logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/04/2019 lúc 09:11:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Với các tín đồ Cơ Đốc, ngày sinh và ngày mất của Chúa Jesus là hai dịp lớn trong năm. Vâng. Sự kiện Chúa Jesus Sống lại từ cõi chết trở thành Đấng Cứu thế được khẳng định và cũng là điểm son của niềm tin Cơ Đốc. Ngày kỷ niệm Chúa Jesus sống lại gọi là Easter. Đó cũng là ngày nhiều trẻ em được dịp đi săn trứng gà (egg hunting) đầy thú vị khó quên.
Với người Việt mình, dẫu không phải tín đồ Cơ Đốc từng đôi lần nghe qua tên gọi Jesus. Vâng. Không đi sâu vào những chi tiết tôn giáo, chỉ tìm hiểu từ lăng kính nhân văn thôi, Ngài là một nhân vật có ảnh hưởng lớn với lịch sử nhân loại, một triết gia, một lãnh tụ cách mạng tinh thần, một tấm gương sống đạo đức đáng quý, một nhân cách lớn làm nên những huyền thoại đi vào lòng nhân loại; tóm lại, Chúa Jesus là hình ảnh biểu tượng tôn giáo khó nhầm lẫn, bất kể bạn tin theo tôn giáo nào.
Với các di dân gốc Việt Công giáo, hình ảnh sinh hoạt kỷ niệm biến cố cuộc khổ nạn Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập giá bên nhà ngày nào luôn khó quên. Bắt đầu là nghi thức Chúa Jesus (tuy là bậc thầy nhưng khiêm tốn hạ mình) rửa chân cho các môn đệ. Rồi trong bữa tiệc ly Chúa Jesus tiên báo với các môn đệ một trong số họ sẽ phản bội, bán đứng Ngài cho các thày tư tế Do Thái giá 30 đồng bạc. Ám hiệu để lính đi bắt Chúa Jesus nhận diện là nụ hôn của môn đệ phản bội tên Judah đó. Rồi Chúa Jesus bị đưa ra tòa Tổng trấn Judaea dưới thời quan Pontius Pilate (nhiệm kỳ thứ V), ông này không tìm được lý do thỏa đáng kết tội Chúa Jesus nên trả Ngài về cho Vua Do Thái Herod. Cuối cùng bản án được đưa ra. Chúa Jesus bị kết án tử hình đóng đinh trên thập tự. Cuối cùng Ngài trút hơi thở trên thập tự. Xác được tháo xuống. Một người lãnh xác Ngài về an táng, tương truyền ông ta là Joseph, một thị dân của thị trấn Arimathea. Nhưng qua ngày thứ ba thì Ngài sống lại. Ngôi mộ bên trong trống rỗng. Khăn tẩn liệm xếp gọn ghẽ.
Đan xen trong toàn bộ câu chuyện lịch sử này (lồng trong bối cảnh văn hóa Công Giáo Việt xưa) rất phong phú. Nhiều nơi có ngắm đứng, một hình thức ngâm diễn kể lại nỗi khổ hạnh Chúa Jesus trải qua những giây phút cuối cuộc đời, sẽ có nghi thức đóng đinh, nghi thức tháo đinh, nghi thức táng xác; sau cùng là nghi thức hôn chân Chúa, toàn thân tượng Chúa Jesus phủ bởi loại bỏng nếp rất thơm, con chiên hôn lên vết đinh đóng vào bàn chân Chúa Jesus bốc một ít bỏng thơm ăn lấy lộc. Tối đến là kỷ niệm nghi thức Chúa Jesus sống lại. Sau đó Thánh Lễ Phục Sinh bắt đầu lúc trời khá khuya, kéo dài hơn bình thường vì là Lễ Trọng.
Sang bên này, người Việt Công giáo không còn cơ hội tái hiện lại những sinh hoạt tôn kính ấy. Họ trông thấy nhiều ngôi thánh đường có vẻ lạ. Quả nhiên thế, Mỹ có nhiều nhánh Cơ Đốc nên những ngôi thánh đường trông rất khác nhau. Điểm dễ nhận ra một thánh đường Công giáo là nhờ vào những bức tượng bên ngoài vì chỉ nhà thờ Công Giáo mới có tượng. Những thế hệ Công giáo Việt đầu tiên đi Lễ Mỹ nói tiếng Anh đầy ấn tượng. Rồi Cộng đồng Công giáo Việt lớn dần lên. Sau có Thánh lễ tiếng Việt do các linh mục Việt quản nhiệm phụ trách. Rồi cộng đồng đủ lông đủ cánh xin phép Giáo phận tách xứ, thành lập giáo xứ mới; từ đây những ngôi thánh đường Công giáo của người Việt mọc lên, khang trang hoành tráng.
