logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/05/2019 lúc 11:31:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong chiến dịch phản đối lạm dụng tình dục trẻ em tại Việt Nam gây ra nhiều tranh cãi, và một bé gái 11 tuổi tại Trung Quốc làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu các bậc cha mẹ có đang đăng tải quá nhiều về con cái mình trên mạng xã hội hay không.
Tôi là Lara Owen, phóng viên chuyên về các chủ đề phụ nữ ở Đông Á của BBC.
Trong sáu ban ngôn ngữ thuộc vùng Đông Á, chúng tôi có các phóng viên chuyên theo dõi các cuộc đối thoại được nhiều người quan tâm liên quan tới phụ nữ.
Tuần này chúng tôi xem xét hai chủ đề được công chúng quan tâm, là liệu có ổn không khi sử dụng hình ảnh trẻ em để vận động tạo thay đổi cho xã hội hoặc để tạo sự cạnh tranh.
Việt Nam: Nhức nhối nạn lạm dụng tình dục trẻ em
Một chiến dịch vận động trên mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ các bé gái khỏi bị lạm dụng tình dục đã gây nhiều tranh luận.
Dự án chụp ảnh có tên 'Những đứa trẻ mang bầu' cho thấy các bé gái thậm chí mới chỉ 8 tuổi, thể hiện như thể là các nạn nhân bị lạm dụng tình dục và ăn mặc trông như thể đang có thai.
UserPostedImage
Các bức ảnh chụp cho thấy rõ gương mặt các người mẫu nhí, và bụng các em đều phồng to.
Vài tấm hình cho thấy cảnh các bé che mặt sợ hãi khi một bàn tay đàn ông chìa ra cho kẹo, bịt miệng hoặc tóm vai các em.
Sáng kiến do nữ nhiếp ảnh gia Dạ Miêu và các MC truyền hình Nguyễn Minh Trang và Phạm Công Tố thực hiện, với sự phối hợp của Shine Academy, một trung tâm dạy kỹ năng mềm cho trẻ em, như kỹ năng dẫn chương trình, làm diễn viên.
"Trẻ em cần được sống trong một xã hội văn minh, thân thiện hơn. Tôi hy vọng là dự án này sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người xem, để mọi người đều hiểu được nỗi đau của các nạn nhân," nhiếp ảnh gia Dạ Miêu viết trên mạng xã hội.
Các bức ảnh được minh họa với những dòng chữ như "tuổi trung bình của bé gái bị lạm dụng là 9 tuổi".
Theo một phúc trình của Unicef hồi 2018 dựa trên dữ liệu do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam tổng hợp, có 5.300 trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em được báo cáo trong thời gian từ 2014 đến 2016, chủ yếu là các bé gái.
Tuy nhiên, đại diện của Unicef tại Việt Nam, Louis Vigneault-Dubois nói họ tin rằng con số thực cao hơn thế nhiều, bởi "chỉ có một phần các vụ việc được đưa ra báo cho cảnh sát".
UserPostedImage
Phản ứng trên mạng xã hội
Sau khi được đăng tải trên mạng xã hội hồi tuần trước, các hình ảnh gây tranh cãi đã trở thành chủ đề tranh luận nóng bỏng tại Việt Nam.
Một trong các quan ngại được nêu ra là quyền riêng tư và tác động tâm lý có thể có đối với các em nhỏ tham gia dự án.
"Không cần thiết phải có cảnh một bé gái ôm bụng bầu, có nhiều cách khác để kể câu chuyện," một người bình luận.
"Tại sao họ giấu mặt người lớn nhưng lại để lộ mặt đứa trẻ," một người khác viết. "Họ chỉ muốn gây sốc để thu hút sự chú ý."

Những người khác thì ủng hộ cho sáng kiến trên, trong đó có nhiều người là phụ nữ.
"Cảm ơn các em nhỏ dũng cảm đã đăng những hình ảnh này để chia sẻ thông điệp quan trọng này," một người nói.
Một người khác: "Nếu bạn che mặt các em đi, nỗi đau và sự chịu đựng sẽ không được thể hiện, nó sẽ làm hỏng mục đích của dự án quan trọng này."
Các giám đốc sáng tạo của dự án từ chối trả lời phỏng vấn của BBC.
Tuy nhiên, Phạm Công Tố, một trong các giám đốc sáng tạo của dự án, đã phản hồi sự chỉ trích ngày càng tăng bằng một tuyên bố đăng trên báo Tuổi Trẻ.
MC Phạm Công Tố nói rằng cha mẹ các em đã được tham vấn và mọi bên đều được thông báo rõ về bất kỳ "hậu quả không mong muốn" nào có thể xảy ra.
"Chúng tôi chọn những người mẫu trẻ em theo cách này để người xem nhận thấy rõ rằng đó là những người mẫu tham gia vào dự án."
"Nếu như có bất kỳ tác động tiêu cực nào xảy ra với các em, chúng tôi sẵn sàng dừng ngay lập tức," anh nói thêm.
Minh Thư, phóng viên ban BBC Tiếng Việt, nói rằng lạm dụng tình dục trẻ em là vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, và có một số trường hợp đã tạo làn sóng công phẫn trên mạng xã hội.
