logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/05/2019 lúc 04:29:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Về hưu, chữ nghĩa của tài tình của “vi-xi” bây giờ gọi là “nghỉ hưu?”,  là nghỉ làm việc, không còn tiếp tục làm công việc hàng ngày để kiếm lương bổng, lợi tức cần cho đời sống nữa.

Cũng dễ hiểu.  Trèo dốc mãi thì ngựa phải chồn chân; Đã đến bờ thì thuyền tất phải đụng cầu.  Cuộc đời là thế. Mọi chuyện dù trong bất cứ lãnh vực nào, hoàn cảnh nào rồi sẽ đến lúc nắng chiều, cuối hạ… không thể kéo dài mãi theo bước thời gian.  Về hưu có thể là trường hợp đã đáo hạn tuổi đời (“standard retirement age”); hoặc đã đi làm việc đủ số thời gian như luật định (“accrued time of working”) để được hưởng tiền phụ cấp hưu trí; Có người lại về hưu ngang (“early retirement”), ngay từ lúc còn trẻ,  không kể gì tuổi tác vì đã có khả năng làm dư ra một số tiền lớn đủ để tự sống một cách thoải mái mà không cần gì đến tiền hưu trí; các anh chàng chơi thể thao chuyên nghiệp hay làm chuyện này…!


Trường hợp về hưu của cá nhân tôi thuộc loại hơi “quá đà!”  Số là, trên đất tư bản Mỹ “siêu” bóc lột này (?) tôi được phân loại thuộc thành phần “hợp lệ tình trạng quân dịch” về hưu ở tuổi 66 (nên biết thêm ở tuổi 62 về hưu non) nhưng chỉ vì cái gọi là “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng” cho nên tôi vẫn còn ráng cù cưa mãi chưa chịu treo súng, gác cày; chính vì vậy tôi mới gặp cảnh “thì đường trần mưa bay gió cuốn” ở giữa tuổi 68:  Gọi là “Khanh tướng” cho oai chứ thực ra chủ tâm câu giờ của tôi là để ráng kiếm thêm hưu bổng chút nào hay chút đó.  Chưa kịp thấy “khanh tướng” (hay hưu bổng đẹp mắt!) ở đâu mà trong một năm cuối của sự nghiệp đi cày đã phải ba lần đi vào “phòng cấp cứu (ER)”… Thiệt kẹt giỏ ! Trong ba lần đó, có một bận được xe cứu thương chở thẳng từ sở làm vào ER.  Mặc dù “Anh chưa chết đâu em!”  nhưng cũng phải hú vía!  Đành phải ca bài “chém vè” y như nàng Thúy Kiều nhắc với chàng Kim Trọng chữ “thôi” cả thảy hai lần để than vãn số phần mình: “Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì!” (Kiều)

Đa số dân chúng Mỹ dùng cả cuộc đời để tính toán cho chuyện về hưu và an hưởng tuổi già.  Riêng phần tôi như đã kể lể qua loa ở trên, về hưu lại là chuyện chẳng-đặng-đừng. Dù mấy thầy tướng số nói là số tử vi của tôi có sao tử vi ở cung mạng (thiệt hôn?) mà không hiểu tại sao cuộc sống đời thật của tôi vất vả thấy ông bà ông vải, ba chìm bảy nổi tới gần tận cùng bằng số, như các cảnh đời mà quý vị thấy xẩy ra trong phim bộ (?): Tôi lọt tọt theo cha mẹ bỏ quê cha đất tổ, tài sản di cư vào Nam tay trắng năm 1954; và rồi cùng với một thằng em trai nhỏ bỏ lại hoàn toàn (cha mẹ, gia đình, tài sản…) chạy lấy người chỉ còn “trên răng dưới toàn đồ phế thải” năm 1975 vì cái họa cộng sản ập tới đòi kíu nước trời ơi gì đó.  Hết biết! Khi đã định cư, sống yên ổn đời tị nạn trên đất Mỹ thì năm 1992 tôi lại bị phá sản (sập tiệm – “Tưng bừng khai trương, âm thầm rút cầu / đóng cửa”) một lần.  Vâng! Quý vị chỉ cần phá sản một lần trong đời là đủ rành sáu câu vọng cổ về chuyện “mần ăn” rồi…

Cho tới lúc về hưu; và cũng cần nói thêm tôi không phải là nhân viên thuộc loại ngầu như ông bạn vàng của tôi vẫn ca ăng ẳng, văng nước miếng trên bàn nhậu là “tui mà nghỉ làm là hãng đóng cửa liền” (mặc dù trong thực tế ông “yellow friend” này đã bị “lay-off” hẳn hòi rồi mà hãng của ông ta vẫn sống mạnh giỏi, không thấy phải đóng cửa đóng nẻo gì ráo!), tôi nhận thấy cuộc đời rất châm; không dễ dàng và lãng mạn như trong thơ, văn chương mà các bác các mợ văn-thi-sĩ mơ ngủ đã viết lăng nhăng…  Ngoài ra, tôi còn thấy nếu muốn sống yên ổn thì tốt nhất phải sống như là người vô danh… Nobody notices / cares!


