logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/04/2019 lúc 11:30:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Họa sĩ Trịnh Cung trước phòng tranh tại Smithsonian American Art Museum, Washington DC.

VIỆT NAM, QUÁ KHỨ LÀ MỞ ĐẦU (Vietnam - Past is Prologue)
Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện của Nữ Nghệ Sĩ TIFFANY CHUNG, Một Công Trình Nghệ Thuật-Chính Trị Khổng Lồ, Giá Trị Nhất về Chiến Tranh Việt Nam sau 44 Năm Kể Từ 30-4-1975.

Với Tác Phẩm Nghệ Thuật Đa Phương Tiện Mang Tên “Vietnam, Past is Prologue”, đang được trưng bày tại Smithsonian American Art Museum, Washington DC, Tiffany Chung, một ngôi sao nghệ thuật đương đại Việt Nam đã dành hết nước mắt cho một quá khứ của quê hương mình đã bị bức tử kể từ 30-4-75.
Dẫn Nhập
Thật khó tưởng tượng được và cũng là sự trông mong của tôi từ lâu là sẽ có một ngày được nhìn thấy một công trình nghệ thuật xứng tầm cho một bị kịch lịch sử không chỉ có một không hai đối với lịch sử người Việt mà cho cả thế giới vào những thập niên cuối thế kỷ 20, được sáng tạo bởi một họa sĩ Việt Nam, dù rằng trước đây và hiện nay cũng không nhiều thì ít đã có một số nghệ sĩ đương đại Việt Nam thuộc thế hệ trưởng thành sau 1975 đã làm ra những tác phẩm chạm đến xương cốt của cái ác, cái cam tâm đang hủy hoại dân tộc mình. Có thể kể đến những cái tên: Trương Tân, Nguyễn Mình Thành, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Nguyễn Thuý Hằng... Tuy nhiên, tất cả đều, hoặc phải bỏ cuộc hoặc phải sử dụng thứ thủ pháp ẩn dụ để tránh sự truy bức của chính sách nhà nước Cộng Sản.

UserPostedImage
Tiffany Chung, nghệ sĩ đương đại người Mỹ gốc Việt.
May thay, hôm nay, sau 44 năm, Tiffany Chung đã xuất hiện với một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ, vĩ đại cả về kích thước, hình thức lẫn nội dung, cả về ngôn ngữ và phẩm chất sáng tạo.
Như tôi đã mô tả, đây là một tác phẩm khổng lồ, vĩ đại vì riêng chỉ qui mô không thôi, nó đã chiếm hết một không gian gồm 3 gian phòng, mỗi gian phòng rộng ước tính trên 16 mét vuông, chúng nằm kề và liên thông với nhau. Kế nữa là vì chúng là một khối chứng liệu bằng hình ảnh, bằng tranh vẽ, bằng 21 video clip phát hình và tiếng nói của 12 nhân chứng nam và 9 nữ đang là những người Việt lưu vong, và sau cùng là tấm bản đồ thế giới chiếm gần hết bức tường do chính Tiffany Chung thực hiện mô tả hằng chục hải trình trên các đại dương mà người Việt đã liều chết ra đi tìm đất sống và tự do. Điều này trên thế giới chưa có một tổ chức dân sự hay bất cứ nhà sử học hiện đại nào làm kể cả cơ quan Cao Uỷ Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn. Cuộc mở những con đường máu để đến bến bờ tự do của họ không chỉ đến Mỹ hay châu Âu như chúng ta thường biết, mà đến cả châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Để làm được việc này, nữ nghệ sĩ đã bỏ ra nhiều năm để khám phá từ những kho tư liệu nằm im lặng tại cơ quan UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) ở Geneve - Thụy Sĩ.
Nhưng theo tôi, cái khổng lồ đáng trân trọng nhất đối với Tiffany Chung là ý tưởng sáng tạo trên những tiêu chí cực kỳ dữ dội cho 3 chương của “VIETNAM, PAST IS PROLOGUE”, chương thứ nhất: “An Autopsy of a Battle” và “An Excavation of a Man’s past” tạm dịch là “Khám nghiệm tử thi một trận chiến” và “Khai quật quá khứ một người đàn ông”; chương 2 là “Collective Remembrance of The War, The Voices from Exiles” (Hồi tưởng tập thể về cuộc chiến: Tiếng nói từ những kẻ lưu vong) và chương 3 là Sự Tái Lập Một Lịch Sử Di Tản (Reconstructing An Exodus History) cho thấy hằng trăm đường bay và hải trình đi tìm tự do của 1 triệu sáu trăm ngàn người Việt đến được những nơi dung thân, không kể đã có từ 200 đến 400 ngàn người đã vĩnh viễn chìm sâu trong lòng biển cả.

