logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 09/06/2019 lúc 09:46:59(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Người ta vẫn thường so sánh hôn nhân giống như một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro, bất trắc vì không ai có thể biết trước được tương lai của 10 hay 20 năm tới của cuộc hôn nhân ấy. Hôm nay hạnh phúc đấy nhưng ai biết được ngày mai sẽ ra sao. Với tỷ lệ ly dị ở Mỹ hiện nay là xấp xỉ một nửa, điều này cũng có nghĩa là chuyện lấy vợ gả chồng cầm chắc thất bại tới 50 phần trăm. Thế nên tìm được đúng ý trung nhân có lẽ là bước đầu tiên cần làm để có thể tránh được phần nào rủi ro sau này.
Vậy, làm thế nào để có thể tìm được đúng ý trung nhân? Hay nói rõ hơn, người ta có cách nào để tìm cho mình một đối tượng vừa hợp nhãn, hợp ý để có thể đi tới một cuộc hôn nhân lâu dài hay không?
Câu trả lời là có thể được, và qua một công thức toán học. Để thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phép tính xác suất để lấy ra lựa chọn tốt nhất trong một chuỗi lựa chọn đối tượng, từ những cuộc hẹn hò, từ người thân giới thiệu, hay từ những cuộc gặp gỡ tình cờ.
Được đăng lần đầu năm 1960 trên tạp chí khoa học Scientific American, phép tính này được biết đến với cái tên “bài toán hôn nhân.”
Trong phiên bản đầu tiên, các đối tượng đến từng người một và theo thứ tự, và vì vậy cách xếp hạng của mỗi đối tượng chỉ có thể được đánh giá bằng cách so sánh với đối tượng tới trước. Không có hai đối tượng đồng hạng và đối tượng nào bị loại thì sẽ bị đưa ra khỏi danh sách.
Điều rắc rối ở đây là người ta có nên chọn cái người thích hợp nhất ngay lúc ấy và chấp nhận sự rủi ro là có thể mất cơ hội để chọn được một đối tượng tốt hơn đến sau, hay là tiếp tục trò chơi kéo dài và chịu sự rủi ro là có thể để cơ hội tốt nhất vuột mất và cuối cùng phải chọn đối tượng kém hơn.
Tất cả là vấn đề thời gian. Mục tiêu là biết chọn khi nào thì hành động để có được thành công cao nhất và thất bại thấp nhất.
Câu hỏi ở đây là vào thời điểm nào thì người ta nên ngưng tìm kiếm và quyết định chọn đối tượng. Người ta có thể chọn ngay người đầu tiên gặp mặt, nhưng theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, đây không phải là cách hay nhất, cả trong toán học lẫn trong đời thường. Và thông thường, khi người ta đưa ra một quyết định thì quyết định đó cũng chỉ có 50% đúng và 50% sai.
Thế nên, theo như công thức chỉ dẫn, cách hay nhất là nên loại bỏ 37% đối tượng đầu tiên, sau đó chọn cái người kế tiếp được đánh giá là tốt hơn so với tất cả những người trong nhóm đầu tiên. Nếu không có đối tượng tốt hơn thì phải chọn ra người cuối cùng còn lại.
Theo các nhà nghiên cứu, làm đúng theo công thức này sẽ có xác suất 50% là chọn được một trong ba đối tượng tốt nhất.
Tuy nhiên, cái khái niệm của “bài toán hôn nhân” này cũng không tránh khỏi khuyết điểm. Một trong những quy tắc đặt ra là người ta không được quay trở lại để chọn đối tượng lúc ban đầu đã bị bỏ qua, mặc dù có thể có lúc nhìn lại người ta mới nhận ra rằng đối tượng lý tưởng là người nằm trong số đã bị bỏ qua.
Do đó, có người cho rằng 37% đối tượng đầu tiên bị loại bỏ có thể là hơi nhiều và có nhiều khả năng đối tượng tốt nhất có thể nằm trong nhóm này. Và vì vậy người ta đã cho giảm nhóm đối tượng đầu tiên bị loại bỏ từ 37% xuống 10%, và sau đó là giai đoạn thật sự đi tìm đối tượng lý tưởng.
Mục đích của phương pháp này là giúp làm chậm lại tiến trình tìm đối tượng và tránh quyết định hấp tấp dễ bị vướng vào sai lầm.
Đó là chuyện đi tìm đối tượng, còn chuyện có ăn đời ở kiếp với nhau hay không lại là chuyện khác. Để có thể giải đáp cho vấn đề ăn đời ở kiếp,người ta cũng lại mượn toán học để tìm câu trả lời.
Gần 30 năm trước, một nhà toán học và một nhà tâm lý học đã hợp tác với nhau để nghiên cứu và tìm câu trả lời về một trong những điều bí ẩn lâu đời nhất trong cuộc sống: Điều gì đã khiến một số cuộc hôn nhân tìm được hạnh phúc và một số khác thì khổ đau?
Nhà tâm lý học John Gottman có ý định chế tạo một phương pháp có thể giúp ông làm công việc cố vấn hữu hiệu hơn cho các cặp vợ chồng đang gặp rắc rối. Nhà toán học James Murray chuyên về tạo dựng mô hình cho các tiến trình sinh học.
Có thể nói đây là một sự hợp tác nghiên cứu khoa học tuyệt vời.
