logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2019 lúc 11:34:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Âm nhạc làm say đắm lòng người, nhưng con đường âm nhạc thì dài thăm thẳn và đầy gian nan. Người nghệ sĩ nhiều khi cảm thấy đơn độc, chênh vênh, có lúc như những nốt nhạc thăng trầm. Vì yêu âm nhạc họ vẫn miệt mài sáng tác, chau chuốt những hình nốt âm thanh giai điệu đến cuối đời vì nghệ thuật. Những tác phẩm nghệ thuật đó đã nói được tâm tình của người dân và hồn dân tộc cũng giống như Dân Nhạc ba miền đều nói được tâm tình người dân và hồn dân tộc góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa dân tộc. Trong số những nhạc sĩ ra hải ngoại có người đã khuất núi và có người còn sống. Những Nhạc sĩ khuất núi : Xuân Lôi, Thẩm Oánh, Phạm Duy, Trần Văn Khê, Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng, Văn Phụng,  Hoàng Thi Thơ, Lê Mộng Bảo, Phạm Đình Chơng, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng , Trần ThiệnThanh, Nguyễn Đức Quang….. Những nhạc sĩ còn sống : Lam Phương, Lê Dinh..vv…
 Xin minh họa vài nét đặc sắc của một số vị nhạc sĩ khuất núi :
 
Thẩm Oánh 
 Sinh năm 1916 tại Hà Nội và mất năm 1996 tại Hoa Kỳ.
Ông sáng tác hơn 1000 bài ca đủ thể loại : Truyện Ca, (Vợ Chồng Ngâu,Thiếu Phụ Nam Xương),Hùng Ca, Tôn giáo Ca, Nhạc Kịch, Tình Ca…
Ca khúc đầu tay Khúc yêu Đương năm 1937, Đôi Oanh Vàng 1937 , Xuân Về 1937.
Ông là một trong số ít những nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc cải cách Việt Nam. Là một trong những người thành lập ban nhạc Tài Tử đầu tiên của Việt Nam năm 1937, đó là ban Omysotis gồm 9 người : Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Trần Dư, Phạm Văn Chừng, Đoàn Văn An, Simon, Nguyễn Thiện Cơ, Nguyễn Văn Phán và Tô Anh Đào. Nhạc của Thẩm Oánh thuộc loại thính phòng bán cổ điển Tây phương, giá trị…. 
 
Xuân Lôi 
Sinh ngày 21 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội, và mất ngày 29 tháng 8 năm 2006 tại Paris.
Là một trong những nhạc sĩ thuở ban đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông rất đa tài sử dụng rất nhiều nhạc khí Tây phương. Trong sáng tác ông là một trong những người nhạc sĩ đầu tiên đã đem nhạc Tây phương phối hợp với nhạc ngũ cung Việt Nam làm phong phú nhạc dân tộc. Dù cao tuổi nhc sĩ Xuân Lôi vẫn mang tiếng đàn Bầu, tiếng kèn saxo ténor, Saxo alto đi khắp nơi phục vụ thiện nguyện cho công chúng.
Sáng chế đàn Xuân Lôiphone gồm 39 lon bia bằng thiếc (một loại đàn gõ) với ba bát độ.
Tác phẩm xuất bản :
Chèo Cổ
Dạy Đàn Tranh
Tiếng Hát Quê Hương
Hồi Ký Xuân Lôi
Tiếng Hát Quê Hương 1958, giải nhất cuộc thi sáng tác quốc gia.
Bài Hát Cho Người Tưự Do 1961, giải nhất cuộc thi sáng tác của đài phát thanh quân đội.
Nhữntg nhạc phẩm tiêu biểu.
Nhạt Nắng, Gió Hiền, Đường Chiều, Bâng KhuânBài Hát Cho Người Tự Do, Tiếng Hát Quê Hương. ….
 
Trần Văn Khê
Sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại Mỹ Tho và mất 24 tháng 6, năm 2015.
Là một nhà nghiên cứu văn hóa , âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp.
Vận động Phục hồi giá trị của Nhã Nhạc Cung Đình Huếvà đã được UNESCO công nhận.
Giới thiệu âm nhạc cổ truyển Việt Nam với thế giới. Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế….
 
