logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/04/2019 lúc 10:53:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Không mấy người quên bạo hành diễn ra trên khắp thế giới từ ngày đón mừng tân thiên niên kỷ. Ở mọi nơi trên thế giới, xảy ra mọi loại tàn sát, đủ cách chết chóc chẳng phải chỉ trên chiến trường, mà ở cả nơi vốn được coi là bình yên vô sự như bệnh viện, giáo đường, nơi nghỉ ngơi và trường học… Kẻ sát nhân nhân danh lý tưởng, tín ngưỡng và nhiều khi vì bốc đồng, vì ma túy hoặc cả khi vô cớ…đã nhúng tay vào máu như một bản năng tự nhiên. Máu đổ, thịt rơi, tang tóc bao trùm, tiếng khóc thành tiếng hờn căm uất nghẹn vì nạn nhân không tìm đươc câu trả lời và chẳng được mấy ai đoái hoài và công lý để mắt.
Vì đâu nên nỗi? Phải chăng con người ngay từ thuở sơ sinh đã mang mầm ác và bản năng tiêu diệt lẫn nhau đã có sẵn từ trái tim nhân loai từ thuở sơ sinh?
Vụ bạo hành mới đây, tháng ba, 2019, khiến câu hỏi bản chất chúng ta thiện hay ác lại gậm nhấm trí óc nhiều người.
Theo báo New Zealand Herald, ngày 15 tháng ba, 2019, cảnh sát tại Auckland được tin xảy ra những vụ khủng bố trong thành phố.
Vụ xảy ra sau những tiếng súng kinh hoàng nhằm vào hai thánh đường Hồi giáo ở thành phố Christchurch của New Zealand khiến 50 người thiệt mạng và trên 20 người khác bị thương.
Một đối tượng mặc quân phục mang theo khẩu súng tự động đã nã đạn vào đền thờ Masjid Al Noor trong lễ cầu nguyện buổi chiều. Một vụ xả súng khác xảy ra tại đền thờ ở Linwood Masjid.
Người đứng đầu lực lượng cảnh sát New Zealand, ông Mike Bush cho biết, các vụ tấn công nhà thờ ở Christchurch là vụ tấn công khủng bố “được lên kế hoạch kỹ lưỡng”.
Ít nhất một trong số các nghi phạm là một người gốc Australia. Kẻ này được cho là đã phát video trực tiếp kéo dài 17 phút về vụ tấn công trên mạng xã hội Facebook.
Nghi phạm tự nhận mình là “Brenton Tarrant” – một người da trắng 28 tuổi sinh ở Australia.
Đoạn livestream bắt đầu từ khi tay súng lái xe đến thánh đường Hồi giáo Al Noor ở đại lộ Deans, thành phố Christchurch, đỗ xe ở một lối đi gần đó.
Theo tờ NZ Herald, chiếc xe màu be có chứa vũ khí và đạn dược cùng các hộp đựng xăng ở ghế hành khách phía trước và trong cốp.
Sau đó, tên này mang theo vũ khí và bước vào nhà thờ, bắn chết nạn nhân đầu tiên ngay ở cửa.
Khi vào trong, hắn bắt đầu xả súng. Nạn nhân thứ hai cố gắng bò ra hành lang nhưng bị bắn thêm nhiều phát.
Tín đồ cố gắng ẩn nấp trong các góc phòng khi tay súng chặn ở hành lang không cho bất cứ ai trốn thoát. Y rình rập ở ngoài, bắn liên hồi, dừng lại để nạp đạn rồi bắn tiếp.
Sau đó, nghi phạm rời thánh đường bằng cửa trước chỉ 3 phút sau khi vào, bắn tiếp vào những chiếc xe chạy trên đường.
Hắn trở lại xe để lấy thêm đạn, rồi tiếp tục xả súng bừa bãi trên phố mà không có mục tiêu rõ ràng và nói: “Các anh em, có vẻ như chúng ta hôm nay không bắt thêm được con chim nào”.
Sau đó hắn lại vào thánh đường để tìm người sống sót và lại bắt đầu bắn vào những người nằm bất động.
Cảnh sát trưởng New Zealand Mike Bush cho biết 4 đối tượng bị bắt giữ gồm 3 người đàn ông và một phụ nữ. Lực lượng an ninh đã vô hiệu hóa các thiết bị nổ gài trên xe của các nghi phạm này.
