logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/12/2018 lúc 12:34:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,691

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo Wikipedia, vào cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, tổ chức SIDA của Thụy Điển (Swedish International Development Cooperation Agency – Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển) có những chương trình viện trợ cho Việt Nam. Một trong những hành động đó là việc quyên góp các quần áo cũ của người dân. Những quần áo này được giặt giũ, làm sạch rồi đóng thùng gửi tới Việt Nam. Một số thùng quần áo này trở thành mặt hàng bày bán ngoài thị trường. Chúng thường được những người kinh doanh bán tại vỉa hè hay trong những cửa hàng nhỏ. Một số bộ quần áo còn tốt và giá cả thấp, hấp dẫn người mua, đặc biệt trong giới trẻ.
Quần áo sida là tên gọi của một số mặt hàng quần áo cũ được bày bán ở thị trường Việt Nam, bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối thập niên 1980. Nguồn gốc của những mặt hàng này là các thùng quần áo cũ do Tổ chức SIDA của Thụy Điển viện trợ. Vì thế chúng còn có các tên gọi đồ sida, hàng sida, đồ thùng, hàng thùng. Việc chữ “Sida” trùng với tên gọi căn bệnh SIDA/AIDS chỉ là ngẫu nhiên.
Thụy Điển từ lâu không còn viện trợ nữa nhưng trang phục cũ từ nhiều nguồn đóng bành, đóng kiện… vẫn đổ vào VN không ngưng, cộng thêm hàng second-hand trong nước. Tất cả những hàng này đều gọi chung là đồ SIDA, hàng Si, hàng thùng…

Loại hàng second hand này được chia thành nhiều loại
.
Hàng mua theo bành, công… về đến VN được nhanh chóng phân loại. Hàng vẫn còn mới, còn mốt… được tân trang rồi treo bán ở các shop theo giá ngất trời gần bằng hàng mới. Tiếp theo tách ra hàng loại 2, loại 3… cũng giặt giũ sạch sẽ, treo lên móc bán ở các chợ hoặc cuối cùng nhàu nát không thèm xếp, gấp đổ đống bán ở chợ chồm hổm, chợ công nhân…
Sau này, khách đông nườm nượp tới nỗi hàng Si không cần giả mạo trà trộn vào hàng mới mà đường hoàng ra mặt hàng cũ. Loại tuyển chọn chễm chệ nằm trong các cửa tiệm đẹp đẽ với giới khách riêng của mình. Đẹp,độc lạ và rẻ là nguyên nhân chính khiến hàng Si lên đời.
Hàng second hand VN cũng có nhưng không dồi dào. Người dư thừa quần áo thường chọn cách tặng người thân quen hay mang đi trao từ thiện. Một số ít bày bán ở hội chợ nhưng do hàng ít nên khách không có nhiều chọn lựa.
Mọi người vẫn truyền miệng nhau chợ bán đồ Si lớn nhất ở An Giang, nằm phía sau miễu Bà Chúa Xứ từ Kampuchia tuồn sang. Ai đi cúng miễu thường nhân thể đi tắt vào con hẻm nhỏ mua mắm và sắm vài món đồ cũ. Sau này, hẻm nhỏ đó đóng cửa, mắm chuyển lên nặt tiền đàng trước, và hàng Si phải theo con đường chính đi vòng chút xíu.
Hiện nay, tiện lợi hơn, nhiều cửa hàng Si bán cả sỉ và lẻ mở ngay tại thành phố để mọi người tiện mua bán, khỏi cần xuống tận Châu Đốc.
Ở Sài gòn chợ Si bày nhiều nhất ở bên hông chợ Bà Chiểu, đường Nguyễn Đình Chiểu, Bàn Cờ… Ở đó lả các gian hàng Si cố định, quần áo có khi vẫn còn giữ được nhãn mác,được treo móc đàng hoàng, nói thách hẳn hoi như mọi loại hàng hóa mới toanh giá trị khác.
UserPostedImage

Ngoài ra ở các ngôi chợ trong thành phố, xuống tới đuôi chợ, ngang chợ, thế nào cũng có vài hàng đồ Si trải bạt bán dưới đất. Trước kia, mỗi chợ có một hàng, nay do một số chợ nhà lồng truyền thống bị giải tán, tém dẹp, giải tỏa lề đường… nên hàng Si dạt vào các khu chợ nhỏ họp trong hẻm, chợ cóc… Mỗi chợ có khi có đến ba, bốn gian bán hàng thùng là ủi thẳng thớm mà vẫn không sợ ế khách.Thấp nhất là hàng Si tuy có giặt giũ nhưng thuốc tẩy mạnh tới nỗi vải bạc phếch, không là ủi và không xếp gọn gàng mà nhăn nhúm đổ đống lộn xộn dưới đất bán năm, mười ngàn một món.