Phạm Duy 
Sinh ngày 5 tháng10 năm 1921, mất ngày 27 tháng 1 năm 2013.
Sáng tác hơn 1000 bài ca đủ thể loại : Quê Hương, Kháng Chiến, Dân Ca, Đạo Ca, Thiền Ca, Tục Ca, Tâm Ca, Du Ca, Hoan Ca, Tình Ca, Trường Ca ( Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam), Tị Nạn Ca…
Là một một trong những nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhạc VN. Nhạc phạm Duy đã đi vào lòng người với nhiều ca khúc vượt thời gian. Viết về nhạc sĩ tài danh Phạm Duy có hơi thừa, vì ông đã viết hồi ký nói về đời mình. Từ bản nhạc đầu đời: Cô Hái Mơ phổ thơ Nguyễn Bính, có thể nói Phạm Duy là người phổ thơ nhiều nhất trong giới nhạc sĩ thời bấy giờ. Đa số nhạc phổ thơ của ông rất hay vì đã chọn những bài thơ có giá trị nên nhạc của ông đóng góp vào kho tàng âm nhạc dân tộc rất nhiều, nhất là dòng nhạc trữ tình mang chất thính phòng. Ông là một trong những nhạc sĩ lớn, hàng đầu về số lượng tác phẩm và đa dạng về thể loại: Nhạc kháng chiến: Tình Ca, Bà mẹ Gio Linh, Nương Chiều, NgàyTrở Về, Chiến Sĩ Vô Danh, Về Miền Trung, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê... Tình ca lứa đôi: Cây Đàn Bỏ Quên, Bên Cầu Biên Giới, Tiếng Đàn Tôi, Cành Hoa Trắng, Hẹn Hò, Tìm Nhau, ThươngTình Ca, Ngày Đó Chúng Mình, Mưa Rơi, Đường Em Đi, Nghìn Trùng Xa Cách, NhaTrang Ngày Về, Phượng Yêu,Giết Người Trong Mộng, Trả Lại Em Yêu,... Trường ca, Tâm ca, Bi ca, Đạo ca, Tục ca, Thiền ca, Rong ca, Tị nạn ca. Những bài tình ca quê hương và tình ca lứa đôi đã chắp cánh, đưa hương thơm nhạc sĩ lên đỉnh chót vót của âm nhạc, và có lúc dòng nhạc «lạ» đã đẩy thiên tài rơi xuống đáy vực vì những bài Tục Ca pha đầy chất hệ lụy mà thói quen thưởng ngoạn âm nhạc của công chúng thuở ấy vẫn chưa tiếp nhận được! Nhạc sĩ Phạm Duy viết hững bài Tục ca là do ảnh hưởng từ nhạc sĩ, thi sĩ, ca sĩ người Pháp tên là Georges Brassens, rất nổi tiếng, sinh năm 1921 và mất 1981. Bài Tục ca số 5: "Khỉ đột" của Phạm Duy viết năm 1970 tại Sài Gòn bắt nguồn từ bài Le gorille, hay còn gọi là Gare au gorille của Georges Brassens.Trong cuốn Ngàn Lời Ca của Phạm Duy, ông viết :«Trong thời gian tôi đi học nhạc tại Pháp (1954-1955), tôi rất yêu thi sĩ kiêm ca nhạc sĩ Georges Brassens. Nghệ sĩ này nổi tiếng vì tính bất cần đời của ông. Khi ra sân khấu, ông không chào hỏi khán giả, ghếch một chân lên ghế, ôm đàn guitare hát với giọng hát đồng quê (accent du terroir) chứ không phải với giọng điêu luyện nhà nghề. Hát xong là đi thẳng vào hậu trường, không để ý tới tiếng vỗ tay của khán giả. Georges Brassens tự nhận mình là "le pornographe de la chanson", người viết nhạc khiêu dâm hay là "le polisson de la chanson", kẻ nói tục trong ca khúc. Trong số những bài ông gọi là "chansons grossières", tôi thích bài "Gare au gorille" và dịch nguyên văn để thành tục ca số 5 nhan đề "Khỉ đột». 
Phải chăng để đối nghịch với cái «tục lụy» ông đã sáng tác ra một số ca khúc mang tínhThiền ? Những ca khúc đó về mặt cấu trúc, giai điệu rất hay, tuy nhiên với cá tánh sôi động và tham ái thì làm sao ông có thể lắng đọng tâm hồn, diễn tả được cái tinh khiến thanh tịnh để hoàn tất được chân lý của Thiền định. Phạm Duy là một người đa tài nhưng lắm tật vì cách sống quá hiện thực. Ông không chạy theo những lý tưởng cao siêu, luôn hòa theo nhịp thở thăng trầm của xã hội, đôi khi thái quá khiến người đời chưa cảm thông được! Ông thường nói :«Rồi đời sau, người ta sẽ hiểu tôi hơn !»….
 
