logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2019 lúc 11:20:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đa số người Việt chúng ta đều biết câu thơ bất hủ của cố thi sĩ Bùi Giáng, “Xin chào nhau giữa con đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau”trong bài thơ “Chào Nguyên Xuân” của ông. Nói về Bùi Giáng tiên sinh thì mỗi người cảm khái thơ ông theo cách riêng của mình về nhà thơ đã để lại bao nhiêu triết lý nhân sinh cho hậu thế từ tài năng và sự thông tuệ chữ nghĩa và triết lý của ông.
Ở đây, ta thử nhặt lại từ “xin” để thấy một nhân cách lớn, khác thường trong việc chào hỏi nhau đã là quý hoá trong cuộc sống, trong xã hội, trong nhân loại lắm rồi. Tiên sinh cũng chào hỏi cuộc đời, nhưng là “xin chào”. Chào hỏi nhau đã là tử tế trong đời sống hối hả bây giờ, sao lại còn phải “xin chào” cho luộm thuộm thêm câu nói, rối rắm thêm cái văn minh xu hướng cứ câng câng mặt lên chờ người khác chào hỏi mình trước rồi mới chào lại vì cái “tôi” của ai cũng lớn hơn đời.
Nhưng ngẫm nghĩ về tư tưởng, ngôn ngữ của Bùi tiên sinh, ngẫm nghĩ về sự khác thường trong từ ngữ bình thường mà ông thường sử dụng mới thấy ẩn sâu trong ngôn ngữ ông dùng, thuật dùng từ ngữ bậc thầy của tiên sinh. Nếu là gặp nhau buổi sáng thì chào buổi sáng, chúc nhau một ngày lành; gặp nhau buổi tối thì chào buổi tối, chúc nhau một giấc ngủ ngon; người bình thường chúng ta làm được điều đó với mọi người xung quanh đã là tử tế, lương thiện rồi. Nên tiên sinh “xin chào nhau giữa con đường”. Con đường không là con đường mang tên tiền nhân, chiến tướng nào đó, mà là đường đời vạn ngã; có nhân là nguyên nhân, có duyên là duyên ngộ mới gặp được nhau trong biển người mênh mông, đường đời vạn nẻo… nên tiếc gì nhau một lời chào hỏi cho tử tế trong cái bể đời vốn dĩ hơn thua, cứ câng câng mặt lên mà chờ thiên hạ chào hỏi mình trước; cứ đòi hỏi cuộc đời, người đời phải tử tế với ta trước mà sao không tử tế với cuộc đời, người đời trước để nhận nhân quả lành.
“Xin chào nhau giữa con đường”. “Nhau” chẳng là ai cả, nhau có thể là một người quen, không quen, người qua đường ngẫu nhiên… nhau cũng có thể là chính ta. Hãy xin chào nhau cho vơi đố kỵ, bớt hận thù với đời và cả với mình trong vốn dĩ nhân sinh thù ghét người khác đã khổ thân với mối thù, và khổ tâm hơn nữa cho những ai ghét bỏ chính mình.
Hãy buông bỏ hận thù và đố kỵ để chào hỏi “nhau” trên con đường vô danh mà ai cũng đi qua một lần là kiếp người. Phải chăng tiên sinh không chào hỏi bình thường mà “xin chào” vì tiên sinh ý thức được “mùa xuân phía trước” rất ngắn ngủi, cái “miên trường phía sau” mới ngậm ngùi của kiếp người.
Chúng ta hơi khó hiểu khi đọc thơ Bùi Giáng dù từ ngữ ông dùng rất đơn giản, bình dân; thể thơ ông thường làm là thơ lục bát thì người Việt nào chả biết thơ lục bát. Nhưng từ từ ngữ bình dân, thể thơ bình dân mà bao hàm được triết lý cao siêu, nhân bản đích thực, có thể nói tiên sinh là nhà thơ hiếm trong thơ văn cận đại của nước nhà.
Mỗi chúng ta cứ tự bình tâm suy nghĩ về mấy câu lục bát của cố Bùi Giáng tiên sinh, “Uống như uống nước cam tuyền/ từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau/ uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời.” Mấy câu thơ từ điển tích nước Cam tuyền, đến mộng ước không thành nên thành phiền muộn. Đời là những cuộc gặp, nâng ly, chúc tụng… hứa hẹn, thề nguyền… Tất cả không thực vì tất cả sẽ qua đi; chỉ có “quên”, quên đi là nhớ mãi. Người ta hẹn thề “không bao giờ quên nhau” nên xa mặt cách lòng theo bản năng con người. Nên tiên sinh “hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Đó mới đích thực là sự nhớ, lòng thủy chung âm thầm mà bất biến của tri kỷ…
Một dẫn chứng về tính ẩn dụ cao siêu trong thơ Bùi Giáng để thấy hai từ “Xin chào” của tiên sinh với cuộc đời, với nhân loại hàm chứa triết lý sống bát ngát.
Nhưng ngày nay việc chào hỏi sơ đẳng nhất trong hãng xưởng cũng trở nên khó khăn, hay chỉ người Việt lười chào hỏi nhau thì đúng hơn vì người Mỹ vẫn chào buổi sáng các đồng nghiệp. Thường là họ chào trước thì một người Việt mới chào lại, không thì thôi. Còn người Việt với nhau, nếu là thân thì sáng ra gặp nhau chỉ hất hàm một cái, không thân thì lạnh lùng đi qua nhau như đi qua cây cột đèn trên đường mưu sinh.