Cuối cùng là hàng Si online. Hàng mua ở đó luôn luôn… bất trắc vì có thể không vừa, bợt rách… như mọi loại hàng online khác, đành chấp nhận thôi.
Hàng Si luôn đông khách. Thứ nhất vì giá rẻ hiển nhiên, thứ nữa kiểu cọ đa dạng, chất liệu và màu sắc phong phú khác hẳn hàng trong nước, lẫn vào trong đó có hàng hiệu hẳn hoi chứ chẳng phải toàn hàng… vô danh. Hàng chất như núi tha hồ lựa chọn không thích bỏ đi mà không sợ chủ lườm nguýt, chẳng những quần áo còn có thú nhồi bông, dây lưng, giày dép, túi xách, mũ, ba lô… Boot cổ cao, cổ thấp là món hàng đa số dân sành điệu đều ao ước cóít nhất một, hai đôi, mà nếu không vào hàng đồ cũ thì không cách nào sắm nổi.
Nhảy vào đó ngụp lặn cả buổi thế nào cũng moi ra được món đồ hợp ý với giá hời. Sau khi diện đồ, ra ngoài đường tung tăng, thiên hạ chẳng ai biết đó là hàng cũ hay mới.
Ở VN, hàng mới với giá phải chăng có thể là hàng VN, TQ hay Thái Lan. Thế nhưng hàng VN bị coi là mẫu mã không phong phú, hàng Thái không đặc biệt lắm, hàng TQ khá… quê tới mức chỉ cần nhìn kiểu cũng thể đoán được ngay nguồn gốc. Vì thế, người ta chuộng hàng của Âu Mỹ. Á Đông thì chỉ Nhật và Hàn, có chất liệu và kiểu dáng đẹp mắt hơn hẳn.
Có cầu ắt có cung. Qua đó mới thấy hàng Si đáp ứng nhu cầu khách thế nào. Bởi vậy các shop Si nở rộ khắp nơi và việc sắm đồ cũ không cần phải dấu giếm như trước kia. Thậm chí khi tậu được món đồ vừa đẹp vừa khá mới vừa rẻ, còn được dân tình khoe ra như một chiến tích. Các tiệm, các khu vực bán đồ Si được quảng cáo mạnh trên mạng vả tín đồ thời trang rỉ tai nhau các địa chỉ tin cậy. Một số shop còn thuê vị trí mặt tiền hay khu vực trung tâm và trang trí bắt mắt chẳng khác gì các shop thời thượng. Giá hàng ở những nơi này có khi lên đến vài trăm ngàn hay bạc triệu tùy nhãn hiệu nổi tiếng và độ mới.
Thành thử một phần nhờ đó mà dân Việt có thể theo kịp phần nào xu hướng ăn mặc quốc tế!
Bà giáo viên mầm non về hưu khoe: “Chỉ tốn hai trăm ngàn mà sắm được mấy bộ đồ vía”.
Quả đúng vậy, với đồng lương cố định khó lắm mới sắm được bộ đầm bạc triệu. chẳng lẽ đi chơi cứ một cái đầm đó mặc hoài. Rẻ hơn ba trăm ngàn thì xoàng quá, không thể lên đồ đi đám tiệc được. Vì thếchỉ với vài chục ngàn, ai nấyđều có thể diện mỗi nơi một bộ đồ “mới”.Ngắm hình mình trong mỗi bộ y phục khác nhau đều thấy mình quá lung linh. Hơn nữa lại không bị đụng hàng. Hàng Si một trăm cái khác nhau cả trăm và món nào nhìn cũng… được mắt. Chỉ chi ra số tiền nhỏ, dùng một thời gian ngắn bỏ đi không tiếc.Còn chi ra một triệu thì đầy đủ túi xách, giầy mũ… cho cả nhà trong khi hàng mới, cùng một số tiền đó, có khi chỉ mua được một món. Ngay cả chị công nhân cũng dễ dàng làm đẹp khi khoác lên người một bộ váy kim tuyến lóng lánh với giá phải chăng.
Trước kia mua đồ cũ ngoài chợ chỉ là dân nghèo, không thể sắm đồ mới nhưng nay đã khác. Ngoài khách ruột của hàng Si là các bà nội trợ, sinh viên… ít tiền, còn có dân văn phòng, công sở, thanh niên theo thời trang, người ưa thích các món đồ lạ trong đó có cả dân có tiền…
Bình dân hơn nữa chỉ có mười ngàn đồng, thậm chí năm ngàn đồng một cái áo. Với giá đó, áo thường bạc nhiều do tẩy mạnh, có vết rách, xước, bẩn…
UserPostedImage

Giá cả rẻ mạt khiến hàng second hand trở thành một thị trường mua bán không bao giờ sợ ế khách và các shop second hand nở rộ một cách mạnh mẽ.