Hoàng Trọng
Sinh năm 1922 tại Hải Dương mất 16 tháng 7 năm 1998 tại Hoa Kỳ. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng được mệnh danh là Vua Tango của âm nhạc Việt Nam. Tiếng Đàn Tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam. Ông viết khoảng 200 nhạc phẩm, trong đó có sự hợp tác viết lời của Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc... Sáng tác đầu tay Đêm Trăng viết năm 1938. Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu điện Hà Nội và trong chương trình Tiếng nói Bảo Chính Đoãn của đài phát thanh Hà Nội. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với Nhạc Sầu Tương Tư, ca khúc đó được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy.

Những nhạc phẩn tiêu biểu :
Cánh Hoa Yêu, Dừng Bước Giang Hồ, Ngàn Thu Áo Tím, Tiễn Bước Sang Ngang, Gió Mùa Xuân Tới,Một Thuở Yêu Đàn, Nhạc Sầu Tương Tư, Hai Phương Trời Cách Biệt Phút chia ly,
-Tác giả cuốn Tự học Hạ Uy Cầm
Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền hình Việt Nam.
Năm 1967 Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn khi đó, đã trình bày nhiều ca khúc tiền chiến giá trị.
Ông viết nhạc phim :Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, Giã Từ Bóng Tối, Người Tình Không Chân Dung,  Sau Giờ Giới Nghiêm, Bão Tình.[/b] 
Năm 1972- 1973 bộ phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa…. 

Lê Mộng Bảo 
Sinh ngày 8 tháng 10 năam 1923 ở Huế và mất năm 2007 tại San José, California.
Giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam. Ca khúc đầu tay : Không Làm Nô lệ viết năm 1945, Ngày về chiến Tháng 1947, Dư hương 1948, Đàn Bướm Trắng 1950, Chiều Viễn xứ 1952.… những ca khúc viết vào thập niên 70 : Thương Về Quán trọ, Từ Chối, Mùa Ve sầu,  Xa Anh rồi(1971), Sao Lừa Dối Em (1971), Thân Phận Tôi nghèo (1972), Đập Vỡ Cây Đàn (1972)……
Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo sáng tác hơn 50 ca khúc tuy không nhiều nhưng đã để lại trong lòng người những ray rứt về Tình Yêu và Thân Phận.Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam  do ông phụ trách đã cống hiến cho đời biết bao nhạc phẩm hay của nhiều thế hệ nhạc sĩ VN.

Anh Bằng 
Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1926 tại Thanh Hóa, mất này 12 tháng 11 năm 2015 ở California, Hoa Kỳ.
 Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 ca khúc trong đó có tình quê hương và tình yêu lứa đôi. Ông là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1980. Một trung tân nhạc đã đớng góp cho văn hóa bảo tồn ngôn ngữ, truyền thống, âm nhạc dân tộc nơi xứ người. Giúp cho những thế hệ trẻ Việt sinh tại hải ngoại yêu nhạc Việt. Ông gia nhập QLVNCH năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Ông từng được giải thưởng : Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Những nhạc phẩn tiêu biểu :


Sầu Lẻ Bóng 1, 2, 3 Sài Gòn Thứ Bảy Nửa Đêm Về Sáng Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ. Nếu Vắng Anh, Tím Cả Chiều Hoang, Căn Nhà Ngoại Ô, Chuyện Tình Lan và Điệp 1, 2, Trúc Đào, Tango Dĩ Vãng…
Những ca khúc phổ thơ :
Anh Cứ Hẹn, Anh biết Em Đi Chẳng Trở Về,  Khúc Thụy Du, Anh còn nợ em.
Ngoài ra ông còn cộng tác với hai nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Lỳ với bút hiệu Lê Minh Bằng để đồng sáng tác nhiều ca khúc hay.
 