Ngẫm lại hội nhập không chỉ là một quá trình tiếp thu cái mới mà song hành phải bảo tồn cái hay cái đẹp có sẵn nữa. Trong kho tàng văn hoá Việt có câu, “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Chứng tỏ ông bà ta rất coi trọng việc chào hỏi nhau, rộng hơn là coi trọng lễ nghi truyền thống. Bài học “Công Dân Giáo Dục” ở các trường tiểu học xưa dưới thời Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hoà đều dạy các học sinh từ bé việc đi thưa về trình với ông bà, cha mẹ trong nhà. Ra đường gặp chào cờ phải đứng lại, ngã mũ và đứng nghiêm cho đến khi thượng kỳ trọn vẹn hoặc dứt bài Quốc ca. Trên đường đi học, nếu gặp xe tang cũng phải dừng chân, ngã mũ để tiễn biệt người quá cố…
Những biểu hiện văn hoá tốt đẹp ấy dường như không còn trong đời sống hôm nay. Cứ hỏi ngay chính mình câu hỏi đơn giản nhất, “Khi lái xe trên đường, nếu gặp đoàn xe tang, ta đã xử sự ra sao?” Câu trả lời của tôi là: Nếu còn kịp thì ngoặt tay lái sang đường khác để tránh kẹt xe. Chẳng đặng đừng thì dạt vào làn xe bên trong, chạy chậm lại để nhường đường cho đoàn xe tang đi qua… Và tôi rất bực mình với chiếc xe nào đó cố gắng len lỏi vào đoàn xe tang để vượt qua.
Có lẽ câu trả lời của rất nhiều người cũng giống như tôi. Trong tiềm thức chúng ta vẫn tồn tại lễ nghi mai một theo đà văn minh, một chút nhân bản bẩm sinh với nghĩa tử là nghĩa tận trước người quá cố, một chút giáo huấn mờ nhạt từ những năm tiểu học đã xa… Ta bây giờ không còn là ta với đôi chân trần, cái quần xà lỏn, tập sách bỏ túi ny-lon để bơi qua sông cho khỏi ướt mà tới trường làng để học Gia Huấn Ca và Công Dân Giáo Dục. Ta bây giờ mang quốc tịch Mỹ, nói tiếng Anh như gió, lái xe hơi trên đường phố của quốc gia giàu mạnh nhất hành tinh… Ta là ước mơ của người di dân lậu, ta là ước mơ của bao nhiêu người khác trên khắp địa cầu, nên ta ước mơ xa hơn nữa, nên quên đi ước mơ đáng nhất là ta vẫn là ta với đôi chân trần cái quần xà lỏn, vượt sông với tập sách trong túi ny-lon để đến trường, nhưng là cậu bé có giáo dục, một thằng nhỏ đạo đức với hết lòng thành đứng nghiêm, ngã mũ chào đoàn xe tang, tiễn biệt người quá cố với hết lòng trân trọng đồng loại…
Chuyện ấy không hẳn đã là chuyện cổ tích trong đời sống hôm nay vì trên đường vẫn còn những người “Xin chào nhau giữa con đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau”… Trên xa lộ thông tin chiều nay tôi đã gặp:
Bloomington, Ind. (WTVO) – Tấm hình người đàn ông ở tiểu bang Indiana dừng xe, đứng ngả mũ giữa trời mưa, cúi đầu chào vĩnh biệt người đã khuất khi một đoàn xe tang đi ngang đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Người phụ nữ chụp tấm hình không biết người đàn ông là ai, nhưng gọi ông là “một ví dụ tuyệt vời” về cách hành xử của con người trước một đoàn xe tang.
“Ông ấy là một ví dụ tuyệt vời về cách chúng ta nên hành xử khi một đoàn xe tang đi ngang…” Joy Wagler ghi.
“Không chỉ ông ấy tấp xe vào lề, mà còn bước ra khỏi xe, ngã mũ xuống ngực, đứng cúi đầu giữa trời mưa. Đoàn xe tang này dài hơn bình thường nhưng ông ấy vẫn đứng yên như vậy cho đến lúc chiếc xe cuối cùng qua.
“Thật không may, những hình ảnh như vậy không còn thấy trong chúng ta. Ông ấy bày tỏ kính trọng sâu sắc. Điều này nhắc nhở tôi rằng, chúng ta không nên quá bận rộn và lúc nào cũng quá vội vã mà quên bày tỏ đồng cảm và tôn trọng những người đồng loại.”
I have to give a shout out to this guy in Bloomington. I don’t know him, but he is a wonderful example of how we need to act when a funeral procession comes through while we are driving. Not only did he pull over and stop, but he got out of his truck, took his hat off and stood (in the rain) with his hat on his chest and head bowed! This was longer than the average funeral procession and he didn’t move until it was over. Unfortunately this is something that has been lost with a lot of people. He showed so much respect. It was a good reminder to me that we should never be so busy and so much in a hurry that we forget to show compassion and respect for our fellow men!
(Theo WTVO)
Mong rằng mỗi chúng ta sẽ xử sự khác hơn nhịp sống vội vã từng ngày nơi đây đã làm thay đổi chúng ta. Khơi dậy, sống lại với bản chất thực trong mỗi con người đều là di sản văn hoá của tiền nhân để lại. Cảm ơn khoa học kéo dài tuổi thọ cho con nít sống lâu năm.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.