logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/05/2019 lúc 11:30:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gần đây Công Tố Viện Liên bang Mỹ đã vừa cáo buộc hai sinh viên Trung Quốc ở Mỹ về tội lừa đảo. Hơn 3,000 chiếc Iphone giả từ Trung Quốc được gởi cho hai sinh viên nầy, là sinh viên ở đại học tiểu bang Oregon, viện lý do hư hại không thể xử dụng được, họ mang đến hãng Apple đổi lấy những Iphone thật. Sau khi nhận được gần 1,500 chiếc Iphone thật từ hãng Apple, hai sinh viên nầy gởi trở về cho người mẹ ở Trung Quốc, bán lại mỗi Iphone thật khoảng 600 đô la, thu được gần một triệu đô la.
     Việc lừa đảo trên khiến gợi nhớ đến câu chuyện về Tiền Thân Baka trong Tiểu Bộ kinh IV khi Đức Thế Tôn ở tịnh xá Kỳ Viên, đã kể cho các đệ tử nghe về một Tỳ kheo già hành nghề thợ may. Vị Tỳ kheo già nầy rất thiện nghệ trong việc may cắt, không những nổi danh với tay nghề khéo léo, mà còn nức tiếng trong việc tráo đổi y cũ lấy vải mới. Nhờ kinh nghiệm và tay nghề thiện xảo, vị Tỳ kheo già ở thành Kỳ Viên lấy những tấm vải rách, mòn, cũ kỹ, đem giặt giũ và nhuộm lại, rồi may cắt trở lại thành những tấm y trông như mới. Sau đó khi có những Tỳ kheo trong thành mang vải mới mua đến nhờ may dùm tấm y, vị Tỳ kheo già mới thuyết phục:
         " May một tấm y cần phải mất một thời gian khá lâu. Chi bằng Hiền giả hãy lấy những tấm y mới mà tôi hiện đang có, khỏi mất công đợi chờ lâu."
     Một số Tỳ kheo muốn có y mặc ngay, nên đồng ý lấy những tấm y đã may sẵn và để lại sấp vải mới cho vị Tỳ kheo già. Để rồi chỉ trong vài lần xử dụng, đem giặt ủi vài lần, các tấm y của khách hàng biến thành tấm vải rách! Do lòng tham không đáy vị Tỳ kheo già cảm thấy tự mãn và vui thích khi chiếm lấy những tấm vải mới từ khách hàng, nên vẫn tiếp tục sống trong sự lừa gạt bất chấp sự tức giận của nạn nhân. Tiếng đồn xấu xa của vị Tỳ kheo già chuyên đổi y cũ lấy vải mới bay đến một thôn xóm nhỏ, cách thành Kỳ Viên không xa, trong đó có một tiệm may nghèo nàn, nhỏ bé do một vị Tỳ kheo trẻ tuổi trông coi. Vị Tỳ kheo trẻ nầy cũng có tay nghề thiện xảo và khéo léo, nhất là có những mánh lới y hệt như vị Tỳ kheo già tại thành Kỳ Viên. Trong một ngày đẹp trời vị Tỳ kheo trẻ vóc dáng uy nghi, bước vào tiệm may của vị Tỳ kheo già. Vừa trông thấy tấm y đấp trên thân vị Tỳ kheo trẻ thẳng tắp, bóng láng, màu sắc vàng óng ánh, như tỏa ánh hào quang rực rỡ đã thu hút tức thì ánh mắt ham muốn của vị Tỳ kheo già, giống như đứa trẻ thèm thuồng cục kẹo trên tay người đối diện. Vì thế vị Tỳ kheo già liền gạ gẫm:
         - Hiền giả đang mặc tấm y rất đẹp, có thể nhường tấm y nầy cho tôi được không? Hiền giả sẽ được hai tấm y của tôi.
         - Thưa Tôn giả, tôi đến đây muốn mua vải đem về may y, chứ không cần y.
         - Thế thì Hiền giả lấy một sấp vải ở đây và để lại tấm y đang mặc cho tôi. Vải của tôi là vải mới của khách hàng nhường lại cho tôi để lấy những tấm y đã may sẵn.
         - Thưa Tôn giả, cũng không được. Tôi đã nhọc nhằn đêm khuya cắt, đo, may từng sợi chỉ, mất rất nhiều công sức mới tạo ra tấm y hào nhoáng như thế nầy. Vì thế Tôn giả phải trao tôi hai sấp vải mới nếu muốn tấm y của tôi đang mặc.
