logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/05/2019 lúc 07:53:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một tình trạng chung tại các trường đại học khắp nước Mỹ là càng ngày càng có ít sinh viên theo học các môn về nhân văn như Anh văn, lịch sử, triết học, nghệ thuật v.v… Một ví dụ, tại Đại học Wisconsin-Madison, số sinh viên tốt nghiệp với các bằng cấp thuộc nhân văn đã giảm từ 1,830 sinh viên năm 2008 xuống chỉ còn 1,025 năm 2016. Theo Trung tâm Quốc gia Thống kê Giáo dục, tính trên toàn nước Mỹ, khoa Anh văn tại các trường đại học trên toàn quốc đã giảm mất khoảng 20% số sinh viên theo học trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, ngày càng có nhiều sinh viên nhảy qua học các ngành về khoa học, kỹ thuật, kỹ sư và toán (viết tắt là STEM – Science, Technology, Engineering, Mathematics). Tại trường Đại học Pennsylvania, số sinh viên theo ngành sinh học đã tăng thêm 25% trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2014.
Những hồi chuông báo động về tình trạng sụt giảm của các môn học nhân văn đã được gióng lên từ khoảng 5 năm trước, khi ấy các nhà nghiên cứu giáo dục bắt đầu lo ngại những môn học về nhân văn đang có nguy cơ chết dần chết mòn. Và kể từ đó đến nay người ta vẫn không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng các môn học này đang được khôi phục, và do đó, những hồi chuông báo động nay đã biến thành những tiếng kêu cứu tuyệt vọng rằng làm cách nào để có thể cứu vớt được các môn học về nhân văn, hay nói cách khác, làm sao để có thể tiếp tục duy trì tính nhân văn trong xã hội nơi chúng ta đang sống.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình hình có thật sự tuyệt vọng như vậy hay không? Có một điều lạ là tình trạng suy giảm nhân văn dường như chỉ xảy ra trong các lớp học, nhưng nếu nhìn ra xa bên ngoài cánh cổng của các đại học, số phận của nhân văn dường như không đến nỗi ảm đạm như người ta tưởng. Trong xã hội Mỹ nói chung, sự quan tâm về nhân văn lại không hề suy giảm chút nào. Một nghiên cứu của Pew Research Center cho biết tỷ lệ người Mỹ đọc sách in có giảm đôi chút nhưng không đáng kể, từ 71% năm 2011 xuống còn 63% năm 2018; tuy nhiên, cùng thời gian này, lại có thêm nhiều người Mỹ đọc sách điện tử và nghe loại “sách nói” (audiobooks)). Năm ngoái, một phúc trình của tổ chức Quỹ Nghệ thuật Quốc gia cho biết số người đến thăm các trung tâm sinh hoạt nghệ thuật tăng 3.6% trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2017, trong khi số người Mỹ đọc thơ tăng với mức độ rất đáng khích lệ là 76%, đặc biệt những người trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24 tăng hơn gấp đôi.
Thế nên khi người ta cho rằng ngành nhân văn đang chết dần chết mòn có lẽ là nỗi lo lắng hơi quá sớm, và phần nào gây ra sự hiểu lầm về ý nghĩa thực sự của nhân văn và thực tế đời sống. Văn chương, nghệ thuật và triết học là những món ăn tinh thần và là cách để người ta bày tỏ cảm xúc. Trong khi quan niệm về nhân văn này được nhìn qua những lăng kính khác nhau ở vào những thời điểm và những nơi chốn khác nhau, nó luôn hiện hữu trong mọi thời đại, vậy thì không có lý do gì để nghĩ rằng nhân văn sẽ chết trong thời đại của chúng ta.
Khi người ta nhìn vào con số sinh viên theo học các môn học về nhân văn cứ sụt giảm dần thì điều đầu tiên làm người ta liên tưởng tới là con người thời nay không còn mấy quan tâm tới nhân văn nữa. Nhưng vấn đề có lẽ không đến nỗi phức tạp như vậy, và rất có thể cốt lõi của sự suy giảm đó là do động cơ kinh tế. Một điều thực tế là chi phí cho đại học trong khoảng một thập niên qua ngày càng tăng cao, vậy phải chăng chính điều này đã khiến cho sinh viên chú trọng và theo học những ngành có thể giúp cho họ có được những nghề nghiệp vững chắc hơn? Nếu coi việc theo học đại học như một cuộc đầu tư, vì người ta không chỉ bỏ ra tiền bạc mà còn bỏ nhiều thời gian và công sức, thì điều dễ hiểu là người ta muốn thu lại lợi nhuận từ cuộc đầu tư ấy.
Theo một phúc trình năm 2017, những ngành học sau khi tốt nghiệp đưa tới những công việc có mức lương cao nhất đều thuộc về những ngành của STEM. Với chi phí tiền học trung bình tại một trường đại học tư trong bốn năm hiện nay là hơn $35,000 một năm, và vì vậy có lẽ mảnh bằng cử nhân trong ngành nhân văn được xem như một cuộc đầu tư không hấp dẫn.
