logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/12/2018 lúc 01:13:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu hỏi tôi có lạc quan về đời sống ở Mỹ không? Tôi sẽ trả lời là: Tôi chấp nhận chứ không lạc quan. Chấp nhận vì không thay đổi được gì nữa khi đơn giản là bây giờ trở về Sài gòn, tôi không đủ tài chánh để mua lại căn nhà mà tôi đã bán khi đi. Tất cả những việc làm ăn ở Sài gòn đã bị gián đoạn mấy chục năm, hầu hết người quen kẻ biết đã thất lạc. Thêm sự hội nhập với đời sống Mỹ đã biến tôi thành một con người không đến nỗi khác, nhưng không còn là tôi khi ở Sài gòn thì làm sao sống nổi, thích nghi được với Sài gòn sau mấy mươi năm xa cách…
Tôi chỉ còn cách chấp nhận cuộc sống với những điều như ý và bất như ý ở Mỹ, làm bổn phận công dân để được hưởng quyền lợi ở Mỹ sau mấy mươi năm đi làm và đóng thuế. Những điều không vui cũng đành chấp nhận vì ngoài khả năng, như việc đoàn người di dân từ Trung Mỹ đang khổ sở ở biên giới phía nam của Hoa Kỳ. Bản thân tôi cũng là người di dân nên lòng riêng thầm nguyện cho chính phủ Mỹ giúp đỡ họ, nhưng việc điều hành một quốc gia là việc của chính phủ, không thể làm theo ý nguyện riêng của ai được.
Tôi chỉ còn biết theo dõi tin tức về đoàn người di dân từng ngày, và cầu nguyện cho họ sớm được ổn định cuộc sống, cầu nguyện cho chính phủ Mỹ có cách giải quyết nhân đạo nhất mà chính phủ có thể. Cầu nguyện cho mọi người trên thế giới được bình an trên quê hương vì đâu ai muốn sống đời tạm bợ, tạm dung trên quê hương thứ hai. Người Việt di dân cũng như nhiều dân tộc khác nữa cùng tạm dung trên nước Mỹ bao la và bao dung này, người di dân nào cũng phải trải qua biết bao cực khổ để ồn định cuộc sống cho mình và gia đình trên quê hương thứ hai. Thấm thía lắm! Có thể nói sống đời di dân mới thấu hiểu được tâm tư tình cảm của người lạc mất quê hương vào những ngày cuối năm nặng trĩu trong lòng tình cảm với người thân xa cách, quê hương bỏ lại… Ngồi đọc những trang báo giấy, báo mạng như nhìn lại một năm qua, nhìn lại quê nhà mà sự xa cách tính năm chứ không còn tính tháng tính ngày. Người Việt xa quê không khỏi băn khoăn, khó hiểu với người dân Việt trong nước được thế giới đánh giá là một dân tộc lạc quan vào bậc nhất nhì thế giới?!
Gõ qua Google tìm định nghĩa của từ “lạc quan” lại không khó hiểu,“Lạc quan là thái độ sống điềm tĩnh, an nhiên trước những tình huống, sự việc không mong muốn xảy ra. Người có thái độ sống lạc quan sẽ luôn thấy sự thanh thản và nhẹ nhàng trong mỗi ngày sống. Đây cũng là kỹ năng sống tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.”
Ai chả biết đời sống của người dân trong nước, ngoài thiểu số được chế độ đặc ân nên có cuộc sống hơn cả đủ đầy; còn lại đại đa số người lao động đều chật vật với cơm áo gạo tiền, nơi ăn chốn ở; tầng lớp trí thức nghẹt thở với chế độ độc tài đảng trị, công an trị; những tiếng nói bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền đều vướng vào vòng tù tội vì đòi hỏi tự do, dân chủ…
Nhưng những đánh giá về sự lạc quan của người Viêt trong nước qua các cuộc khảo sát xã hội của một số tổ chức, viện nghiên cứu quốc tế lại rất… lạc quan!
Theo viện Gallup, Việt nam đứng trong danh sách 10 quốc gia dẫn đầu về lạc quan. Một cuộc thăm dò khác của Viện BVA của Pháp cũng cho kết quả tương tự sau khi khảo sát trên 63 quốc gia. Viện nghiên cứu Pew Research của Hoa Kỳ khảo sát trên 44 quốc gia cho hay, trong khi nhiều nước phát triển đang lo lắng cho thế hệ sau, thì Việt Nam lại là nước lạc quan nhất, 94% số người được hỏi tại Việt Nam cho rằng trẻ em trong nước hiện tại sẽ lớn lên trong điều kiện tốt hơn thế hệ cha mẹ hiện nay.