Hàng cũ xuất xứ từ Nhật bản và Hàn quốc,đang trào lưu Hallyu nên rất hợp giới trẻ. Dân chuyên xài hàng Si chuyền nhau địa chỉ để săn các món hàng độc với rất nhiều style như vintage, bohemian hay thể thao. Nếu quen biết hoặc mua sắm lâu ngày, khách hàng sẽ được thông báo ngày khui thùng là một ngày trong tuần hay trong tháng để tha hồ lựa nước đầu. Cái ngày khai trương nho nhỏ đó hết sức nhộn nhịp và vui vẻ để cuối cùng tìm thấy món hàng ưng ý cũng là thú vui shopping thú vị mà không ít người mắc nghiện.
Không phải chỉ phụ nữ mới sục sạo hàng Si mà ngay cả nam giới cũng tìm đến để sắm mấy món thắt lưng, mũ lưỡi trai, quần short, quần jean, áo da, kiếng mát, giày thể thao… tròng lên người sành điệu vô cùng. Nếu không hàng thùng sao có thể theo đuổi mốt với giá rẻ mạt khoảng 1/10 như vậy được.
Từ đó hình thành nên dân chơi chuyên nghiệp lùng hàng Si. Trong mớ hỗn độn đó, họ “moi” ra được những món hàng hiệu nổi tiếng,chất lượng vẫn còn tốt hoặc chỉ cần sửa lại chút ít với giá rẻ không ngờ, trong khi món đồ đó nếu mới tinh hoàn toàn nằm ngoài túi tiền của họ.Không những đẹp và rẻ mà còn độc nữa, tức là không ai giống mình. Giống nhau là vấn đề đại kỵ trong thời trang. Ngay cả hàng trong nước cũng phải theo khuynh hướng này. Trước kia các xưởng may VN, y phục thường sản xuất hàng loạt cùng kiểu cùng màu nhưng nay đã cố gắng có sự thay đổi. Có thể cùng kiểu nhưng ít nhất phải khác màu hoặc cùng màu nhưng khác kiểu để tránh chuyện ra ngoài đường thấy ai cũng mặc giống hệt nhau.
Dù sao của rẻ là của ôi nên ngoài tiệm đã ngắm kỹ rồi mà về nhà, người ta mới nhận ra chỗ sứt chỉ, ngả màu, áo da rơi mất đinh tán, túi xách sờn hẳn góc đáy… Giá cực rẻcó khi chỉ dăm ngàn một mónnên chuyện đó chấp nhận, không ai phàn nàn, chẳng ai dí mắt vào soi món đồ của mình để phát giác ra những chỗ khiếm khuyết đó.Nhiều người cẩn thận, không muốn mặc lại quần áo cũ của người khác nên chỉ săn giày dép, túi xách hàng hiệu, mẫu kiếng mắt đẹp,…
Bà Doanh chuyên buôn đồ Sida. Tối đến, hai vợ chồng bà cùng với đứa con chong đèn dùng lưỡi lam, nhíp… tẩy xóa hết những phần vải bị đổ lông, rồi giặt, tẩy, tân trang cho món hàng trở nên thơm tho, choáng lộn.
Người mua hàng cũng phải xem xét kỹ lưỡng, coi đường kim mũi chỉ có bị bở bung ra chưa? Có những chiếc quần jean ngắn cũn cỡn, rách te tua kiểu dân chơi nhưng chưa tẩy hết vết ố vàng.Không nhiều lắm nhưng vẫn có trường hợp mặc đồ cũ bị dị ứng gây bệnh ngoài da.
Không phải chủ cửa hàng second hand nào cũng lời đậm, nhất là những người mới vào nghề không tìm được nguồn hàng rẻ và chất lượng. Mỗi kiện hàng có giá từ vài triệu đến mười mấy triệu, chỉ mắt nhìn bên ngoài mà đánh giá hàng bên trong. Nếu không may mắn, trúng nhằm kiện hàng độn tức là trong đó có hàng hỏng rách… hay hàng TQ chẳng những mẫu mã xấu lại còn bốc mùi thì coi như lỗ nặng và có khi sập tiệm phải đóng cửa.
Dù sao hàng Si cũng góp phần vào thị trường quần áo VN, giải quyết được vấn đề quần áo cho người nghèo.
Saigon cô nương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.