UserPostedImage
Phi công trực thăng Chung Tử Bửu, thân phụ Tiffany Chung.
Tiffany Chung đã chọn một đề tài chính trị - nghệ thuật cực khó, hàm chứa nhiều bất an và hao tổn sức lực cùng thời gian nhưng lại không mang đến cho mình những lợi lộc thực dụng nào trong lúc mình lại là một phụ nữ.

Nội Dung và Hình Thức Nghệ Thuật

Chương 1 của “Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu” (Vietnam, Past is Prologue)
A, Lập Lại Bản Đồ Lịch Sử (Remapping History)
a, Khám nghiệm tử thi một trận chiến (An Autopsy of a Battle)
b, Khai quật quá khứ một người đàn ông (Excavation of a Man’s Past)
Đây là gian phòng triển lãm đầu tiên, Tiffany Chung trình bày dưới hình thức nghệ thuật sắp đặt theo dạng một biểu đồ cho các tấm hình và những bức tranh màu nước trên giấy khổ nhỏ để đưa người xem cùng tác giả “Khai quật quá khứ một người đàn ông”, khai quật lại lịch sử một đất nước tự do bị bức tử bởi bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, lịch sử con đường máu của người Miền Nam trốn chạy sự tàn bạo của chủ nghĩa Cộng Sản trên những con thuyền mỏng manh trên biển cả.
Tấm hình khởi đầu cho cuộc “khai quật” đó về “quá khứ của người đàn ông” và từ đây Tiffany Chung “khám nghiệm tử thi một trận chiến”, đó chính là tấm hình viên phi công trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, Chung Tử Bửu, bố của Tiffany, bị bắt làm tù binh sau khi chiếc trực thăng do ông lái bị quân Bắc Việt bắn rơi trong chiến dịch Lam Sơn 719 ở hạ Lào năm 1971. Chính vì tấm hình này đã khiến chị phải trở về lại Việt Nam trong rất nhiều năm sau khi tốt nghiệp bộ môn mỹ thuật nhiếp ảnh và nghệ thuật studio tại một trường đại học mỹ thuật của California để tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam bằng những tư liệu cụ thể chứ không phải bằng hư cấu và diễn giải chủ quan.
Đứng trước tấm bản đồ mô tả vùng chiến sự Lam Sơn 719 tại nam Lào năm 1971, Tiffany Chung vẽ lại bằng mỹ thuật đồ họa, trên đó đã thể hiện đầy đủ các cánh quân của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tiến vào từ nhiều hướng và cả nơi chiếc trực thăng do bố mình lái bị bắn hạ và bị địch bắt làm tù binh. Đó là một trận chiến thảm khốc và chết chóc mà phía các lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu. Đây là một tổn thất to lớn và cũng là tiền đề cho sự sụp đổ toàn bộ Miền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975.

