ông Sơn thuộc hàng "hiếm quí". Có người đã nhận xét về cuốn "Những nét đan thanh" như sau:
"Chọn Những nét đan thanh làm đề tài cho cuốn sách đầu tay về cổ vật, cũng như một (cuộc) triển lãm chuyên về đồ uống trà của người Việt nhiều thế kỷ trước, ông muốn giới thiệuđến những người ham thích cổngoạn những điển tích, thơ văn thường gặp trên các loại hình đồ cổ. Điều đó giúp cho họcócăn bản, hứng thú để tiến xa hơn."
Ông Trần Đình Sơn luôn ưu tư về việc khôi phục và gìn giữ gia tài cổ vật của tiền nhân, ông nêu ý kiến:

* Làm sao khôi phục được An Nam tứ đại khí, từng là niềm hãnh diện của dân tộc, biểu tượng của văn hóa mỹ thuật Đại Việt đã bị giặc phương Bắc, phương Tây xâm lăng phá hoại: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh.
* Làm sao giải mã được ý nghĩa chính xác các biểu tượng, hoa văn, văn tự... trên các loại hình cổ vật đã được khai quật để chúng ta hiểu được định hướng của tổ tiên trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt .
* Tại sao những thành tựu về kiến trúc, mỹ thuật trang trí trải qua các triều đại độc lập tự chủ Lý, Trần, Lê càng ngày càng bị mai một. Hoặc nếu gần đây được trùng tu tôn tạo cũng dần dần lai tạp trở thành "nửa ta nửa Tàu" hoặc "nửa Tây nửa ta", nếu không kịp thời chấn chỉnh, có thể đất nước chúng ta đang bị xâm lăng văn hóa mặc dù nhiều người vẫn hô hào trở về với truyền thống dân tộc!

Những nhận xét của ông Sơn trên đây, chắc hẳn mọi con dân "nội ngoại" hôm nay, nếu còn tưởng nhớ Tổ Tiên, còn nghĩ về đất Mẹ tất đều thấy rõ. Không những bị xâm lăng về tinh thần mà cả thể xác nữa.
Có điều tôi hơi lạ, ông Trần Đình Sơn xuất thân từ học viện QGHC năm 1972, ông thừa hưởng trọn vẹn nền giáo dục, nền văn hóa văn chương miền Nam, ông là nhà cổ học nổi tiếng, công khó và tốn kém tầm cỡ quốc gia chưa chắc tích lũy được một gia tài vốn cổ như ông, nhưng không ngờ cách trình bày giới thiệu các cổ vật lại cẩu thả và dễ giải đến như vậy. Tôi ngạc nhiên trước những chú thích hiện vật trưng bày, từ cách viết vụng về nguệch ngoạc đến ý nghĩa chữ dùng. "Vật phẩm phục vụ ăn trầu", "Trà cụ", Đồ gốm Việt phục vụ uống rượu...??? Chẳng lẽ đấy là cách nói của người Việt đầu thế kỷ XIX? Tôi cho rằng ông Sơn muốn nói theo cách của các vị "PGS Tiến Sĩ" ngày nay cho hợp thời! Hiện vật thì cổ, người thì xưa mà chữ nghĩa thì "quá mới" mới đến độ vô nghĩa!
Đôi nhận xét khó nghe cũng chỉ vì mến mộ chủ nhân, yếu quí cổ vật chứ chẳng có ý gì khác, mong rằng không động lòng ai.

UserPostedImage
Ấm và lò


Từ phòng triển lãm của ông Trần Đình Sơn qua Bảo Tàng Cổ Vật không xa mấy, số 3 Lê Trực. Dường như vẫn còn sớm, nhìn vào trong, tòa nhà cổ im lìm, tôi hỏi người "bảo vệ" ngồi bên trong cổng, "Bảo tàng nay có mở cửa không anh?"
"Dạ có, chú mua vé chưa?"
Phòng vé cạnh lối đi bên trái cổng vào, tôi hỏi mua một vé. Vé 30 nghìn, nhưng trước khi đưa vé, cô nhân viên còn hỏi, "Chú có muốn vào Đại Nội luôn không?"
"Không."
Tôi đưa 30 nghìn để lấy vé, cô bán vé lại nài nỉ "Chú thêm 7 nghìn vào xem luôn Đại Nội." Một cô khác cũng xen vào "7 nghìn nữa thôi chú à."
Tôi rất khó chịu nhưng cố giữ bình tĩnh, "Cảm ơn các cô, tôi không có thì giờ."
Một việc làm mang tính văn hóa nghệ thuật mà chẳng khác gì các bà bán cá ở chợ Đông Ba. Tại sao phải chèo néo cho khách mất thì giờ.
Lúc vào nhà trưng bày, có người đứng sẵn ở cửa phát cho khách một túi ni long để xách dép, khách xem không được mang giày dép vào và không được quay lại nên xách dép theo để ra cửa sau luôn (đường một chiều!). Cổ vật cung đình ở đây có nhiều hiện vật lớn như long sàng, ngai vàng, hoặc nhỏ xíu như bộ sưu tập tiền đồng qua các triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Một số đồ cổ Pháp tặng như các bộ ly tách, bình đồ sứ Pháp. Nhìn chung bảo tàng có nhiều sưu tập:
Đồ gỗ sơn mài:
Nghề sơn xuất hiện sớm (khoảng thế kỷ II - III SCN). Đến thế kỷ XIX, trong công cuộc kiến thiết Kinh đô Huế, nghề sơn cũng theo các tiền nhân đất Bắc mà vào Nam, tham gia vào "Tượng cục Tất họa Tượng Ty" (cục thợ làm sơn thếp) của triều Nguyễn. Một số thợ học nghề cũng được thu nhận từ các vùng phụ cận Huế (Tiên Nộn, Dương Nỗ, Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Bảo tàng cổ vật cố đô Huế hiện giữ gần 50 hiện vật sơn mài, sơn khắc có niên đại nửa đầu thế kỷ XX, phần lớn là đồ trang trí, mỹ nghệ.
Sưu tập đồ vàng bạc:
Vào triều Nguyễn, cơ quan chế tác và gia công sản phẩm vàng, bạc là Kim ngân Tượng cục với sự phối hợp của các tượng cục có liên quan như: Kim mạo Tượng cục (cục thợ mũ vàng), Ngân mạo Tượng cục (cục thợ mũ bạc) thuộc Tiết Thận ty của Nội Vụ phủ. Phần này chỉ trưng bày tượng trưng một số (vì an toàn?)
UserPostedImage
Phòng trưng bày


