logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/12/2018 lúc 10:37:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cách đây vài thập niên, nhiều người đã nói rằng trong Phật Giáo không có âm nhạc, chỉ có tiếng mõ, tiếng chuông đều đều, ru ngủ. Họ cho rằng các bài hát có tính cách Phật Giáo chỉ phát triển từ khoảng trên 10 năm nay, và những bài nhạc được hát trong các buổi nghi lễ thì khởi đầu rất thô sơ, không phong phú như trong các tôn giáo khác. Những năm trước 1975, khi nói về âm nhạc trong Phật Giáo, có người nói Phật Giáo không nên có âm nhạc, vì âm nhạc là phương tiện quyến rũ của ma quỷ, có lẽ vì họ đã dựa vào sự kiện Đức Thế Tôn từng bị ma quỷ cám dỗ bằng Thanh (nhạc) và Sắc (dục) dưới gốc bồ đề. Thiển nghĩ, nhận định này không đúng vì thực tế, âm nhạc đã ẩn sâu trong Phật Giáo từ vài ngàn năm nay.

Trước hết,  m Nhạc là gì? Xin thưa:  m nhạc là âm thanh được phát ra từ miệng cũng như từ các khí cụ theo những cao độ hay thang bậc phát âm khác nhau.  m nhạc thay đổi tùy theo trường độ (hay độ dài) khác nhau, và cường độ (tức độ mạnh yếu) khác nhau.  m nhạc cao quý là phương tiện để thanh lọc tâm hồn.  m Nhạc tốt sẽ hướng dẫn người nghe đến đỉnh cao của trí thức.

Nếu định nghĩa như vậy thì từ ngàn xưa, những người theo Phật Giáo đã tụng kinh, gõ mõ, gõ khánh để tạo ra những âm thanh khác nhau. So sánh với 7 nốt nhạc của Tây Phương, thì tiếng mõ “cóc cóc” tương đương với một nốt nhạc, tiếng khánh vang  “oang” là một nốt nhạc khác, và tiếng tụng kinh lên bổng xuống trầm là các nốt nhạc khác. Sự tập hợp của tiếng mõ, tiếng khánh, tiếng tụng kinh đã quyện vào nhau thành một trường phái âm nhạc đặc biệt có tác dụng tâm sinh lý làm người nghe như chìm vào trong một không gian khác. Quan trọng hơn cả, là sự hòa hợp của các âm thanh nói trên có tác dụng siêu nhiên làm thay đổi tâm hồn của người nghe, từ lo lắng, phiền muộn thành thanh thản, quên hết ưu phiền, từ tuyệt vọng biến thành hy vọng.

Đã có không biết bao nhiêu trường hợp mà con người chán nản, chỉ muốn kết liễu đời minh, nhưng khi vừa bước vào chùa, lập tức thấy tất cả niềm thất vọng tiêu tan. Thậm chí có nhiều trường hợp mà những người luôn có tà niệm, luôn vọng động, khi nghe thấy tiếng tụng kinh hòa nhập với tiếng mõ, tiếng chuông, đã giác ngộ, để trở thành những người Con Phật chân chính.

Như vậy, âm nhạc trong đạo Phât, thật ra đã là một phương tiên siêu nhiêu có từ ngàn đời trước và tùy theo dân tộc, quốc gia mà âm nhạc Phật Giáo phát triển theo các hình thức khác nhau. Như đạo Phật ở Tây Tạng, từ ngàn xưa đã dùng âm nhạc như phương tiện khiến cho Phật Tử thực hành Chánh Đạo một cách nhẹ nhàng, siêu thoát. Trước khi vào chùa, Phật tử phải đẩy xoay vòng một dẫy các chuông nhỏ, để tìm sự bình an. Đa số Phật Tử Tây Tạng thích nhẩy múa với lục lạc, với chuông trước khi tụng kinh, vì thế mà tâm hồn người Phật Tử Tây Tạng thật thuần khiết, đơn giản, người nào cũng cảm thấy chữ Giác Ngộ ngay chính tâm hồn mình.

Vài dân tộc Đông Nam Á Châu khác cũng đam mê vũ theo điệu nhạc trước chính điện. Nhiều điệu vũ đã thể hiện các câu chuyện dựa theo các tích truyện về Đức Phật, các đệ tử của Đức Thế Tôn, hay các câu chuyện răn dậy nhân gian phải sống theo giáo lý của Phật.

Thời đại ngày nay, đa số các trường phái âm nhạc của các quốc gia phát triển đã biến thành phương tiện ru ngủ con người, khiến con người dễ lạc vào Mê đạo. Một số các chương trình âm nhạc lại còn thể hiện những tư tưởng ma quỷ, kêu gào làm những chuyện thất đức.

Vì thế, âm nhạc cũng như các vũ điệu Phật Giáo là ngọn đuốc sáng giữa thế kỷ tối tăm, là phương tiện cần thiết để giúp nhận thức được đường giải thoát khỏi dục vọng một cách dễ dàng và thoải mái, giúp con người tìm về Chánh Đạo, là niềm vui và hạnh phúc của nhiều chục triệu người con Phật trong thế giới đầy tà ma, quỷ quái này.

Chu Tất Tiến
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.037 giây.