"Bất kể bạn có quan điểm thế nào đối với cách thực hiện chiến dịch này thì những ảnh chụp của dự án cũng đã tạo ra cuộc tranh luận lành mạnh về tầm quan trọng của giáo dục giới tính, và dẫn đến việc kêu gọi phải quy định pháp luật chặt chẽ hơn trong việc trừng phạt những kẻ thủ ác," phóng viên Minh Thư nói.
Trung Quốc: Bé gái 11 tuổi cảnh báo hiểm họa 'cha mẹ chia sẻ thông tin'
Người dân ở Trung Quốc từng hỏi liệu các bậc phụ huynh có nên nghĩ kỹ trước khi đăng tải các thông tin về con cái mình lên mạng xã hội hay không.
Vấn đề được nêu ra sau khi Chương Sở Y, bé gái 11 tuổi ở Thượng Hải, đưa đề xuất lên 'hội đồng những người nhỏ tuổi' là cần thảo luận về vấn đề 'cha mẹ chia sẻ thông tin'.
'Cha mẹ chia sẻ thông tin', được viết bằng từ 'sharenting' trong tiếng Anh, là thuật ngữ được dùng để mô tả việc các bậc phụ huynh hào hứng quá mức trong việc dùng mạng xã hội để chia sẻ các thông tin về con cái mình.
Trong năm 2016, từ 'sharenting' đã được bổ sung vào bộ từ điển tiếng Anh Collins English Dictionary.
Trong tiếng Trung, thuật ngữ có ý nghĩa tương đương là 'sái oa', có nghĩa là 'đứa bé được phơi nắng', hay nói cách khác là đem con ra cho mọi người chú ý.
Đề xuất được tờ báo quốc doanh Nhân dân Nhật báo chú ý tới hôm 8/5.
Chỉ chưa đến 24 giờ, hashtag 'Sái Oa: Quý Vị Có Cần Được Sự Đồng Ý Không?' đã được dùng trên Weibo trên 22 ngàn lần.
UserPostedImage
Chương Sở Y và các bạn bè đồng trang lứa của cô đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với cha mẹ mình.
80% các vị phụ huynh tham gia khảo sát đã từng đăng ảnh con cái lên mạng nhắn tin WeChat, nhưng chỉ 60% nghĩ rằng họ cần được sự đồng ý của con cái trước khi đăng.
Chương Sở Y và các bạn học nói rằng cha mẹ các em và những người khác đã đăng tải kết quả học tập của con cái, các bài tập mỹ thuật con mình làm lên mạng, khiến cho các nội dung này biến thành một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, và khiến các em cảm thấy bị áp lực.
"Bởi hầu hết các gia đình tại Trung Quốc chỉ có một con, cha mẹ tập trung toàn bộ sự chú ý vào thành tích của con cái. Nhưng trong một số trường hợp, có những phụ huynh muốn ăn thua với phụ huynh nhà khác, dẫn đến việc gia tăng áp lực lên con cái để buộc chúng phải đạt thành tích tốt hơn," Wanyuan Song từ ban BBC Tiếng Trung nói.
Đường Ánh Hồng, nhà tâm lý học và là một cây viết sống tại Trung Quốc, đã bình luận về chủ đề này trong một bản tin tường thuật do Pear Video đăng tải hồi đầu năm nay.
"Cha mẹ chia sẻ thông tin là dấu hiệu cho thấy các phụ huynh đang đánh mất đi cảm giác cụ thể về ý nghĩa cuộc sống của chính họ," ông nói.
"Việc đăng tải đều đặn khiến họ cảm thấy có một giá trị, địa vị, và danh tính nhất định."
UserPostedImage
Andria Siibak, giáo sư nghiên cứu truyền thông tại Đại học Tartu ở Estonia, đã tiến hành một số nghiên cứu về 'sharenting'.
"Hiện chúng tôi thấy rằng các vị phụ huynh rất tích cực hạn chế việc con cái họ được bỏ ra bao nhiêu thời gian để dùng mạng xã hội, nhưng chính họ lại thường không tuân thủ các quy định đó. Áp dụng quy định chung cho cả gia đình sẽ hữu ích trong việc xây dựng quan hệ cha mẹ - con cái tốt đẹp hơn," Giáo sư Siibak nói.
Với việc Nhân dân Nhật báo để ý tới câu chuyện của Chương Sở Y, nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã nêu quan điểm và sự khó chịu đối với các tin đăng 'sharenting' trên mạng cũng như sự quan ngại trong vấn đề con cái có đồng ý với việc đăng tải như vậy không.
"Tôi có thể chịu được những người đăng ảnh con cái trên mạng xã hội, nhưng không thể hiểu nổi chuyện họ đăng tin cập nhật hàng ngày. Ngày mai học piano, ngày kia học thư pháp, rồi học hát...," một người dùng viết.
"Bạn tôi chụp ảnh buổi học bơi ngày hôm qua của con trai cô ấy. Cô ấy không làm gì để che danh tính bọn trẻ con hết," một người dùng khác viết.
Với 500 triệu người dùng chỉ tính trên Weibo thôi, thì có lẽ đề xuất của Chương Sở Y chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc tranh luận rộng khắp hơn tại Trung Quốc về những phức tạp mang tính đạo đức trong việc 'sharenting' trên mạng.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 15/05/2019 lúc 11:35:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.