Sưu tập trang phục cung đình:
Một vài mẫu trang phục tiêu biểu trong Cung. Cũng thì áo nhưng cách may và trang trí khác nhau theo thứ bậc triều đình " Áo vua trang trí rồng, áo hoàng tử trang trí lân, áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phụng. Mũ đại triều của vua có 9 hình rồng hướng thiên bằng vàng; mũ hoàng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng; mũ hoàng thái hậu chỉ thêu 9 con phượng; mũ của cung giai thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng...".
Tôi hỏi xin phép chụp một vài ảnh, các cô trực bảo phải hỏi anh trưởng phòng, rồi các cô chạy mang về cho tôi một người đàn ông còn trẻ. Anh giải thích những điều tôi đã biết và không cho chụp ảnh mà cho tôi một địa chỉ Website, anh bảo đảm không những đầy đủ hình ảnh mà đẹp nữa. Tôi dạo qua được nửa vòng phòng trưng bày thì có một đoàn bộ đội nam nữ ùa vào và ồn như chợ họp, họ cãi nhau gì đó, họ la oang oang như chốn không người, tưởng như họ đang xung phong diệt địch. Trên ngực họ nhiều huy chương lóng lánh trắng vàng. Tôi vội lủi nhanh về hướng cửa ra. Tạm chụp mấy hình bên ngoài phòng khi cần minh họa.
Về nhà tôi vào ngay trang Web www.hueworldheritage.org.vn (anh bảo tàng cho). Thật mất thì giờ, chẳng tìm thấy bóng dáng cổ vật nào cả, toàn bài quảng cáo danh lam di tích.
Mất một buổi đi xem di sản văn hóa cổ của nước nhà, lượm lặt chẳng được bao nhiêu lại gặp những chuyện trẻ con, chuyện phản cảm chẳng hứng thú gì.(1)
Việt Nam vốn đã mang tiếng "chụp dựt, chèo kéo" nhưng ít ra nơi chốn cần thể hiện nét văn minh văn hóa, cũng nên tỏ ra hiểu biết để giữ gìn gia phong quốc thể mới phải. Trên Vietnamnet ngày 10 - 5- 2013 mục kinh tế có nói về Viagra giả trên thị trường thuốc ở VN, chuyện này không có gì lạ, nhưng, bài "Khuyến mãi lừa đảo, xin đểu khách du lịch," mô tả về cung cách làm ăn của các hãng du lịch thì không chấp nhận được, nó bôi nhọ bộ mặt nước nhà. Không hiểu "cơ quan chức năng" đâu mà dung dưỡng chuyện như vậy. Câu nói của thầy giáo Đỗ Việt Khoa (được bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân phong tặng anh hùng lao động do có công chống "tiêu cực") năm xưa, hóa ra vẫn còn giá trị dài dài."Nhà nhà nói dối, người người nói dối".
Trần Công Nhung
Tháng 4 - 2013

(1) Trong trường hợp này nhân viên có thể đến nói nhỏ với "đoàn" yêu cầu họ bớt ồn. Hoặc chỉ cần nhắc người lớn tuổi, ông trưởng đoàn...Việc vào phòng triển lãm xách theo giày dép đã là một hình ảnh "man rợ" lại còn cho họp chợ thì quả là "đỉnh cao" của tệ hại.

Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 14, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Anh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng.
Độc giả muốn có sách nguyên bộ 13 tập (discount 50% + 20$ tập mới) xin Liên lạc với tác giả qua:
PO.Box 163 Garden Grove, CA. 92842. Tel. (714) 657-2177. Website: www.ltcn.net – email: trannhungcong46@gmail.com


Bài và ảnh Trần Công Nhung
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.121 giây.