Nhưng cho dù là động cơ kinh tế hay là vì lý do gì đi nữa, sự sụt giảm số sinh viên theo học các môn học nhân văn tại các đại học vẫn thường được hiểu như một cuộc khủng hoảng văn hoá của nước Mỹ. Có thể những gì mà các sinh viên theo học ngành nhân văn học được từ trường lớp không nhất thiết được mang ra áp dụng trực tiếp lên cuộc sống hay công việc của họ, nhưng các lớp học nhân văn chính là nơi dạy và đào tạo chúng ta biết thế nào là đọc, phân tích và suy nghĩ độc lập, là những chức năng quan trọng để uốn nắn chúng ta thành những công dân chính trực. Thế nên, có người đã cho rằng các môn học nhân văn thổi nhân tính vào trong con người của chúng ta – và vì vậy, các môn học như văn chương, nghệ thuật và triết học giúp cải hoá chúng ta thành những con người tốt hơn, hay nói cách khác, có nhiều nhân tính hơn.
Tuy nhiên, nhận định này cũng không hoàn toàn đúng lắm. Trong quá khứ, đã có không biết bao nhiêu trường hợp với những vị trí thức, khoa bảng, kiến thức nhân văn uyên bác nhưng vẫn cúc cung tận tuỵ đi theo hầu những chủ nghĩa Phát xít hay Cộng sản, là những chủ nghĩa cực kỳ phản nhân văn. Người ta nêu một ví dụ điển hình, khi Hitler lên cầm quyền ở Đức, một trong những triết gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là Martin Hedegger đã được giao trọng trách “Phát xít hoá” đại học nơi ông theo dạy. Nếu không phải là một trí thức được nhà cầm quyền Phát xít tin tưởng thì lẽ nào người ta lại giao cho ông một công việc hệ trọng như vậy.
Nhìn rộng ra hơn, người ta cũng không thể dẫn chứng xu hướng suy giảm của các môn học nhân văn ở bậc đại học rồi la lên rằng tính nhân văn trong xã hội có nguy cơ tụt giảm nay mai trong khi chỉ một phần rất nhỏ dân số là đã từng có những bằng cấp về nhân văn. Theo Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ, quả thật số người theo học và tốt nghiệp ngành sử ngày càng ít, số bằng cấp được trao cho những sinh viên tốt nghiệp ngành sử sút giảm khoảng 10,000 trong thời gian một thập niên, từ 2008 tới 2017. Tuy vậy, thậm chí năm 2008, cũng chỉ có khoảng 35,000 trong tổng số 2 triệu bằng cấp đại học được trao cho các sinh viên tốt nghiệp ngành sử. Điều rõ ràng là nếu người ta dựa vào các lớp học lịch sử ở đại học để dạy về các kiến thức và tư tưởng căn bản liên quan đến lịch sử và nhân loại thì quả thật đây là một thất vọng to lớn. Nhưng trên thực tế, người ta không chỉ tiếp thu kiến thức lịch sử từ trường lớp mà còn từ việc tự học và qua những trải nghiệm cá nhân. Điều này cũng có thể áp dụng cho những môn học nhân văn khác.
Do đó, có người đã nêu lên một nghịch lý về nhân văn: nó cần có kiến thức nhưng lại không nhất thiết cần đến trường lớp. Để thành công trên con đường văn chương hay bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào thì đòi hỏi một người không chỉ có kiến thức học được từ trường lớp mà phải có tài năng. Trường lớp chỉ đóng một vai trò phụ và là nơi chỉ cho người ta tới cánh cổng của khu vườn nhân văn, nhưng có mở được cánh cổng đó hay không đòi hỏi ở tài năng mỗi cá nhân, và mỗi người mở cánh cổng đó một cách khác nhau. Trong đời sống nhân văn cũng thế, chúng ta thưởng thức nghệ thuật mỗi người một cách khác nhau, không thể nói cách nào hay cách nào dở, mà điều quan trọng chính là từ sự cảm nhận của trái tim.
Và vì vậy, quan niệm xem các trường đại học như là người giữ cổng chính yếu hay thậm chí là người giữ cổng duy nhất của khu vườn nhân văn là một điều không chỉ thiếu chính xác mà còn hoàn toàn sai lầm. Ta không thể cứ tự tiện coi các giảng đường đại học là nơi duy nhất để khai mở cho chúng ta sự hiểu biết về chân lý và nét đẹp của cuộc sống mà ta còn phải hướng tầm mắt vượt ra khỏi ranh giới đó và tìm đến nhân văn qua những cánh cửa khác nữa.
Lẽ đương nhiên không có lý do gì để sung sướng khi phải nhìn thấy sự suy vi của những môn học nhân văn ở đại học, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là những thứ nhân văn mà con người trân trọng trong nhiều ngàn năm qua như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, cuộc tìm kiếm cái đẹp và sự thật đang chết dần chết mòn. Khi nào trên trái đất này còn con người thì những thứ nhân văn đó vẫn trường tồn bởi vì ngay trong bản tính tự nhiên của loài người chúng ta đã là một thứ nhân văn rồi.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.