Nguyễn Hiền 
 Nguyễn Hiền sinh năm 1927 tại Hà Nội, mất ngày 23 tháng 12 năm 2005 ở California, Hoa Kỳ
 Là một nhạc sĩ nổi tiếng trong nền âm nhạc Việt Nam. Ông là tác giả nhiều ca khúc giá trị. Nhạc phẩm Người Em Nhỏ (thơ Thiệu Giang là sáng tác đầu tay năm viết 1945. Ông sử dụng dương cầm, vĩ cầm, phong cầm. 1950, ông là nhạc trưởng của ban nhạc "Hotel de Paris" tại Hà Nội. Ở Sài Gòn ông làm Chủ sự phòng Chương trình Đài Phát thanh Sài Gòn; Phụ tá giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. 
Những nhạc phẩn tiêu biểu :
Về Đây Anh (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng), Anh Cho Em Mùa Xuân (phổ từ thơ Kim Tuấn mùng năm Tết, 1962),  Lá Thư Gửi Mẹ (thơ Thái Thủy), Tìm Đâu (1961, Mái Tóc Dạ Hương (thơ Đinh Hùng, Hai Phương Trời Cách Biệt, Thanh Bình Ca (lời Thanh Nam), Gửi Một Cánh Chim, Tiếng Hát Học Trò (Nguyễn Hiền & Minh Kỳ), Tiếng Sáo Diều, Chuyện đêm mưa (lời Hoài Linh), Hoa Bướm Ngày Xưa (Nguyễn Hiền & (Nguyễn Hiền & Lan Đài)) Ngàn Năm Mây Bay,  Thầm Ước, Về Bến Xưa (Nguyễn Hiền & Thiện Huấn), Một Tiếng Em (thơ Đinh Hùng)…vvv..
 
Hoàng Thi Thơ
Là một người đa tài, ông sinh 16 tháng 7 năm 1929 và mất 23 tháng 9 năm 2001. Những bút hiệu khác: Tôn Nữ Trà Mi, Tôn Nữ Diễm Hồng, Bích Khê, Triệu Phong. 
- Năm 1947 ông bắt đầu làm báo, viết văn, sau đó viết nhạc, tổ chức đại nhạc hội, viết nhạc kịch,- điện ảnh, nghiên cứu nghệ thuật múa. Ông là một nhạc sĩ nỗi tiếng trước năm 1975 đã sáng tác trên 500 ca khúc từ tình ca đến nhạc quê hương, dân ca đến nhạc thời trang, đoản khúc đến trường ca, nhạc cảnh đến nhạc kịch những ca khúc đó hôm nay vẫn được công chúng yêu mến.
Ở Sài Gòn 
- Năm 1955, Hoàng Thi Thơ sáng tác hai bài trường ca đầu tiên mang tên "Triều Vui Thế Hệ" & "Máu Hồng Sử Xanh". Năm sau, ông cho ra đời trường ca “Ngày Trọng Đại” và đến năm 1963 là "Tiếng Trống Diên Hồng". - Năm 1961, ông thành lập Đoàn Văn nghệ Việt Nam gồm hơn 100 nghệ sĩ tên tuổi và lưu diễn qua nhiều nước Á Châu cũng như nhiều thành phố trên thế giới: Vạn Tượng, Hồng Kông, Đài Bắc, Tokyo, Bangkok, Singapore, Sénégal, Paris, London... và nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
 - Năm 1967, ông thành lập tiếp Đoàn Văn Nghệ Maxim, gồm 70 diễn viên ca-vũ-nhạc-kịch, tổ chức những chương trình ca vũ nhạc kịch đặc biệt tại nhà hàng Maxim. 
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người duy nhất được Bộ Thông tin và Tổng cục Chiến tranh Chính trị Việt Nam Cộng hòa nhiều lần cử thành lập và dẫn các đoàn văn nghệ Việt Nam sang Châu Âu trình diễn…Tháng 4 năm 1975, đoàn văn nghệ của ông đang lưu diễn ở Nhật Bản thì xảy ra sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975.
Những nhạc ohẩm tiêu biểu :
Những ca khúc hào hùng như :
Quang Trung Đại Phá Quân Thanh" hoặc "Trưng Vương Đại Phá Quân Đông Hán". Nhiều ca khúc quen thuộc vẫn được người Việt Nam yêu mến cho đến tận nay.
Nhạc kịch - điện ảnh :
Đạo diễn sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên năm 1963, mang tên "Từ Thức Lạc Lối Bích Đào".
 Năm 1964, vở nhạc kịch thứ nhì "Dương Quý Phi". 
Năm 1966 vở "Cô Gái Điên". 
Năm 1968 vở "Ả Đào Say".
Năm 1965, Hoàng Thi Thơ trở thành đạo diễn điện ảnh với cuốn phim đầu tiên là "Cô Gái Điên" quay thành phim từ nhạc kịch cùng tên của ông, do Trung tâm Điện ảnh Quốc gia sản xuất.
Năm 1969, ông đạo diễn cho phim "Người Cô Đơn" do chính ông sản xuất. Sau khi ra đến hải ngoại, Hoàng Thi Thơ vẫn tiếp tục làm đạo diễn cho một số phim video như "Chuyện Tình Buồn", "Tiếng Hát Trong Trăng", "Người Đẹp Bạch Hoa Thôn" và "Chiêu Quân Cống Hồ".
Nghiên cứu nghệ thuật múa :
Hoàng Thi Thơ cũng nghiên cứu các điệu múa. Ông được cho là người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc. Ông cùng với vũ sư Trinh Toàn và vũ sư Lưu Hồng đã có nhiều công trình hợp tác nghiên cứu và sáng tạo các điệu múa dân tộc: Vũ múa trống, Vũ lên đồng, Vũ múa nón, Múa xòe, Múa Koho...
  