Trước thảm họa này, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định, cảnh sát hiện bắt giữ 3 nghi phạm, thay vì 4 nghi phạm như thông tin trước đó và tuyên bố đất nước “đang trải qua ngày đen tối nhất”. Bà cảnh báo khả năng vẫn còn những kẻ đồng phạm trong vụ xả súng tại thành phố Christchurch, đồng thời nhấn mạnh đây là vụ bạo lực nghiêm trọng chưa từng có tại New Zealand.”
Những nguồn tin sau đó cho biết vụ khủng bố đã khiến 50 người thiệt mạng (46 nam và 4 nữ) ở độ tuổi 3 tới 77. Ngoài ra trên 50 chục nạn nhân khác bị thương tích nặng nhẹ khác nhau.
Đức Giáo hoàng Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thương vong và thiệt hại về nhân mạng gây ra bởi “những hành động bạo lực vô nghĩa” tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch
Dấu hỏi một lần nữa lại bao quanh trọn kiếp người. Tại sao lại giết người vì “những hành động bạo lực vô nghĩa”?
Liệu giải đáp của ký giả Tom Aglietti trong một bài công bố trên BBC Earth 15 tháng 1 2019 có giúp chúng ta một vài kiến giải đáp hay không?
“Liệu ta sinh ra đã có đạo đức bẩm sinh hay đó là tính cách ta phát triển khi lớn lên?
Con người từ khi sinh ra đã là người tốt hay kẻ xấu là vấn đề từ lâu đã được các nhà triết học thảo luận trong nhiều thế kỷ.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle nói rằng đạo đức là điều ta được học, và rằng từ khi sinh ra ta đã là “kẻ vô luân”, trong khi nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud cho rằng đứa trẻ sinh ra như tờ giấy trắng.
Bất cứ ai đọc tác phẩm “Chúa Ruồi” cũng cho rằng đứa trẻ là kẻ có nhân cách phản xã hội đầy đủ, chỉ chực chờ được trả tự do khỏi xiềng xích do người lớn áp đặt để dựng lên một tôn giáo cuồng tín và có ý định giết hại lẫn nhau tàn bạo.
Hobbes mô tả con người là “bẩn thỉu” và “tàn bạo”, cần phải có xã hội và luật lệ để chế ngự bản năng của họ, để từ đó có thể phát triển. Rồi tới lượt Russeau công khai chỉ trích ông, tranh luận rằng con người sẽ lịch thiệp và thuần khiết nếu không có sự tha hóa do lòng tham và sự bất bình đẳng do xã hội có đẳng cấp áp đặt.
Những nghiên cứu gần đây về sự phát triển trong tâm lý cho thấy có thể có một số bản tính tự nhiên “tốt” trong con người (hoặc, nói một cách kỹ thuật hơn, là ít nhất thì trẻ em cũng có thể vượt qua phán xét đạo đức vào những năm đầu đời ở mức độ nhiều hơn là những gì chúng ta từng nghĩ).
Một trong những nghiên cứu trong chương trình “Trẻ em: Thế giới tuyệt vời” (Babies: Their Wonderful World) đã được thực hiện theo cách nhằm mô tả liệu có hay không và ở độ tuổi nào những đứa trẻ chập chững biết đi thể hiện những hành vi có xu hướng là “tốt”.
Để làm điều này, các em bé dưới một năm tuổi được cho xem một chương trình múa rối với những hình dạng có màu sắc khác nhau, hoạt động theo cách có thể nhận ra rõ ràng là đúng hay sai về đạo đức.
Một vòng tròn đỏ đang cố gắng trèo lên một ngọn đồi, trong khi đó một hình vuông xanh “xấu xa” cố gắng kéo vòng tròn đỏ lại. Trong khi đó, hình tam giác vàng “tốt đẹp” nỗ lực giúp đỡ vòng tròn đỏ bằng cách đẩy nó lên.
Sau khi trình chiếu, các em bé được hỏi xem các em muốn chơi với hình nào nhất: Hình vuông xanh tội lỗi hay tam giác vàng tốt đẹp.
Có thể bạn cũng đoán được là tất cả các em đều chọn hình màu vàng, hình tam giác cho thấy hành vi “giúp đỡ” và “không ích kỷ”. Điều này cũng đúng khi áp dụng với trẻ khoảng bảy tháng tuổi.