Hạnh phúc luôn luôn thật hiếm hoi; Mình có cố gắng tìm được chút hạnh phúc thì đôi khi lại là nỗi đau của người khác mới chết!  Mặt trời không mọc phương Tây được. Cố sức làm chuyện… ruồi bu lấy tiếng ngu làm chi; chỉ tổ cho thiên hạ chửi thi đua.


Không biết đời tư của quý vị ra sao (mà “who cares” hà?), tôi thì có nhiều tính xấu lắm: Trời tốt thì sợ nắng; âm u thì sợ mưa; tối thì sợ ma… vậy mà sau bao năm trời cày tới sứt trán hói đầu mà vẫn còn ráng cày thêm một chút vì ham (nghèo hay thì ham mà!).  Sau ba lần vào phòng cấp cứu (ER) mới nghiệm ra ông tỉ phú Steve Jobs, người sáng lập (Co-founder) ra hãng Apple và có tài sản trên 30 tỉ đô-la, nói lời cuối cùng (his last words) trên giường bệnh trước khi chết lúc 56 tuổi vì ung thư tụy tạng (Pancreatic cancer) nghe rất có lý, đáng cho chúng ta ở tuổi gần đất xa trời suy gẫm:


1.   Mình có thể thuê người khác lau hay dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, lái xe cho mình; Nhưng mình không thể thuê ai mang bệnh cho mình được!
2.   Nếu mất việc, mình có thể tìm ra việc khá; mất hết tài sản có thể làm ra tài sản khác; mất người yêu, có thể tìm người yêu khác đẹp giỏi hơn.  Nhưng nếu mình chết (mất mạng) thì… hết. It is final / the end of everything!


Có còn gì đúng hơn?  Sức khỏe còn (không phải đâi ngôn như “tiếng Việt còn!”) thì chúng ta có thể bắt đầu làm lại từ đầu nhiều giấc mộng không thành, tiếp tục các xây dựng còn dang dở.  Không có (hay thiếu) sức khỏe thì… xin miễn… đừng hòng chơi… thể thao!


Cuộc đời vốn dĩ đã ngắn ngủi; xin quý vị đừng làm cho nó ngắn hơn bởi vì có biết bao nhiêu người (vợ, con, cháu chắt…) và biết bao nhiêu chuyện (một Việt Nam không cộng sản chẳng hạn…) còn trông cậy vào tuổi thọ của quý vị.  Cẩn trọng.


Sau một năm về hưu, nhìn lại thấy có nhiều chuyện đáng ghi lại như sau:


Khác hẳn với nhiều người khi đã về hưu cảm thất ngày dài rất chán nản, ngày nào cũng là ngày Chủ nhật, ngủ và xem TV hơi nhiều…  Tôi lại cảm thấy bận rộn nhiều hơn (dù toàn là việc bận mà không tên) so với lúc còn đi làm. Mặc dù không còn phải tranh luận (arguing) với đồng nghiệp hay với sếp trong sở, nhưng bây giờ lại thường hay tranh luận lung tung với vợ, với con, với cháu... Ngày trước còn tà tà gãi trán bắt điện thoại gọi vào sở giả vờ khai bệnh xin nghỉ để không phải đi làm; bây giờ vợ con đã biết rõ giờ giấc, khả năng và sức khỏe của mình như thế nào rồi; Họ giao việc cho tôi làm mệt nghỉ không thể khai bệnh giả được nữa (sic!)  Đám con ở nhà, nhất là bà vợ, là sếp còn khó tánh hơn sếp ở sở hồi xưa chưa về hưu.


Khi có dịp may gặp bạn bè là y như rằng câu hỏi đầu tiên của họ là: “Về hưu rồi hả? Anh đã có định đi du lịch ở đâu chưa?”  Thành thật mà nói tôi là chúa ghét chuyện đi du lịch vì cái tính lười xếp và gỡ hành lý (“packing” và “unpacking”) mỗi khi phải đi đâu xa.  Chỉ ngồi chơi một chỗ không làm gì cả đã thấy mệt lử rồi nói chi đến chuyện đi chơi đường xa, ăn đồ ăn lạ (lạnh bụng?) phải vào các nhà vệ sinh loại ngán chè đậu, hoặc nơi thiếu hẳn chỗ đi… tè  (fyi - tôi có “sự cố” phải đi xả bình liên miên vì “prostate issues” mới chết!). Cách đây vài tuần lễ, tôi tình cờ vừa gặp lại ông anh họ bằng tuổi với tôi. Ông anh đã về hưu non từ lúc 62 tuổi.  Ông ta cho biết là trong 6 năm qua, từ lúc về hưu, ông đã đi du lịch thăm 39 quốc gia (?) Thích thú và học hỏi đâu chưa biết; nhưng tôi nhìn qua sắc diện và vóc dáng thì thấy ông ta tiều tụy và hư hao hơi nhiều…  Có lẽ chỉ cần đi thăm thêm một quốc gia nữa thôi (cho chẵn số 40) thì có thể vô thẳng trong lò được rồi (?) Ai tai!


Thôi thế thì thôi! That is it! “The Game of Throne,” or any games of mine, is technically over!

22 tháng 5 năm 2019.
Trần Văn Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.