Điều mâu thuẫn giữa khảo sát đánh giá về lớp trẻ trong nước với thực tế du sinh mà người Việt hải ngoại bây giờ dễ dàng nhìn thấy các du sinh Việt nam tìm đủ cách để không phải trở về nước sau khi học xong. Khi được định cư hợp pháp thì họ chỉ quyết tâm làm giàu cho bản thân, ngoài ra không có mục đích sống nào khác, không có tinh thần quốc gia dân tộc, không cần tự do dân chủ, độc lập nhân quyền vì họ đã bị tẩy não với những giá trị ấy. Có thể nói ngay cả chủ nghĩa cộng sản cũng không có trong tâm tư lớp trẻ, những thế hệ được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nhưng khi trưởng thành thì họ tôn sùng và theo đuổi chủ nghĩa cá nhân.
Người Việt hải ngoại đa số từng là con rận trong chăn xã hội chủ nghĩa nên hiểu rõ cộng sản hơn những Viện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá quốc tế chỉ cỡi ngựa xem hoa khi nhận xét về Việt nam.
Bây giờ ta thử nhìn ra thế giới với hơn 50% người Ðức, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh và Ý tin rằng những đứa trẻ hiện nay tại những quốc gia này sẽ nghèo hơn so với thế hệ trước, quốc gia bi quan nhất là Pháp với 86% người được hỏi tin rằng thế hệ sau sẽ sống trong điều kiện khó khăn hơn hiện nay.
Vậy tại sao nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức quốc tế lại đánh giá Việt Nam là quốc gia hạnh phúc hàng đầu trên thế giới. Tổ chức phi chính phủ NEF bên Anh quốc nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường cũng xếp Việt nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng dựa trên ba điểm chính: mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình và môi trường sống. Travel Chanel đánh giá Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, một quốc gia hạnh phúc vào bậc nhất châu Á.
Vậy chúng ta hãy nhìn qua những đánh giá của Liên hiệp quốc về Việt nam để so sánh với những đánh giá không có những số liệu cụ thể mà chỉ cỡi ngựa xem hoa của những tổ chức, Viện nghiên cứu bất vụ lợi nên chẳng nói lên được điều gì thuyết phục.
Trong bảng xếp hạng “Good Country Index” của Liên hiệp quốc về những quốc gia đáng sống và đóng góp cho nhân loại, Việt nam được xếp thứ 124/125. Liên Hiệp quốc đánh giá một quốc gia đáng sống trên những căn bản nhất định phải có như: Đóng góp về khoa học kỹ thuật, văn hóa cho thế giới, đóng góp vào hòa bình, an ninh và trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp vào việc cải thiện hành tinh và nâng cao sức khỏe con người…
Với thứ hạng 124/ 125 của Việt nam theo đánh giá của Liên Hiệp quốc đã giải thích được việc du sinh Việt nam đa số không về nước sau khi học xong; những người trong nước có cơ hội, điều kiện đều rời bỏ quê hương để đi định cư ở nước ngoài… Liên Hiệp quốc chỉ ra được thực tế, thực trạng của một đất nước có hơn 90 triệu dân nhưng mỗi năm Việt nam có khoảng 11 ngàn người chết vì tai nạn giao thông, cho thấy ý thức của người dân về việc chấp hành luật lệ giao thông còn hạn hẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, không phát triển kịp với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hoá nhiều vùng nông thôn.