     Vài ngày sau vị Tỳ kheo già mặc tấm y do vị Tỳ kheo trẻ để lại, lòng vui như mở hội bước từng bước đến tịnh xá Kỳ Viên dự lễ. Bỗng vài hạt mưa li ti đổ xuống, chỉ vừa thấm ướt tí xíu trên tấm y, cũng khiến màu vàng chói chang trên tấm y loang rỉ ra, các sợi chỉ bung ra và tấm y đang khoát trên thân người vị Tỳ kheo già biến dạng thành miếng vải nhầu nát, rách rưới và hôi hám. Khuôn mặt vị Tỳ kheo già nhợt nhạt, buồn tủi và tức tối than thầm, đúng là "gậy ông đập lưng ông". Còn thiên hạ thì hả dạ và cười chê vị Tỳ kheo già.. lừa người hôm trước, hôm sau bị lừa!
     Kể xong câu chuyện trên Đức Thế Tôn kể tiếp về chuyện Con Cò. Vào thời rất xa xưa nơi cánh đồng xanh bát ngát, một đàn Cá đang sống hạnh phúc trong một ao hồ với khoảng chu vi hạn hẹp. Dưới tàng cây khô lá gần bên ao hồ, một con Cò đứng chép miệng liên hồi, ngắm nhìn bầy Cá bơi lội dưới nước với cặp mắt thèm thuồng. Sau hồi lâu suy tư Cò mới chõ miệng xuống ao nói với Cá rằng:
         " Các bạn Cá ơi, các bạn có biết cách đây không xa có một con sông rộng, nước trong vắt sạch sẽ và thực phẩm dư thừa. Đó là thiên đàng của các bạn, chứ ao hồ nầy mùa hạn hán đến, nước sẽ khô cạn và rồi ở đây sẽ là nơi phơi xác các bạn."
         " Anh Cò ơi, chúng em biết anh đang muốn nuốt xác chúng em, chứ còn nơi nào tuyệt vời hơn nơi ao hồ nầy. Xin anh Cò đừng dụ dỗ các em nữa."
         " Các bạn Cá lầm rồi, mỗi khi mùa hạn hán đến khiến nước sẽ bốc hơi, ao hồ cạn kiệt, thực phẩm giảm đi và các bạn sẽ sinh sôi nẩy nở, đâu còn đủ chỗ cho loài Cá các bạn phát triển sự sống. Hãy nghe tôi mà di tản ngay đến dòng sông rộng, nước chảy mênh mong, thực phẩm dồi dào, chính là một thế giới lý tưởng cho các bạn Cá đó."
     Nghe có vẻ bùi tai, Cá mới e dè hỏi Cò:
         " Nhưng làm thế nào chúng tôi bơi qua con sông bên đó?"
         " Dễ dàng lắm Cá ơi! Tôi sẵn lòng chịu vất vã ngậm từng bạn Cá bay đến dòng sông rồi thả bạn xuống ngay đó."
     Bầy Cá vẫn còn nghi ngờ Cò, liền nói:
         " Tổ tiên chúng tôi đã bị loài Cò ăn thịt không thương tiếc, nên bây giờ loài Cá chúng tôi làm sao tin tưởng lòng tốt của anh Cò?"
         " Để chứng tỏ thiện chí, hãy để một bạn Cá theo tôi bay qua dòng sông, rồi bạn Cá ấy trở về kể cho các bạn nghe những gì tôi vừa nói với các bạn là đúng đắn và chính xác."
     Sau khi một con Cá già được Cò ngậm chặt, để Cò cất cánh bay đến dòng sông, trở về an toàn và thuật lại quả thật có một dòng sông nước trong veo và mát mẻ, đúng như lời Cò diễn tả,  nên tất cả đàn Cá đồng lòng để Cò ngậm từng con di tản sang bên con sông rộng lớn. Thay vì thả Cá xuống dòng sông như đã hứa, Cò ngậm từng con một bay đến tàng cây cổ thụ, hả hê nuốt Cá một vào bụng đến không còn thấy một con Cá nào dưới ao hồ nữa. Thảm thương thay cho đàn Cá, bởi quá nhẹ dạ tin tưởng vào mỹ ngữ của Cò mà xương Cá rải đầy dưới bãi cỏ xanh. Bấy giờ nước trong ao hồ hoàn toàn tỉnh lặng, chẳng thấy một Cá lớn Cá bé nào khuấy động nữa, chỉ còn thấy một con Cua đơn độc nổi trên mặt nước. Cò nhà ta muốn thay đổi khẩu vị, lần nữa trổ tài lừa lọc với Cua:
         " Chú Cua ơi, chú có buồn chăng khi phải sống đơn độc ở đây? Hãy để tôi giúp chú qua sống trong dòng sông mát mẻ với đàn Cá như xưa nhé."