Gẫm kỹ lại, lòng mộ đạo của người Việt thật đáng khâm phục. Người Mỹ bản xứ rất nể phục vì bãi đậu xe của nhà thờ Việt luôn được bảo quản ngăn nắp sạch sẽ. Mấy ngôi chùa Phật Giáo cũng vậy, cũng bề thế, cũng uy nghiêm hoành tráng, bãi đậu xe sạch sẽ, đẹp, gọn gàng; trong khi đó nhiều nhà thờ và trung tâm tôn giáo của Mỹ không thể giữ được vẻ đẹp tươm tất tương tự.
Trở lại câu chuyện chúa Jesus sống lại, thuật ngữ Lễ Phục Sinh sử dụng khá phổ biến trong các cộng đồng Cơ Đốc. Trung tâm điểm của niềm tin Cơ Đốc tóm gọn trong mầu nhiệm Chúa Jesus giáng thế mặc lấy thân phận con người, Ngài gánh tội, chịu chết và sống lại, vừa khẳng định Ngài chiến thắng Sự chết đồng thời tuyên bố sự kiện Ngài Phục Sinh trở thành giá cứu chuộc cho nhân loại. Và như thế, phần thưởng đời sau chính là Thiên Đàng vĩnh cửu vui hưởng nhan thánh Chúa, điều kiện tiên quyết cần phải có: Niềm Tin vào Ơn Cứu Chuộc của Chúa Jesus.
Bản sắc văn hóa địa phương tiến hành các nghi thức kỷ niệm biến cố Chúa Jesus Phục Sinh rất phong phú khắp nơi trên thế giới. Tại Mỹ, các sinh hoạt mừng Lễ Phục Sinh có phần âm thầm lặng lẽ so với Philippines (nơi có những phiên bản sùng đạo sốt sắng đến độ có người hy sinh nhập vai Chúa Jesus, cũng vác thánh giá bằng gỗ nặng, cũng chịu đóng đinh trên thập giá bằng đinh thật, búa thật), hay như tại Mexico nhiều hình thức sinh hoạt sầm uất kéo dài cả tuần lễ. Còn ở Mỹ có truyền thống săn trứng rất dễ thương. Tan lễ hôm Chúa Phục Sinh, bầy nhỏ sẽ tham gia buổi săn trứng rất hào hứng với những quả trứng gà luộc nhuộm phẩm, hoặc trứng nhựa có kẹo giấu bên trong được chôn giấu khá kỹ.
Tương tự Lễ Giáng Sinh (Noel), Lễ Phục Sinh (Easter) là dịp các doanh nghiệp và các chợ tranh thủ kiếm tiền. Vâng, tại các chợ, từ Wal-Mart cho đến Target, Amazon.com dĩ nhiên khỏi bàn; hay ghé mấy chợ bán thực phẩm hay các tiệm bán lẻ thuộc hệ thống CVS hay Walgreens khách thấy các chợ đua nhau bày bán nhiều mặt hàng trang trí, kẹo bánh, trứng nhựa (người lớn mua về bỏ kẹo vô cho trẻ đi săn), hay những con thỏ bằng chocolate, những con thỏ bằng nhựa, bằng gỗ… trang hoàng ngộ nghĩnh, bán khá chạy vì vẻ đẹp ngây thơ của chúng.
Trong quá khứ, để tăng số tín đồ duy trì Hội thánh vững mạnh, các nhánh Cơ Đốc, trong đó có Công Giáo cổ xúy sinh sản tự nhiên và truyền giáo. Hiển nhiên sinh sản thêm con cái để thờ phượng Thiên Chúa tương đối dễ thực hiện hơn so với ngả truyền giáo. Huấn lệnh của Chúa Jesus trước khi Ngài về Trời dặn dò các môn đệ hãy tiếp tục rao giảng Tin Mừng (hoặc Tin Lành như cách gọi của nhiều chi nhánh Cơ Đốc), đó là giải thích tại sao hình ảnh những chú thỏ xinh đẹp trở thành biểu tượng có giá trị khai thác đối với các Hội thánh Cơ Đốc vì loài thỏ sinh sản rất nhanh, ngụ ý nếu các đạo hữu sinh sản nhiều con sẽ giúp cho Hội thánh mạnh mẽ, cường thịnh.