Phạm Đình Chương
Sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 ở Bạch Mai Hà Nội và mất ngày 22 tháng 8 năm1991 tại California, Hoa Kỳ. Ông xuất thân trong gia đình hầu hết đều là nghệ sĩ.  Nhạc sĩ Phạm Đình Chương lấy tên thật làm bút danh, ngoài ra ông còn là ca sĩ Hoài Bắc trong ban hợp ca Thăng Long gồm : Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung,Thái Hằng, Thái Thanh.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác hơn 50 ca khúc đa số đều hay. Trường ca Hội Trùng Dương là bản tình ca quê hương hay và độc đáo. Ca khúc tiêu biểu cho nhạc Phạm Đình Chương là bài Ly Rượu Mừng, bài hoan ca điệu Valse lời vui tươi giai điệu du dương và cứ mỗi lần vào dịp Tết người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu gặp nhau đều hân hoan ca chung khúc này, có lẽ trăm năm sau chung khúc này vẫn còn. Trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ông viết những ca khúc theo cảm hứng rung động thật bằng con tim nên cấu trúc nhạc không cầu kỳ nhưng lại cho đời những ca khúc hay, độc đáo về những chủ đề Tình phụ, Dang dở, Quê hương, Thân phận, Xóm nghèo, Kiếp người, như : Thuở Ban Đầu, Xóm Đêm, Đêm Cuối Cung... đầy thiết tha và ray rứt. Có thể nói Phạm Đình Chương là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất, ca khúc phổ thơ:
 Nửa Hồn Thương Đau: thơ Thanh Tâm Tuyền, Người Đi Qua Đời Tôi: thơ Trần Dạ Từ, Khi Cuộc Tình Đã Chết: thơ Du Tử Lê, Màu Kỷ Niệm: thơ Nguyên Sa, Mộng Dưới Hoa: thơ Dinh Hùng, Đôi Mắt Người Sơn Tây: thơ Quang Dũng….những ca khúc đó đã vượt thời gian thấm sâu vào lòng bao thế hệ.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu, học giả viết về nhạc sĩ Phạm Đình Chương, phân tích về nhạc cũng như những ca từ, nhất là bài Xóm Đêm điệu Boléro của ông. Thời thập niên 50 những dòng nhạc Boléro, Rumba của ngoại quốc bắt đầu thịnh hành ở nước ta. Những Ca khúc Bésame Mucho điệu Boléro do Consuelo Velázquez sáng tác năm 1940 được thu âm bởi Emilio Tuero, và sau đó được rất nhiều nghệ sĩ khác biểu diễn. Hoặc Ca khúc Quizás, quizás, quizás điệu Boléro nguyên bằng tiếng Tây Ban Nha do nhạc sĩ người Cuba Osvaldo Farrés sáng tác vào năm 1947. Lời tiếng Pháp với tựa đề "Qui sait, qui sait, qui sait" do Jacques Larue chuyển ngữ, ban đầu do ca sĩ Luis Mariano thu âm. Hay là Ca khúc Un Historia de Un Amor của Carlos  Eleta Almarán bằng tiếng Ý viết theo điệu Boléro năm 1955, sau đó ca sĩ Dalida soạn lại lời Pháp Histoire D' Un Amour 1957. Những ca khúc thể điệu Boléro trên rất được giới mộ điệu âm nhạc thời đó yêu thích. Riêng Ca khúc Xóm Đêm được viết năm 1961 theo điệu Boléro Rumba. Lời như một bài thơ, ý diễn tả tình người thắm thiết trong cái xóm nghèo : «Đường về canh thâu, đêm khuya ngõ sâu như không mầu. Qua chênh vênh có bao mái đầu, hắt hiu vàng ánh điện câu... »
Về cấu trúc và giai điệu ca khúc này khác với điệu Rumba khiêu vũ của Cuba và những thể điệu Boléro sau này. Đây là một thể điệu hòa giữa Rumba mềm mại của Cuba và Boléro dìu dặt man mát buồn gần gũi với dân ca Việt Nam. Giai điệu có chút âm hưởng dòng nhạc luyến láy Fado vào thế kỷ 19 của những người Gitan Bồ Đào Nha lưu lạc qua Nam Mỹ, dung hợp với dòng nhạc của những người nô lệ da đen từ miền biển Cap Vert Tây Phi xa xôi được du nhập vào lục địa châu Mỹ cuối thế kỷ 19. Nhịp điệu là nỗi lòng của những thân phận phiêu bạt mang nỗi buồn u uẩn hoài vọng như tiếng khóc hòa với sóng biển lẫn tiếng đàn giây nên buồn ray rứt !
 Trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương ông viết theo cảm xúc chân thật của mình mà không theo nhu cầu của thị trường. Ông viết theo giai điệu của con tim để tặng đời nhưng trong đó có chút nỗi lòng của mình Buồn nhiều hơn Vui như một tiếng thở dài !              
 
