logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/07/2013 lúc 04:53:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nữ sinh đi bán vé số Courtesy Tuoitre.vn
Chật vật tìm việc làm mùa hè Nếu những ngày đầu hè, học sinh kéo nhau đi bán vé số kiếm thêm tiền trang trải cho niên học tới, thì vài ngày gần đây, sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi thi học kì 2 và chính thức nghỉ hè, nhiều sinh viên ở thành phố Đà Nẵng bủa ra khắp các huyện để bán vé số. Phần lớn họ là những sinh viên trường cao đẳng nghề và cao đẳng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. Họ có gốc gác từ các vùng quê hẻo lánh và miền núi, có kinh tế gia đình khó khăn, không chen chân phục vụ được ở các quán, họ phải nghĩ kế sinh nhai qua mùa hè.

Một bạn nữ tên Thùy, sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng, cho chúng tôi biết rằng mỗi sáng, em thức dậy lúc 5h và ăn uống qua loa một gói mì tôm, sau đó đón xe bus vào thẳng Điện Bàn, rồi đi bán dạo vé số ở Điện Bàn trong buổi cà phê sáng ở các quán. Đến trưa, em đón xe bus hoặc đi nhờ xe của ai đó xuống Hội An để tiếp tục bán trong các quán, đến 3h30 chiều, em lại bắt xe bus Hội An về Đà nẵng trả vé. Trên xe bus, em cũng tranh thủ mời vé các hành khách với hy vọng bán được tấm nào mừng tấm đó.
Thùy cho biết thêm, em quê ở huyện Trà My, ra Đà Nẵng học được một năm nay, nghỉ hè, em định sẽ về nhà phụ với gia đình làm vườn, làm ruộng, nhưng bây giờ nhà nông đang rảnh rỗi vì mùa lúa đã sạ xong, làm vườn thì trời nắng nóng, rau cải cũng chẳng lên được, nội tiền nước và phân tro không bù lỗ được, nếu Thùy về nhà làm phụ, có khi lại thành gánh nặng của gia đình. Mà đi tìm việc làm thêm ở các quán trong thành phố quá khó bởi mùa hè năm nay có quá nhiều sinh viên ở lại tìm việc làm thêm. Các quán nhậu, quán cà phê trong thành phố cũng đầy nghẹt sinh viên xin việc. Nghĩ mãi không ra, cuối cùng, Thùy quyết định nhận vé số đi bán.
UserPostedImage
Vé số tỉnh Thừa Thiên (minh họa)

Một nữ sinh viên khác tên Khánh, học năm thứ nhất trường cao đằng nghề Đà Nẵng, cùng đi bán chung nhóm với Thùy, chia sẻ với chúng tôi thêm là gần như mùa hè năm nay, chuyện đi kiếm việc làm thêm đối với sinh viên nhà nghèo quá khó khăn. Tuy vậy, cơ hội thường đến với những sinh viên con nhà giàu vì họ sành điệu, quen với nếp sống thành phố, biết tiếp xúc, nói năng hợp với khách hơn sinh viên nhà quê như Khánh. Và trên hết là với sinh viên thành phố, con nhà giàu, chuyện đi làm thêm của họ lại không vì đồng tiền bát gạo mà mang tính chất thử nghiệm đời sống, lấy điểm với cha mẹ.

Có nhiều sinh viên thành phố làm xong ba tháng hè là cho luôn hai tháng tiền lương sau cho chủ, chỉ lấy tháng đầu về mua quà cho cha mẹ, bù vào đó, sau mùa hè, có khi các sinh viên này được cha mẹ mua sắm cho xe hơi hoặc xe tay ga. Nói chung, sinh viên con nhà giàu đi làm ít quan tâm đến tiền lương và sành điệu. Chính vì thế, cơ hội tìm việc của sinh viên thành phố, sinh viên con nhà giàu luôn cao hơn nhiều so với sinh viên nghèo đến từ các miền quê.
Lây lất, tủi nhục kiếm cơm và học phí

Bán vé số mùa hè trong giới sinh viên, dường như chỉ có sinh viên nữ chọn việc này, ít thấy sinh viên nam nào tham gia. Một nữ sinh viên trường cao đẳng nghề Đà Nẵng khác tên Dung, thường đi bán vé số ở Hòa Vang và Liên Chiểu, những quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng bán vé số nhọc nhằng lắm lắm, đôi khi buồn và tủi nhục nữa. Nói là buồn vì bây giờ người ta đi bán vé số quá nhiều, chuyện đi bán mỗi ngày cho được năm mươi tờ vé, kiếm năm mươi ngàn đồng quá ư là khó khăn.

