logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2019 lúc 01:14:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Thủ tướng Bob Hawke (1929–2019) - Photo: Wikipedia
 
Tin ông qua đời hôm qua 16.05.2019, dù ở tuổi thượng thọ 89, đã làm lòng tôi chùng xuống trong niềm xúc cảm sâu xa.
 
Không phải chỉ vì ông là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của nước Úc thời hậu chiến – và ông hoàn toàn xứng đáng với sự công nhận đó từ nhiều người cùng thời cũng như của thế hệ hậu bối – mà còn là một con người bình dị, gần gũi và thân thiện.
 
Tôi, cũng như nhiều bạn đồng niên khác thuộc “thế hệ thứ nhất” của dòng người tỵ nạn từ Việt Nam, đã sống hầu như gần trọn cuộc đời trưởng thành của mình dưới bóng che bao trùm của ông dù ông đã rời chính trường gần 30 năm. Những cải cách mang tính chất viễn kiến và nhân bản của ông đã xây nên một nền tảng phát triển vững bền cho nước Úc – trong đó có cộng đồng người gốc Việt chúng tôi.
 
Có thể một số người không đồng ý với ý kiến này, nhưng xin hãy công tâm nghĩ lại dù bạn có khuynh hướng chính trị hay đảng phái nào. Khi ông trở thành Thủ tướng thứ 23 của Úc, cộng đồng người Việt tỵ nạn lúc ấy vẫn còn rất mong manh, non trẻ với hàng trăm mối lo toan cho cuộc sống mới. Tuy vị Thủ tướng tiền nhiệm được ghi công chính đáng như là “người mở cổng” cho việc thu nhận thuyền nhân tỵ nạn đến Úc định cư nhưng trong 4 nhiệm kỳ cầm quyền liên tiếp của ông (từ 1983 đến 1991), sự thu nhận định cư cho người gốc Việt ở Úc đã gia tăng đến con số cao nhất so với bất cứ thời kỳ nào về sau. Về nhiều phương diện, đây cũng là thành phần định hình diện mạo của cộng đồng người Việt bây giờ.
 
Với các chính sách cải cách về việc làm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… ông đã tạo ra cơ hội vô giá cho chúng tôi hội nhập và phát triển ở xứ sở kangaroo thanh bình và nhân ái này sau những cuộc vượt thoát thập tử nhất sinh khỏi chế độ cộng sản ở quê nhà. Tôi rùng mình tưởng tượng nếu không có một hệ thống y tế đại chúng Medicare, nếu không có sự giúp đỡ cho học sinh tiếp tục con đường học vấn miễn phí ở bậc đại học, nếu không có chính sách quỹ hưu trí bắt buộc, nếu không có một mạng lưới an sinh xã hội cho những người thuộc thành phần thiệt thòi – và hàng chục thứ “nếu không có” khác mà ông đã thực hiện – có lẽ cộng đồng người gốc Việt đã không có sự thành công như ngày nay.
 
Với một tỷ lệ khá cao trong cộng đồng người Việt bây giờ là thành phần chuyên viên tốt nghiệp đại học, là những thương nhân thành đạt hoặc ít ra là có cuộc sống ổn định, không ai có thể phủ nhận sự giúp đỡ ấy trong bước đầu định cư của họ. Và sự thụ hưởng những chính sách nhân đạo, công bắng và tiến bộ đó mà ông khởi xướng còn tiếp tục lan tỏa đến nhiều thế hệ sau.
 
Tôi không viết lại về tiểu sử và những thành tích của ông trong bài tưởng niệm và tri ân ngắn ngủi này vì điều đó đã được nhiều sử gia ghi nhận, trong đó có một điểm son đáng chú ý: ông là nhà lãnh đạo có lúc đã được 75% dân Úc ái mộ, một tỷ lệ mà bất cứ chính trị gia nào cũng ngã mũ nể phục.
 
Một điều tôi muốn nói thêm: ông là người đã trao cho nước Úc bản quốc ca mới để thay thế cho bài “God Save The Queen” mang âm hưởng mẫu quốc Anh được hát từ nhiều thập niên trước. Theo đề nghị của ông, Tổng Toàn Quyền lúc đó (năm 1984) đã chuẩn thuận bài “Advance Australia Fair” là quốc ca chính thức của Úc. Bài hát có đoạn: For those who’ve come across the seas / We have boundless plains to share / With courage let us all combine / To Advance Australia Fair (Với những người đến đây từ bốn biển / Chúng ta có những bình nguyên bao la để chia sẻ / Với lòng quả cảm tất cả chúng ta hãy kết hợp / Để tiến tới ngày hội của nước Úc). Có lẽ trong nhiều bài quốc ca khác, hiếm có nước nào nói đến sự đón nhận và chia sẻ với những người di cư bằng lời lẽ khoan hòa và thân thiện như thế.
 
Ông còn để lại trong lòng dân Úc hình ảnh của một con người với những biểu lộ tình cảm rất đời thường. Ông xấu hổ khi thú nhận chuyện ngoại tình khi còn sống chung với người vợ đầu. Ông đã khóc nức nở trong một cuộc họp báo năm 1984 khi bị hỏi về việc con gái của mình bị truy tố về tội ma túy. Ông cũng ràn rụa nước mắt trên màn ảnh truyền hình trước tiền đình quốc hội ở Canberra khi cùng các sinh viên Trung Quốc tưởng niệm hàng ngàn nạn nhân bị tàn sát trong biền cố Thiên An Môn năm 1989…
 
Cá nhân tôi, trong nhiều năm làm báo, đã có đôi lần hân hạnh phỏng vấn ông nhưng có lẽ kỷ niệm tôi nhớ mãi lại không phải là chuyện nghề nghiệp. Hôm ấy, hồi giữa năm ngoái, tôi tình cờ gặp ông ở phi trường Sydney. Ông ngồi trên xe lăn và được một nữ nhân viên phục vụ đẩy đến lối đi ưu tiên cho người cao niên. Tôi cúi đầu chào ông theo lối Úc “G’day, Sir!” và xin phép cô nhân viên ấy cho tôi được đẩy ông một đoạn. Dĩ nhiên, đây chỉ là một cử chỉ nhỏ như một lời cám ơn của tôi vì trong số hàng ngàn người ông từng tiếp xúc ông chẳng thể nào nhớ được gã trung niên Á châu ấy là ai. Lúc chào tạm biệt, ông quay lại, thoáng cười và nói một câu rặt Úc “G’on ya, mate!”
 
Bây giờ ông đã ra đi nhưng nụ cười ấy tôi còn giữ lại trong lòng.
 
Với truyền thống “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của nền văn hóa Việt Nam, tôi biết ơn ông, Thủ tướng Bob Hawke, người không những chỉ cho chúng tôi cơ hội làm lại cuộc đời mới trên quê hương thứ hai mà còn trao cả một tình người bác ái và bình đẳng.
 
Thành kính chia buồn cùng gia đình ông và cầu mong ông nghìn thu an giấc.


Sydney, 17.05.2019
Lưu Dân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.