Một đất nước hạnh phúc thì vấn đề về y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ cho người dân rất quan trọng. Vậy ai có thể lạc quan được với tỷ lệ ung thư ở Việt nam cao nhất thế giới, (75 ngàn người chết mỗi năm vì ung thư do hàng hóa giả mạo, độc hại của Trung quốc và cả Việt Nam tràn ngập thị trường.) Một đất nước có 70% dân số làm nông nghiệp mà ăn uống cái gì cũng phải có chữ “sạch” thì người dân mới bớt lo lắng: rau sạch, nước sạch, cá sạch, thịt sạch, trứng sạch, sữa tiệt trùng… Khi một cộng đồng nói nhiều đến vấn đề gì thì đơn giản là cộng đồng đó đang thiếu thứ ấy! Ở Pháp đang biểu tình dữ dội để chống chính phủ đánh thêm thuế lên xăng dầu. Rõ ràng là ở Pháp xăng dầu đã quá mắc nên chống tăng thuế xăng dầu, đòi tồng thống từ chức. Vậy ở Việt nam cần phẩm chất hàng hoá, thực phẩm an toàn hơn nên chữ “sạch” lên ngôi. Làm sao người dân có thể hạnh phúc được trong môi trường, điều kiện sống lo sợ từ cái ăn tới ly nước uống… làm sao lạc quan được với điều kiện sống nơm nớp lo sợ đủ thứ độc hại quanh mình!
Càng khó để lạc quan về tương lai đất nước khi hệ thống giáo dục không đủ cơ sở hạ tầng cho các em nhỏ tới tuổi đến trường. Mùa tựu trường nào thì trên mặt báo trong nước cũng không thiếu chuyện phụ huynh học sinh phải luồn lách hối lộ, đi cửa sau nhờ vả thì con em mới được vào trường công. Trong khi ở những quốc gia tây phương bi quan về tương lai con em thì việc đi học là bắt buộc và miễn phí hoàn toàn đến hết bậc trung học.
Lạc quan sao nổi về tệ nạn bằng giả tràn lan trong giới lãnh đạo Việt nam cộng sản. Trong khi giới sinh viên nghèo, tốt nghiệp đại học thật nhưng không có ô dù nào che chở thì không có việc làm, phải làm những công việc không liên can đến ngành nghề được đào tạo; chỉ con cái của quan chức mới được sắp đặt vào những vị trí ngồi mát ăn bát vàng trong bộ máy công quyền.
Làm sao có thể lạc quan được với đạo đức xã hội ở Việt nam khi một cô Á hậu bán dâm nuôi miệng nhưng lại phải nuôi luôn hàng loạt báo chí của đảng mấy tháng trời vì cô chiếm trang nhất kỷ lục trên các báo. Bộ trưởng giáo dục của nước nào trên thế giới vô văn hoá hơn bộ trưởng giáo dục của Việt nam cộng sản khi tuyên bố trên báo đài, “nữ sinh viên bán dâm lần thứ tư sẽ bị đuổi học!” Coi như nền giáo dục trong nước đã mặc nhiên chấp nhận chuyện bán dâm của nữ sinh viên là chuyện bình thường, chà đạp lên nhân phẩm của nữ sinh viên, rộng hơn là người phụ nữ Việt nam trong nước. Bộ giáo dục và đào tạo đã giáo dục gì và đào tạo gì cho thế hệ tương lai?
Ngoài môi trường học đường nát bét là cả một xã hội vô văn hoá khi Hội hoa xuân năm nào cũng bị người Hà thành chà đạp, cướp hoa… Ở thành phố mang tên bác thì côn đồ tràn vào tới phòng cấp cứu của bệnh viện để đâm chém tiếp băng đảng đối nghịch.
Luật pháp đứng ngoài xã hội mạnh được yếu thua. Không ai thống kê nổi bất công, bất bình đẳng và những vấn nạn diễn ra hàng ngày trong xã hội Việt nam. Bài báo “Khi cái ác leo thang” đăng trên tờ “Thesaigonntimes.vn” từ năm 2014 đến nay vẫn nguyên trạng: “thượng bất chính, hạ tắc loạn.” Người dân vi phạm pháp luật vì thiếu ý thức, hay luật pháp không nghiêm minh nên không ai coi trọng luật pháp nữa? Mặt báo hằng ngày nhan nhản việc công an đánh chết người trong đồn công an chỉ bị xử lý nội bộ nên người thi hành pháp luật càng lộng hành. Cuối cùng là pháp luật không còn hiệu lực nên tham nhũng tràn lan, mức độ khổng lồ hơn với thực trạng xã hội ngày càng mục nát. Vụ Vinashin làm thất thoát bốn tỷ đô la của dân của nước, nay khui lại để thanh trừng bè phái chứ chẳng vì công đạo gì…
Nhưng tại sao lại có sự lạc quan kỳ lạ của người Việt trong nước với những cuộc khảo sát của các tổ chức quốc tế? Tại sao khác đến nghịch chiều trái lý với nghiên cứu xếp hạng của Liên hiệp quốc? Vì sự đánh giá của Liên hiệp quốc dựa trên các số liệu cụ thể, còn những cuộc khảo sát xã hội của các tổ chức quốc tế chỉ dựa vào câu trả lời của những người được phỏng vấn, họ chỉ đơn giản nói, hay đánh dấu “có” hoặc “không” trong câu hỏi đưa ra.