Có nhiều hôm Dung đi suốt ngày, mời từ bàn này sang bàn nọ, từ quán này sang quán kia, cuối cùng, cả ngày đi bộ cả mấy chục cây số chỉ bán được hai mươi lăm tấm vé, buổi sáng ăn mì tôm, buổi trưa ăn mì tôm, buổi tối lại ăn mì tôm để dành ra một ít tiền tích lũy. Có tuần liên tục ba ngày ăn mì tôm, nói chuyện cũng nghe mùi mì tôm xốc lên mũi. Nhưng Dung vẫn nuôi hy vọng kiếm được nhiều tiền để dành cho năm học sau.

Dung nói có nhiều lần, vào quán cà phê hoặc quán nhậu mời vé, nhiều ông sòn sòn tuổi ngang với cha của Dung ở nhà chọn mua vài tấm vé nhưng kéo dài cả mười lăm, hai mươi phút, sau đó mời Dung uống bia, cô từ chối thì ông khách này đặt thẳng vấn đề là chỉ cần đi chơi, đi ngủ với ông một tuần, ông sẽ cho đủ học phí hai năm sau, khỏi cần phải lang thang đầu đường xó chợ mời từng tấm vé cực khổ. Nghe ông khách nói vậy, Dung thấy tê buốt cả lồng ngực bởi vì tổn thương, người ta đã hiểu nhầm động cơ kiếm tiền của cô, họ nghĩ rằng cô đi bán dâm trá hình bằng kiểu chào mời vé số.
Nhưng rồi suy đi nghĩ lại, cô càng quyết tâm hơn và không thấy buồn bực vì loại khách này nữa, bởi cô nghĩ rằng họ gặp cũng không ít các cô gái giả dạng sinh viên hoặc là sinh viên thực thụ cũng đi bán dâm trá hình kiếm tiền phụ giúp gia đình và trang trải học phí. Chuyện này nhiều, cô biết, và cô thấy thông cảm, thương xót cho các bạn cùng lứa hơn là ghét họ.

Một nữ sinh viên khác, yêu cầu giấu tên, hiện làm tiếp thị cho hãng bia Huda – Huế tại thị trường Liên Chiểu, Đà Nẵng, nói với chúng tôi rằng ban đầu cô cũng có ý nghĩ trong sáng như bao sinh viên nhà nghèo khác, cũng đi làm thêm, đi bán vé số mùa hè để kiếm tiền, nhưng dần dần, quá khổ, da sạm đen mà kiếm không ra tiền, bữa được bữa mất, mẹ cô ở quê lại bệnh nặng, cô tình cờ gặp một ông khách già hỏi cô muốn về làm việc cho ông không, giúp việc trong khu biệt thự của ông. Cô đồng ý, về làm được vài hôm thì ông này mời cô uống vài lon bia, cô say, đến khi cô tỉnh dậy, cuộc đời con gái của cô đã tan theo bọt bia của ông già. Nhưng, ông già này cho tiền cô rất nhiều, cô về chuyển mẹ lên bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật, chữa trị và làm nhà.

Kết cục, cô quyết định đi làm tiếp thị, cuộc đời sinh viên của cô chấm dứt sau một mối tình kéo dài gần hai năm với một ông già nhà giàu, cho đến phút ông ta lâm chung vì một tai nạn đột ngột trên giường với một sinh viên khác. Cũng may là gia đình ông khéo bưng bít chuyện này nên ông chết có thanh thản, không mang tiếng. Kể đến đây, cô tiếp thị bùi ngùi nói rằng đồng tiền là thứ thuốc độc mà đôi khi người ta biết nó độc vẫn cứ uống vì không còn lựa chọn nào khác.

Nghe câu chuyện của cô gái tiếp thị xong, một mối cảm hoài xa xôi nào đó về đời sống sinh viên thời kinh tế khốn khó lại dấy lên, buồn khó tả!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.