UserPostedImage
Bản đồ Chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971.
Chung Tử Bửu, người sĩ quan không quân, thân phụ của nữ nghệ sĩ, bị Cộng quân bắt, vào lúc đó chị mới được 5 tuổi mà mãi khi lớn lên trên nước Mỹ chị mới nhận ra nơi tấm hình này ẩn chứa một câu chuyện về “Quá khứ một người đàn ông”, quá khứ lịch sử một đất nước của ba mình bị chôn sống, bị phản bội.
Trên con đường trở về nguồn đó, Tiffany Chung tìm thấy được bao nhiêu cảnh đời loạn lạc, tan nát, trốn chạy trong chết chóc, trong khốn cùng của hằng trăm ngàn người Miền Nam Việt Nam để tìm đến một nơi nào đó, bất cứ ở đâu miễn là nơi đó có tự do qua nhiều tấm hình được lưu giữ tại những trung tâm tỵ nạn và tại kho lưu trữ của UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) nằm tại Geneve - Thụy Sĩ.
Với sự “tái lập bản đồ lịch sử” qua hình thức kết hợp các tư liệu bằng hình và tranh vẽ ở gian phòng đầu tiên, Tìffany Chung đã mở đầu bản cáo trạng tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản một cách khoa học và khách quan bằng ngôn ngữ của nghệ thuật đa phương tiện không còn gì thích hợp hơn.
Chương 2, Hồi Tưởng Tập Thể về Cuộc Chiến, Tiếng Nói Từ Những Kẻ Lưu Vong (Collective Remembrance of The War, The Voices from Exiles)
Tôi bước sang gian phòng triển lãm thứ 2, một phòng tối đen đầy âm khí chỉ có tiếng nói được phát ra từ 21 nhân chứng về vì sao họ phải trôi dạt ra khỏi quê hương, tất cả gồm 12 người đàn ông và 9 phụ nữ được phát ra qua những khung hình video nhỏ cho từng người. Họ là những người lưu vong, nay đều lớn tuổi.
Bằng nghệ thuật Video Art, Tifany Chung đưa người xem từ những dấu chân dẫn đường khám phá một quá khứ đau đớn được trình bày minh bạch ở phòng số 1 đến một phòng của nhân chứng sống, bằng giọng thật của từng kiếp nạn sống sót nhưng vết thương trong tâm hồn họ thì vĩnh viễn không lành. Những vết thương vẫn cứ buốt lên, vẫn cứ dày xéo, vẫn cứ rịn mủ mỗi khi trái gió trở trời vào dịp 30 tháng Tư hằng năm. Đứng trong gian phòng đen đầy những lời linh hồn, người xem chỉ biết im lặng nghe mắt mình rớm lệ.
Chương 3, Tái Lập Môt Lịch Sử Di Tản (Reconstructing An Exodus History)
Đây lại là một gian phòng khác, gian phòng cuối cùng của tác phẩm “Vietnam, Past is Prologue” mà tôi gọi là “chương ba,” chương cuối của cuốn tiểu thuyết lịch sử về Chiến Tranh Việt Nam do Tiffany Chung viết bằng ngôn ngữ nghệ thuật đa phương tiện.
Ở đây, người nghệ sĩ dùng kỹ năng vẽ bản đồ, một nghề chị từng đã trải qua ở Hoa Kỳ, để thực hiện trên chất liệu vải và bằng kỹ thuật thêu tay. Bằng nền đen, màu xám cho toàn thế giới từ châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Úc và châu Mỹ, màu đỏ dùng cho các đường bay từ các trại tỵ nạn và chương trình ODP. Một tấm bản đồ bằng vải thêu có kích cỡ khoảng 8 mét vuông (chiều cao 2m, chiều ngang 4m), chiếm gần nguyên một bức tường. Một bức bản đồ chưa từng được thực hiện về lịch sử một cuộc di tản khổng lồ thuộc loại bi thảm nhất của lịch sử nhân loại mà người Việt chạy trốn Cộng Sản thực hiện sau ngày 30-4-1975.


Bản đồ những đường bay của lịch sử đi tản người Việt sau 30-4-75.
Để làm được việc này, Tiffany Chung đã phải bay đến các trại tỵ nạn tại nhiều quốc gia Đông Nam Á và cả UNHCR (Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) nằm ở Geneve - Thụy Sĩ để sao lục, tập hợp lại các dữ liệu đã được thống kê để thực hiện một cách khá đầy đủ về người Việt miền Nam đã đến được bến bờ tự do bằng bao nhiêu con đường và trong số họ có hằng trăm ngàn người đã nằm vĩnh viễn trong lòng đại dương. Riêng những con đường màu đỏ có thể đếm được là hơn 100, còn lại thì chằng chịt, vô số, không thể đếm xuể.
Điều qua tấm bản đồ này, lần đầu tiên tôi biết được, người Việt không chỉ tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Úc mà cả ớ Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh.
“Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu,” một tác phẩm nghệ thuật đa phương tiện (Multimedia Art) được kết thúc tại đây, theo tôi, trong hơn 50 năm vẽ tranh và luôn bị ám ảnh về đề tài những nỗi đau của phận người, của đất nước mình nhưng chưa bao giờ làm được điều mình mong muốn. Có lẽ phương tiện nghệ thuật mà tôi có sở trường không thể chuyển tải một đề tài lớn như những gì mà Tiffany Chung thể hiện trong tác phẩm khổng lồ này. Nghệ thuật đa phương tiện có đầy đủ giọng điệu, kỹ thuật thực hành tốt nhất và thích hợp nhất cho những đề tài mang tầm vóc lịch sử - chính trị như Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu của Tiffany Chung hôm nay.
Riêng cá nhân tôi, nếu được nhân danh cho người làm Nghệ thuật Việt Nam, xin cám ơn Tiffany Chung về một nỗ lực phi thường của chị cho tác phẩm lớn lao này, một tác phẩm không tiền khoáng hậu cho đề tài về chiến tranh, chiến tranh Việt Nam mà hơn 40 năm qua không một nghệ sĩ Việt từ trong và ngoài nước làm được và thành công như thế. Tiffany Chung với tác phẩm “Việt Nam. Quá Khứ là Mở Đầu” đã thay mặt cho hội họa Sài Gòn trả được món nợ lịch sử đúng vào dịp Tháng Tư năm 2019.
Tháng Tư 27-2019
Trịnh Cung


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.