Văn Phụng
Sinh năn 1930 tại Hà Nội, mất năm 1999.
Nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác hơn 50 ca khúc đều giá trị, những nhạc phẩm đó đã vượt thời gian vào tâm hồn bao hế hệ. Trong suốt thời gian dài từ năm 1954 đến năm1975 ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc tình miền Nam. Có thể nói nhạc sĩ Văn Phụng là người đưa những dòng nhạc bác học của Tây Phương vào nền tân nhạc Việt Nam tạo phong cách mới ở thuở ban đầu. Đặc biệt chất nhạc của Văn Phụng tiết tấu nhanh luôn vui tươi, những bản hùng ca mạnh mẽ, những giai điệu trữ tình êm dịu nhẹ nhàng. Nhạc của Văn Phụng nói lên tính lạc quan của dân tộc mặc dù thời kỳ đó quê hương đang xảy ra chiến tranh khốc liệt. Nhạc của Văn Phụng yêu đời, yêu người, những bản hùng ca mạnh mẽ thục dục chí làm trai của thanh niên thời chiến lên đường nhưng không hò hét, sát máu hoặc bị lụy về thân phận con con người trước thảm cảnh ly loạn. Nghe nhạc Văn Phụng dưa người nghe về một quê hương Việt Nam thuở thanh bình khi xưa. Mỗi ca khúc là một cảnh sắc trời quê hương trong đó có những tâm hồn Việt chan hòa nhân ái thân thiện.
 Tác phẩm đầu tay :Ô Mê Ly, Ta Vui Ca Vang
 Những nhạc phẩn tiêu biểu :
Ô Mê Ly, Bức Họa Đồng Quê, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, , Xuân Họp Mặt, Mưa, Trăng Sơn Cước, Suối Tóc, Tiếng Dương Cầm, Xuân miền Nam, Ave Maria, Giã Từ Đêm Mưa, Nhớ Bến Đà Giang, Tiếng Hát Với Cung Đàn, Các Anh Đi, Bóng Người Đi, Ghé Bến Sài Gòn, Sương Thu, Thuyền Xưa Bến Cũ, Trăng Sáng Vườn Che, [/b]Trăng Sơn Cước, Vó Câu Muôn Dặm, Tiếng Hát Đ ường Xa, Tiếng Vang Trên Đồi, Tình, Đàn Trong Đêm Vắng,Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Trở Về Huế, Yêu…
 