Hai nhà nghiên cứu quyết định tạo dựng một mô hình toán học để định lượng cách mà các cặp vợ chồng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau ra sao trong khi một cuộc tranh luận hay cãi vã đang xảy ra. Kết quả thu lượm từ mô hình trên giúp Tiến sĩ Gottman có thể hình dung ra được động lực bên trong của một cuộc hôn nhân và từ đó có thể đo lường được tác động của phương pháp trị liệu của ông.
Lối tiếp cận của cuộc nghiên cứu trên cũng giúp chứng minh về độ chính xác rất đáng kể về việc tiên đoán các cặp vợ chồng nào có khả năng đi đến đổ vỡ.
Các đối tượng trong cuộc nghiên cứu ban đầu bao gồm 130 cặp, là những người đã nộp đơn xin giấy phép kết hôn. Một số cặp là những đôi vợ chồng mới cưới, một số khác thì đang chuẩn bị, và mỗi cặp được thu hình ba buổi đối thoại, mỗi buổi dài 15 phút.
Trong một buổi đối thoại, các cặp được chỉ dẫn nói chuyện về những sinh hoạt trong ngày hôm đó của họ. Trong một buổi khác, họ được dặn là nói về những chuyện mang tính tích cực. Và trong buổi thứ ba, họ được chỉ định nói về những chuyện bất đồng gây ra tranh cãi. Chủ đề không quan trọng – có thể là về tiền bạc, sắc dục, thực phẩm, người thân trong gia đình, v.v… miễn là chủ đề đó gây cho họ sự bất đồng.
Tất cả mọi cử chỉ tương tác của các cặp vợ chồng được chấm điểm bởi hai quan sát viên độc lập, rồi sau đó từng mỗi cảm xúc trong cuộc đối thoại được phân loại.
Tổng cộng lại, người ta ghi nhận được 16 loại cảm xúc khác nhau. Theo tiến sĩ Gottman, một trong những cảm xúc gây tác hại nhiều nhất là thái độ khinh miệt, bị trừ 4 điểm. Ngược lại, tính hài hước khi được chia sẻ với nhau, là một trong những cách hay nhất để làm giảm bớt căng thẳng, được cộng 4 điểm.
Số điểm chấm cho tất cả các cảm xúc khác nhau biểu lộ trong mỗi buổi đối thoại được cộng lại, và các nhà nghiên cứu phác hoạ số điểm lên trên một đồ thị.
Một khi các cảm xúc đã được chấm điểm và phác họa lên đồ thị, các nhà nghiên cứu thấy rằng diễn tiến của các cảm xúc tích cực và tiêu cực trong các cuộc đối thoại cuối cùng đi tới điểm ổn định và sau đó không thay đổi bao nhiêu. Và họ kết luận, trạng thái ổn định đó cho thấy cách mà các cặp vợ chồng giải quyết xung khắc ra sao.
Đối với các cặp vợ chồng có rủi ro ly dị thấp, tỉ lệ của các phản ứng tích cực/tiêu cực là vào khoảng 5 đối 1. Đối với các cặp có rủi ro ly dị cao, tỉ lệ trên là 1 đối 1, và dựa vào sự quan sát của họ, các nhà nghiên cứu có thể tiên đoán chuyện ly dị với độ chính xác lên đến 94%.
Các nhà nghiên cứu theo dõi các cặp vợ chồng trong một thập niên, và trong khoảng thời gian đó, tất cả các cặp mà họ tiên đoán là sẽ ly dị thì hầu hết xảy ra trong vòng bốn năm sau khi lấy nhau. Một vài cặp khác mà họ tiên đoán là vẫn ở với nhau, mặc dù không hạnh phúc, cuối cùng cũng ly dị.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các cuộc hôn nhân có thể được chia thành năm loại: biết chấp nhận, thiếu kiên định, tránh xung khắc, hay gây gỗ và hay gây gỗ-thờ ơ(loại tiêu cực hơn hết). Trong đó chỉ có ba loại: biết chấp nhận, thiếu kiên định và tránh xung khắc được cho là ổn định; tuy nhiên loại hôn nhân hay gây gỗ, cho dù cả hai người có thật sự yêu thương nhau, thìcũng thường hay xảy ra những cuộc cãi vã bất tận.
Một điều đáng chú ý khác nữa mà các nhà nghiên cứu nghiệm thấy là nhiều năm sau khi cuộc nghiên cứu được thực hiện, phong cách đối thoại giữa các cặp vợ chồng với nhau nếu có thay đổi thì thay đổi rất ít khi đem so với những cuộn băng video thâu lúc ban đầu về những cuộc đối thoại căng thẳng giữa họ. Điều này cũng có nghĩa là bản tính khó thay đổi và khi người ta giận thì người ta mất khôn, không kiểm soát được lời ăn tiếng nói của mình. Cứ nói cho bằng thích, nói cho hả giận mà không cần biết lời ăn tiếng nói của mình có thể làm đau lòng người kia.
Cuối cùng, nếu có thể rút ra được bài học nào từ cuộc nghiên cứu trên dành cho các cặp vợ chồng, thì cách tốt nhất để có được hạnh phúc là: Hãy nhìn thẳng vào mặt nhau khi nói chuyện. Và nhìn nhận vai trò của mình trong những cuộc tranh chấp, cãi vã. Biết nhìn nhận có nghĩa là biết việc sử sự của mình chắc gì đã hơn người kia, lý lẽ của mình đưa ra chắc gì đã đúng hơn của người kia. Biết nhìn nhận sẽ giúp con người ta dễ chấp nhận và nhường nhịn, và hoà bình sẽ được lập lại. Ông bà mình đã rất đúng khi dạy con cháu: Một sự nhịn là chín sự lành.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.