Kết quả nghiên cứu tái khẳng định một phát giác trong nghiên cứu vào năm 2010 của Trung tâm Nhận thức Trẻ Sơ sinh tại Đại học Yale.
Nghiên cứu này đã đi sâu hơn với việc chứng minh em bé chọn các con rối vì hành vi của rối chứ không phải vì các lý do khác (ví dụ như sở thích bẩm sinh hay sự tương đồng với một số màu và hình dạng nhất định).
Khi chương trình được diễn lại với những hình ảnh đóng các vai đối lập, các em bé hầu như vẫn chọn hình đã đóng vai là “người giúp đỡ”.
Một nghiên cứu năm 2017 từ Đại học Kyoto có cách tiếp cận tương tự và phát hiện về nghiên cứu múa rối trên, có vẻ cũng xác nhận kết quả này.
Những em bé chừng sáu tháng tuổi được cho xem một video có ba nhân vật giống như trong trò chơi Pacman, gồm ‘nạn nhân’, ‘kẻ bắt nạt’ tông xe hung hãn vào nạn nhân rồi dồn ép nạn nhân vào tường, và một ‘bên thứ ba’.
‘Bên thứ ba’ sẽ làm gì đó ngăn cản nhằm giúp nạn nhân, bằng cách chạy vào giữa nạn nhân và kẻ bắt nạt, và cũng có đôi lúc sẽ bỏ chạy. Sau khi xem video, các em bé phải chọn nhân vật yêu thích và hầu hết đều chọn đặc vụ từ bên thứ ba cố gắng giúp đỡ nạn nhân.
Những nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ em thể hiện hành vi vị tha, như nghiên cứu “Gấu Mẹ” (Big Mother Study) từ Đại học Havard. Trong nghiên cứu này, các em bé không biết mình đang bị theo dõi vẫn hành động tử tế và giúp đỡ người khác, cho thấy rằng đó không chỉ là hành vi được học để tránh bị trừng phạt hay bị soi xét.
Trong khi những nghiên cứu này không hoàn toàn có thể phủ nhận quan điểm bi quan của Freud và Hobbes về bản tính tự nhiên của con người, thì chúng cũng có vẻ cho thấy trẻ em tự nhiên có khuynh hướng về hành vi vị tha và cha mẹ có thể khá tự tin vào điều đó, dù rằng bỏ con mình trên đảo hoang có lẽ vẫn không phải là ý tưởng hay, thì các em ít nhất cũng sẽ không cố gắng đẩy kẻ yếu nhất vào một hòn đá…”
Để hiểu thêm về bài trên, xin nói qua về học thuyết của J. J. Rousseau và của Hobbes cùng tác phầm nổi tiếng của nhà văn Anh William Golding được giải Nobel: Chúa ruồi (Lord of the Flies)(1954).
Với Chúa ruồi, một câu chuyện phiêu lưu đầy ám ảnh, một kiệt tác văn học kinh điển, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tổn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực “nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại?
Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ – từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu truyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng.
Trong triết học Đông Tây, hai quan niệm “thiện ác” từ thuở bẩm sinh của con người đã từng gây tranh cãi. Ở Đông phương, chúng ta đều biết Mạnh tử đời Xuân thu-Chiến quốc, trên hai ngàn nam trước đã chủ trương thuyết “tính thiện” (nhân chi sơ tính bản thiện),trong khi một vài triết gia khác đồng thời như Tuân tử cho rằng con người thuở sơ sinh “tính ác.” Dương Chu, một triết gia khác cho rằng con người vốn ích kỷ và nổi tiếng với câu “Nhổ một sợi lông mà có lợi cho thiên hạ cũng không làm” (Bạt nhất mao nhi lợi bất vi).
Trong triết Tây, có hai quan điểm đối lập nổi tiếng giữa Thomas Hobbes (1588 –1679) và Jean-Jacques Rousseau ( 1712 –1778) .
Hobbes thường cho rằng “người là chó sói đối với người” (Homō hominī lupus). Còn J.J. Rousseau, ngược lại, khẳng định ở mỗi người chúng ta có sẵn bản năng thần thánh phân biệt phân minh thiện ác, chính tà, gọi là lương tâm (Conscience ! Conscience ! Instinct divin, immortelle et céleste voix ; guide assuré d’un être ignorant et borné, mais intelligent et libre ; juge infaillible du bien et du mal).
Chu Nguyễn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.