Trầm Tử Thiêng 
Sinh ngày 1 tháng 10 năam 1937 ở Đại Lộc, Quảng Nam, mất ngày 25 tháng 1 năm 2000 tại Califotnia, Hoa Kỳ. Ông sáng tác trên 50 ca khúc đều hay, trong đó có Tình quê hương, Tình mẹ và Tình yêu lứa đôi được ẩn chứa trong Tình quê hương. Dù sinh trưởng nơi miền Trung có dòng sông Thu Bồn nhưng ông là một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc vàng đậm chất phù sa Cửu Long giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam. Năm 1966 Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, ông ở trong ban sáng tác thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian đó ông viết nhưững ca khúc về lính như: Quân Trường Vang Tiếng Gọi, Đêm Di Hành, Mưa Trên Poncho.
 . Từ năm 1970, ông làm việc trong ngành Phát thanh Học đường cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trầm Tử Thiêng cũng tham gia vào phong trào Du ca Việt Nam.
Ra hải ngoại ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký giả Việt Nam Hải ngoại 2 nhiêm kỳ 1996 - 2000. Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon.
Những nhạc phẩm tiêu biểu :
Bài hương Ca Vô Tận, Trộm Nhìn Nhau,
Con Quốc Việt Nam,
Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy, Bảy Ngàn 
Đêm Góp Lại, Rồi Hai M ươi Năm Sau Năm, Mai Khi Hòa Bình, Hòa Bình Ơi! Việt Nam Ơi! Kinh khổ, Đò Dọc, Đêm Nhớ Về Sài Gòn, Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng, Và nhiều tác phẩm khác...