Người Việt trong nước lạc quan đến nổi tiếng thế giới thì phân tích những đáng giá của những Viện nghiên cứu dựa trên những câu hỏi chung chung, trả lời chung chung là “Yes or No – Có hoặc Không”. Khi xem tới những đánh giá của Liên hiệp quốc dựa trên những con số thực tế thì phần nào chúng ta đã hiểu ra sự lạc quan ảo. Có thể chứng minh qua việc mới đây đội túc cầu Việt nam đoạt giải vô địch khu vực AFF. Cả nước vui mừng còn hơn chiến thắng Đống Đa năm xưa của vua Quang Trung. Nhìn vào hai niềm vui cũ và mới. Niềm vui đánh đuổi được quân xâm lược từ lãnh đạo minh quân, lòng dân bất khuất. Còn niềm vui thời đại lãnh đạo Việt nam nô lệ giặc tàu, con dân chán ngán hết mọi chuyện trong nước từ xã hội tới đạo đức thì vui thể thao cho quên đi những điều đáng buồn cho một đất nước cần một đội tuyển siêu đẳng về khoa học kỹ thuật để phát triển đất nước trong thời hiện đại; cần một đội tuyển tri thức siêu việt để phục hưng đất nước, đá đổ bức tường ngu dốt và xảo trá xã hội chủ nghĩa mới là cần thực sự. Nhưng Việt nam giờ đây chỉ có những đôi chân đá banh của đội tuyển đem về cho đất nước được cái giải vô địch khu vực cỏn con, không đủ để bảo vệ biển đảo đang mất dần vào tay tàu cộng, đất đai mất dần ở phương bắc vì tiếp giáp kẻ thù truyền thống của giống nòi, đất đai phương nam ngày càng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do đầu tư nước ngoài của những tập đoàn tư bản ngoại bang. Đội tuyển bóng đá không cứu được xã hội suy đồi, đạo đức xuống thấp, lòng tin của người dân vào lãnh đạo đất nước; đá banh hay không cứu được những người bất đồng chính kiến đang ngồi tù, người dân oan bị đánh chết khi từ chối cường quyền cướp đất, giỡ nhà…
Người dân trong nước còn gì hơn “lạc quan” về một giải thể thao để tự lừa dối mình đang hạnh phúc. Chưa bao giờ “Triết lý con heo” của Lưu Hiểu Ba lại đúng đến chính xác về “xã hội lạc quan” Việt nam như bây giờ.
Quyển “Triết lý con heo” của ông cho thấy sự bán linh hồn cho quỷ dữ, tự ý ngoan ngoãn đi vào cái chuồng heo để được vỗ béo, yên thân, lẩn tránh trách nhiệm phải can đảm đứng ra bênh vực đa số quần chúng nạn nhân của sự áp bức bóc lột ở khắp nơi. Và sự tồi dở nhất loạt đã phá vỡ tất cả của giới trí thức hèn kém cam tâm phủ phục trước những kẻ lãnh đạo tồi tệ, tầm thường. Khiến sự cao cả của tâm hồn và sự uyên bác thông tuệ không còn chỗ đứng nữa…
Gần một thế kỷ ở miền Bắc và hơn 40 năm trên cả nước, đảng cộng sản Việt nam bằng chính sách tuyên truyền, giáo dục nhồi sọ và chế độ công an trị đã biến nước Việt nam thành một cái trại giam khổng lồ, quan trọng hơn cả là triệt tiêu ý thức đấu tranh cho công bằng, lẽ phải. Người dân bây giờ ngoan ngoãn trước cường quyền, lạc quan với thân phận bị trị.
Nhũng người thắng cuộc mặc sức dối trá, lừa gạt làm giàu cho bản thân và đồng bọn, kiêu hãnh với bầy đàn nhân dân đã được thuần phục.
Và vốn dĩ con người tham sống sợ chết nên chỉ còn cách lạc quan để tự lừa dối mình.
Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.