logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/12/2018 lúc 10:25:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
"Xin lỗi và Cảm ơn" là cách thể hiện nhận thức đúng-sai, tốt-xấu; là cách thể hiện nhân cách và lòng tự trọng của mỗi người; và cũng chính là thể hiện sự văn minh, nhân bản của xã hội…
Còn văn minh của người Việt Nam mình thì… Thật lạ lùng !?
 
 
Trong nhiều nền văn minh trên thế giới, “Xin lỗi và Cảm ơn” đã thành một thói quen; là một phần cá tính không tách rời ra được. Người Tây phương nói xin lỗi luôn miệng mỗi khi làm chuyện  gì mà họ thấy không đúng, sai; và nói xin lỗi ngay cả những cái sai mà họ không bao giờ làm (?)  Họ cũng nói cảm ơn khi có người làm chuyện gì tốt (không nhất thiết phải cho người nói “Cảm ơn”).  Ngay từ lúc còn trẻ họ đã quen với phong tục “Xin lỗi và Cảm ơn” từ giáo dục học đường gia đình là phải giữ tính tốt (good manner) và kính trọng (respectful) mọi người chung quanh, không riêng gì với cha mẹ ông bà chú bác của chính mình.  Có nhiều người Việt tranh luận là “hành động cụ thể tốt hơn lời nói”;  hay những lời nói đi nói lại nhiều quá nhiều lần hay không đúng chỗ sẽ thành nhàm, mất hết ý nghĩa...  Theo tôi, trong văn hóa “ngoại giao” Tây phương, chữ “Xin lỗi và Cảm ơn” dường như không rơi vào hoàn cảnh tranh luận loại này của người Việt.
 
Việt Nam ta luôn luôn hãnh diện vì có “4 ngàn năm văn hiến” và châm ngôn đề cao “Tiên học lễ, Hậu học văn”; nhưng thật đáng tiếc “văn hóa và lễ” của Việt Nam thiếu hẳn việc khuyến khích nói ra lời “Xin lỗi và Cám ơn” hay ít ra không thấy lời nói này xuất hiện một cách đúng mức trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.  Thanh thiếu niên trong nước ngày nay học đòi mau chóng cách sống hiện đại của ngoại quốc, từ thời trang, âm nhạc cho đến cách sử dụng các trang mạng xã hội…  nhưng giới trẻ lại quên học những cách thể hiện “văn hóa” tốt, tử tế của người ngoại quốc. 
 
Có lẽ vì Văn hóa Á châu và Việt Nam ta đặt nặng vấn đề thể diện (Saving face), nhất là đối với người có quyền cao chức rộng, bậc cha mẹ, đàn anh, đàn chị…  Một khi phải lên tiếng xin lỗi hay cảm ơn thì sợ sẽ mất thể diện (mất mặt mũi?!)  Đôi khi lời “Xin Lỗi và Cảm Ơn” còn bị văn hóa Á châu xem như “khách sáo” không thật lòng, không cần thiết, mất thời giờ.  Đây là những bức tường xấu xí lạc hậu mà chúng ta cần phải có can đảm đạp đổ.  Mình nên luôn luôn giữ gìn những cái tốt đẹp của văn hóa Việt; nhưng đồng thời cũng nên mở mắt ra để học những cái tốt, cái lịch lãm của văn hóa ngoại quốc – không học cái xấu của họ.
 
Sau năm 1975, có đến 3-4 triệu người Việt đi tị nạn cộng sản sống ở ngoại quốc.  Trong cuộc sống hàng ngày ở nước ngoài, họ nhận ra ngay là người ngoại quốc có cái văn hóa “Xin Lỗi và Cám Ơn” rất đơn giản và cởi mở - không hề được xem là chuyện nhỏ nhặt, không đáng chú ý như ở trong nước Việt.  Chỉ việc nói một cách tự nhiên “xin lỗi” khi mắc lỗi, sai lầm và nói “cảm ơn” khi nhận ơn với mọi người chung quanh; không kể là thân hay sơ; tuổi tác, cấp bậc.  Nếu để ý sẽ thấy ngay cả những thùng rác vô tri ở góc phố cũng có lời “Cảm ơn đã bỏ rác vào thùng” thì nói chi đến con người với nhau.  Người dân Việt vốn dĩ đã trọng tình nghĩa và ngay thẳng nên chỉ cần một thời gian ngắn là hội nhập ngay vào văn hóa tử tế và lịch sự này nhanh chóng không hề có vấn đề gì cả. 
 
Một khi “Việt kiều” về thăm quê nhà thì dù họ có dấu diếm, trá hình bằng cách nào đi nữa (mục đích để tránh bị “chặt chém”) cũng bị người trong nước nhận ra ngay là người về từ nước ngoài vì cách hành xử “kỳ lạ” khi cứ luôn mồm “Xin lỗi và Cảm ơn.”  Đôi khi còn bị người dân trong nước nói móc, dè bỉu là:
 
“Ờ mà xin tình, xin tiền, xin việc chứ làm ..éo gì phải xin lỗi!  Ai có lỗi đâu mà cho.” 
 
Thiệt bó tay dân Việt ta luôn. 
 
Một số người Việt khác trong nước còn bào chữa là vì đời sống công nghệ trong nước thay đổi quá nhanh nên đạo đức bị suy đồi (cái gì? đạo đức HCM/cách mạng à?)  như vậy đó.  Nên biết đời sống người Tây phương còn nhanh gấp bội, và công nghệ của họ bỏ xa nước Việt nhưng họ vẫn duy trì cách đối xử, xã giao hòa nhã tốt đẹp!
 
Trong khi văn hóa “Xin lỗi và Cảm ơn” ở Việt Nam còn đang ở mức thiếu chuẩn mực thì ở Hoa kỳ hiện nay, người Mỹ còn có xu hướng tìm mọi cách nói “Cám ơn” nhiều hơn để dần dà thay thế cho “Xin lỗi” trong trường hợp họ làm gì sai hay làm phiền người khác.  Như nhạc sĩ Willie Nelson đã nói:
 
“Một khi chúng ta thay thế tư tưởng ‘negative’ thành ‘positive’ thì chúng ta sẽ nhận được các kết quả ‘positive’.” (Once you replace negative thoughts with positive ones, you start having positive results). 
 
Thí dụ: 
 
Thay vì nói “Xin lỗi tôi đã đến trễ” thì tốt hơn nên nói là “Cám ơn quý vị đã chịu khó chờ tôi.” 
 
Hay một khi mình làm chuyện gì sai và bị chỉ trích thì thay vì nói là “Tôi thành thật xin lỗi về việc làm sai lầm” thì có thể nói là “Cảm ơn đã cho tôi lời chỉ dẫn vể cái sai…”
 
Tóm lại, mỗi người chúng ta cần rộng lượng và bớt ích kỷ hơn. Phải biết đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của người khác - "Hãy Làm cho người khác những gì mình muốn họ làm cho mình"; Golden Rule: “Do unto others as you would have them do unto you.” (Matt. 7:12) -    Như vậy đời sống sẽ tốt đẹp và tử tế hơn.  Để làm được như thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cần học một chuyện tốt của người Tây phương.  Đó là cách nói “Xin Lỗi và Cảm ơn…”
 
Biết rồi khổ lắm!  Trong đời sống chuyện học hỏi không bao giờ hết và trễ cả.
 
Ngày 18 tháng 12 năm 2018
Trần Văn Giang

  
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.