Trần ThiệnThanh
Trần Thiện Thanh sinh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận, và mất ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại Hoa Kỳ. Là giáo viên trung học, nhập ngũ 1965 phục vụ tại Cục Tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông cũng làm việc tại Đài Phát thanh và Truyền hình Quân Đội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường. 
Ông là một trong những nhạc sĩ của miền Nam nổi tiếng nhất viết về quê hương qua tâm tình người Lính vào giai đoạn đất nước chiến tranh. Nhạc ông mang thể điệu Tây Phương pha lẫn chất ngũ cung Việt Nam nên giai điệu hợp với tâm hồn người Việt. Ca từ kể về chuyện tình yêu lứa đôi thắm thiết của những cặp trai gái trong thời chiến. Những tình cảm chia ly bịn rịn, luyến lưu trong mỗi con người dù người lính ở noài chiến trường hay người yêu ở hậu phương tất cả được bộc lộ, không che dấu nỗi buồn của sự xa cách. Nhạc nói về người lính nhưng trong chất nhạc và ca từ vui tươi du dương đầy tính lãng mạn diễn tả người lính hào hoa lãng mạn. Những bài hùng ca hay những bài ca bi tráng vẫn phơi phới, ca từ không có lời lửa máu, kích động thù hận. Trái hẳn với những ca khúc cùng thời kỳ ở Miền Bắc thiếu vắng tính lãng mạn, giai điệu dìu dặt diễn tả tình cảm lứa đôi. Tình cảm lứa đôi của trai gái miền Bắc trong rthời kỳ  chiến tranh bị bỏ quên thay vào những bản hùng ca mang tính chiến đấu, nên ca từ toàn sắt máu hận thù. Dòng nhạc đỏ không nằm trong hồn người nên đã chết yểu ! Nếu không có dòng nhạc vàng Miền Nam năm xưa thì nền âm nhạc Việt thuở đó chỉ toàn là tiếng gió Trường sơn lẫn tiếng bom đạn, dòng nhạc vàng luôn thắm tình người nên cứ sống mãi.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đa tài, ông hoạt động rất nhiều với đài phát thanh VTVNvà đài truyền hình thời đó. Ông dùng nhiều bút hiệu mà Anh chương là một trong những bút hiệu khác của ông. Ngoài  ra ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường.
Những nhạc phẩm tiêu biểu 
Chuyến Đi Về Sáng (1963, hợp soạn Mạnh Phát), Đừng hỏi tại sao (1963),  Không Bao Giờ Ngăn Cách (1964), Hàn Mặc Tử (1964), Anh Về Với Em (1964) Bảy Ngày Đợi Mong (1964), Đồn Vắng Chiều Xuân (1964) Đôi Ngã Đ ôi Ta (1964),  Đời Còn Nhiều Gian Dối (1965), Người Yêu Của Lính (1965, Anh Chương), Ngày đầu một năm (1967, Anh Chương),Hoa trinh nữ (1967), Biển mặn (1967) Ai Nói Yêu Em Đêm Nay, (1968),  Rừng Lá Thấp (1968)Chị Ba Hàng Xanh (1968) Dấu Đạn Thù Trên Tường Vôi Trắng (1968),Đám Cưới Đầu Xuân Người Yêu Tôi Khóc (1969), Một Lần Cuối Mùa ông Của Anh (1970), Mùa Xuân Lá Khô (1970), Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh Toàn) Tình Thư Của Lính (1968, Trần Thiện Thanh Tâm), Anh Không Chết Đâu Em (1971) Người Ở Lại Charlie (1972), Gặp Nhau Làm Ngơ (1974), Chiếc AAo bà ba
Những ca khúc phổ thơ
Chuyện Tình TT.K.H, Chiều Trên Phá Ta, Giang thơ Tô Thùy Yên, Goá Phụ NgâyTthơ (thơ Hà Huyền Chi), Chuyện Hẹn Hò (1971, Thanh Trân Trần Thị), Hai sắc hoa Tigôn (Một mùa thu trước),Nỗi Lòng Thanh Trúc (1964) hơ Kim Tuấn…
Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP.


Nguyễn Đức Quang
Sinh năm 1944 tại Sơn Tây, mất ngày 27 tháng 3 năm 2011 ở California, Hoa Kỳ.
Ông theo cha mẹ vào Nam năm 1954, tốt nghiệp trường Đại học Đà Lạt phân khoa chính trị kinh doanh.
Tác phẩm đầu tay của ông là "Gươm thiêng hào kiệt", viết vào năm 1961 cho phong trào Hướng đạo. Vào cuối năm 1966 nông là một trong những thành viên sáng lập Phong trào Du ca Việt Nam với mục đích giáo dục thế hệ trẻ thông qua các hoạt động văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng. 
Những nhạc phẩn tiêu biểu :
Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Về Với Mẹ Cha, Bên Kia Sông, Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương,v.v... Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang sáng tác không nhiều nhưng đã để lại dấu ấn trong lòng người Việt qua ca khúc Việt Nam Quê Hưong Ngạo Nghễ. Có thể nói trong những bài hùng ca Việt Nam, nhạc phẩm Quê Hương Ngạo Nghễ đã diễn tả được sự bất khuất kiên cường, khơi gợi lòng yêu nước, tính anh hùng của người Việt Nam quyết bảo vệ non sông giống nòi chống lại giặc ngoại xâm. Lời ca và nhạc điệu mạnh như sóng thần, cuồn cuộn như sóng cả, có thể hát cộng đồng trong những buổi lễ trang trọng trong hội trường, hay những cuộc họp mặt ngoài trời nhằm ca ngợi hùng khí Việt Nam.  
Năm 1979 ông vượt biên sang Hoa Kỳ tỵ nạn và định cư ở Little Saigon, California. Ông hợp tác với các Nhật báo Người Việt, Viễn Đông rồi sau đó đứng ra lập tuần báo Chí Linhvà Nguyệt san Phụ nữ Diễn Đ Đàn. Một thời ông cũng đóng góp trên chương trình phát thanh và truyền hình VOC. Hướng đạo Việt Nam đã tặng ông giải thưởng cao quý nhất: Bắc Đẩu huân chương.

Đỗ Bình,
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.342 giây.