         " Nầy anh Cò, có thật đàn Cá đang vui vầy trong dòng nước hay đã nằm đầy trong bụng Cò? Tôi không dễ tin Cò như loài Cá đâu."
       " Mong chú Cua đừng nghi ngờ lòng tốt của tôi. Chỉ vì thấy Cua sống lẻ loi ở ao hồ nầy, nên tôi mới đề nghị giúp Cua di tản           qua dòng sông nước chảy trong veo để đoàn tụ với đàn Cá. Tôi sẽ ngậm Cua bay sang dòng sông tươi mát đó như tôi đã khổ công giúp bầy Cá vậy."
     Đã từng chứng kiến cảnh Cò ngậm từng con Cá bay đi, Cua tự nghĩ hãy đừng ngu ngốc mắc bẫy sự lừa lọc của Cò mà thiệt thân, nên mới nói với Cò:
         " Anh Cò ơi, thân tôi kềnh càng và cứng lắm, anh Cò không thể ngậm chặt được, nên tôi lo sợ bị rớt giữa đường. Chi bằng với những cái càng của tôi, anh Cò hãy để tôi kẹp chặt cổ Cò thì tốt hơn."
         " Chú Cua nói hợp lý lắm, tôi đồng ý để Cua kẹp vào cổ tôi, nhưng xin đừng cắn đứt cổ tôi đấy nhé."
   " Anh Cò tốt với tôi, giúp tôi đoàn tụ với đàn Cá, lòng nào    tôi hãm hại Cò chứ?"
     Khi biết Cò đã bay ngang qua dòng sông mà chẳng chịu thả xuống như vừa nói, Cua liền thì thầm vào tai Cò:
         " Tôi đã biết dã tâm của Cò cũng muốn ăn tươi nuốt sống thân Cua nầy như đã giết hại hết bầy Cá, nhưng anh Cò nên nhớ Cua đang kẹp cổ Cò, chứ Cò không ngậm Cua đâu. Vì thế nếu Cò không thả tôi xuống dòng sông, Cua sẽ cắn cổ Cò đấy."
      Nghe Cua nói như thế Cò sợ hãi đến run lẩy bẩy, vội vàng  bay ngược về dòng sông và thả Cua xuống. Nhưng trước khi nhảy xuống dòng nước Cua đã cắn cổ Cò, cho tàn đời thân Cò đã lừa dối Cá và nay bị Cua dối gạt lại để Cò sum họp với Cá nơi suối vàng lạnh lẽo.
      Phối hợp hai câu chuyện Tỳ kheo già và chuyện con Cò kể trên, Đức Thế Tôn kết luận rằng tiền thân của vị Tỳ kheo già chính là con Cò, còn tiền thân của vị Tỳ kheo trẻ là con Cua vậy.
     Qua hai câu chuyện trên chúng ta nhận thấy rằng từ ngàn xưa đến ngày nay những sự lừa đảo dẫy đầy trong cuộc sống. Nhưng cho dù hiện tại với sự tiến bộ vượt bực trong lãnh vực khoa học và Internet, sự lừa đảo đến mức tinh vi đến đâu vẫn không thể lọt qua quy luật nhân quả, tức là làm lành gặp quả lành, làm ác gặp quả ác, muôn đời không sai.
      Còn nhớ gần hai năm trước, qua nghĩa cử tốt đẹp của một người vô gia cư đã dùng tiền túi 20 đô la đi mua xăng giúp cô gái phải ngừng xe trong đêm tối vì xe cạn xăng. Sau đó cô gái lên trang mạng kể lại câu chuyện nghĩa hiệp của người vô gia cư và lập quỹ kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người giúp đỡ người vô gia cư ấy. Nhưng gần đây dư luận mới sửng sờ và tức giận về sự lừa đảo của cô gái và ông homeless, là một cựu quân nhân, đã toa rập với nhau, bịa đặt câu chuyện xe cô gái hết xăng để ông homeless lội bộ đi mua xăng và gây quỹ được hơn 400,000 đô la. Một bản án hơn 4 năm tù giam dành cho hai kẻ lừa đảo ấy, cùng hoàn trả lại số tiền gây quỹ. Tục ngữ ta có câu Gieo Gió thì Gặt Bão, nên những người thường nuôi dưỡng tâm lừa đảo như CÒ, hãy nhớ:
                          Lừa người hôm nay
                          Vào tù ngày mai
                          Đốt chết tương lai
                          Nhân quả không sai
    
Ngày 18 tháng 5, 2019
Phan Minh Hành
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.