Nhiều hãng xưởng cho nhân viên nghỉ Easter ăn lương hôm thứ sáu trước Lễ Phục Sinh. Còn chính phủ và các văn phòng công Easter nhân viên không được nghỉ. Vả lại Easter luôn rơi vào ngày chủ nhật (vốn khác với Lễ Noel rơi vào ngày 25 tháng 12 nên có thể là ngày thường như thứ hai, thứ ba, thứ tư…) hãng xưởng nào “sộp” sẽ cho nhân viên nghỉ việc ăn lương vào hôm Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday) trước Lễ Easter. Tại Mỹ khoảng 71% cho rằng mình là tín đồ Cơ Đốc (Christians), hiển nhiên Lễ Phục Sinh là dịp quan trọng. Tuy nhiên số người Mỹ đi nhà thờ (churchgoer) đều đặn không có thống kê đầy đủ vì lịch đi nhà thờ mỗi người mỗi khác.
Không bàn chuyện tín đồ Cơ Đốc đi lễ thường xuyên hay không, chỉ bàn đến số tiền dân Mỹ chi xài dịp Easter đủ khiến chúng ta giật mình. Năm 2017, dân Mỹ đổ ra hơn 18 tỷ Mỹ kim cho Easter. Theo USA Today, năm 2017 dân Mỹ xài cho Easter nhiều hơn năm 2016 tới 6%. Phải chăng Tổng thống Trump đắc cử nên các fans ủng hộ ông (thuộc cánh hữu, óc truyền thống, rất sùng đạo) vui vẻ hơn nên chi tiêu có phần rộng rãi hơn.
Thông tin dân Mỹ xài bao nhiêu cho Easter năm 2018 chưa có. Theo Tổ chức NRF (National Retail Federation) trung bình đầu người dân Mỹ bỏ ra $154 cho dịp Easter 2017. Nếu tính theo các lĩnh vực mua sắm ta có những con số như sau. Tiền dành cho thức ăn dịp Easter, dân Mỹ chi tiêu khoảng 5.8 tỷ Mỹ kim. Còn kẹo? Số tiền lên đến 2.6 tỷ Mỹ kim. Mua sắm quần áo cho dịp lễ này, NRF cho biết dân Mỹ móc hầu bao ra khoảng 3.3 tỷ Mỹ kim. Còn quà cáp, dân Mỹ tiêu khoảng 2.6 tỷ Mỹ kim. Hoa tươi bán khá chạy, dân Mỹ bỏ khoảng 1.2 tỷ Mỹ kim. Còn những mặt hàng trang trí, dân Mỹ bỏ ra khoảng 1.1 tỷ Mỹ kim. Còn thiệp Easter, bạn tưởng chúng đã chết từ lâu. Nhưng không. Khá bất ngờ, dân Mỹ bỏ ra 788 triệu Mỹ kim để mua thiệp Easter gởi cho người thân, người quen, bè bạn…
Năm nay Easter rơi vào ngày 21 tháng tư.
Và tháng tư đã về được ba tuần lễ rồi. Bắt đầu là April’s Fool Day (Cá tháng Tư), có vẻ dạo gần đây tình hình chính trị Mỹ ngày nào cũng na ná như Cá tháng Tư. Bởi tin vui và tin tốt càng ngày càng hiếm hoi. Thay vào đó chỉ thấy trên mặt báo hoặc trên vô tuyến, trên radio những câu chuyện thoạt nghe cứ tưởng chuyện đùa.
Và cột mốc 30-04 hàng năm lại về. Những dòng thư. Những bài báo cũ. Những câu chuyện rỉ rả ôn lại thuở oanh liệt một thời xa xưa ấy. Vết thương chiến tranh những đã muốn khép lại từ lâu. Người hiểu chuyện, kẻ nhớ rõ chân dung dòng Bến Hải năm nào lần lượt rơi rụng về miền thiên cổ. Sử chép bao nhiêu phần trăm trung thực, bao nhiêu phần trăm ngộ nhận, bao nhiêu phần trăm hư cấu. Cuối cùng đọng lại những gì? Kẻ thắng trận tha hồ thao thao bất tuyệt. Nhân chứng thực vì hoàn cảnh sống mấy ai đủ can đảm nói lên sự thật. Ăn cây nào, rào cây nấy. Lương tâm không có răng bị cắn chỉ nhột chứ chẳng chết thằng Tây nào…
Thành ra càng gẫm càng buồn.
Mà thôi, không suy nghĩ nhiều nữa. Biết đâu sẽ có ngày chân dung sự thật cột mốc 30-04-1975 được khôi phục lại. Giống như gã tử tội Jesus ngày nào bị tử hình, bị chụp mũ, bị vu oan… nhưng cái chết và sự phục sinh của Jesus không thể bị hủy diệt. Sự thật là sự thật. Cây ngay không sợ chết đứng… Sự thật 30-04-1975 cũng thế, sẽ có ngày nó được trả lại công bằng.
Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.