logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/06/2019 lúc 11:07:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Kể về những điều bí ẩn, dân chúng thôn Thụy Trang, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên xôn xao chuyện một ngài Quận công đã chết mấy trăm năm nay bỗng “hiện về” la mắng những người tham gia việc phá mộ, chôn xác ngài ra cánh đồng xa.
Gần đây, các báo đăng tin Công ty Phúc Nga ở Hưng Yên ban đêm đã phá trộm một ngôi mộ cổ rất đồ sộ trên khu đất cao trước một ngôi miếu tại làng Thụy Trang, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. Họ là một công ty lớn, tại sao lại phải “phá trộm” ngôi mộ cổ vào ban đêm như vậy? Trong ngôi mộ cổ đó có gì đặc biệt?
Phá ngôi mộ cổ rồi đem chôn xác ướp giữa ruộng
Khi nhà báo Phạm Cao Dương và các bạn về thôn Thụy Trang, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, ông trưởng thôn tên Lê Thành Công và hàng chục người dân biết tin trước đã chờ sẵn. Ai cũng tỏ ra bất mãn về việc doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga ban đêm đã phá trộm ngôi mộ cổ trên khu đất cao 10.000 m2 trước ngôi miếu thờ ngài và là một di tích, thắng cảnh của làng. Trong ngôi mộ kiên cố, người ta thấy xác ướp còn nguyên vẹn với bộ nhung phục của một vị võ tướng có lẽ thuộc về đời nhà Lê mà dân chúng Thụy Trang từ nhiều đời nay thường gọi là “Mộ ngài Quận công”. Sau đó doanh nghiệp Phúc Nga đem tống táng xác ướp đó ngoài cánh đồng giáp ranh với làng bên cạnh, cách ngôi mộ cũ đã bị phá huỷ hơn 3 km. Dân chúng hiện diện đã kể lại tường tận sự việc với chúng tôi như sau:
Câu chuyện bắt đầu từ việc ông Tuyên – người trông coi ngôi đình làng – kể với mọi người rằng, một hôm, ông đang ngồi dựa lưng vào cột đình nghỉ ngơi, ngủ gà ngủ gật thì bỗng nghe rõ mồn một tiếng kêu: “Cứu tao với! Cứu tao với! Có đứa bẻ gập chân tay tao rồi!…”. Ông Tuyên giật mình, chạy đi tìm khắp đình mà chẳng thấy có bóng dáng người nào cả. Tiếng kêu cứu đó cứ văng vẳng, như gần mà lại như xa.
Câu chuyện lạ ông Tuyên kể đến tai ông S. là người chuyên đi bốc mộ thuê trong vùng, sống ở làng bên cạnh. Ông S. sợ quá, bèn thú thật với dân làng Thụy Trang rằng chính ông là người đã bẻ cong chân, tay và đầu của xác ướp ngài Quận công (dân chúng các làng thường gọi như vậy còn ngài tên là gì thì không ai biết). Ông S. nói ông được chủ công ty bảo phải bẻ cong chân, tay, đầu, để nhét xác ướp của ngài cho vừa với cái huyệt hình tròn thay cho tiểu sành công ty đã xây sẵn.
Sau khi làm cái việc khủng khiếp đó, ông S. về nhà không đêm nào ngủ được. Đêm nào cũng vậy, cứ hễ chợp mắt là ông thấy như có người dựng mình dậy. Ông là người đi bốc mộ thuê nhưng đây là lần đầu tiên bị ám ảnh khủng khiếp như thế, nên thú thật với dân làng Thụy Trang cho bớt ân hận.
UserPostedImage
Quan tài và thi hài vị Quận công ở bên trong
Các phóng viên trực tiếp tìm gặp ông S. và được ông kể lại đầy đủ sự việc như sau:
– Cuối tháng 12 năm 2016, ông S. và hàng chục người khác được ông Nguyễn Văn Phúc, chủ Công ty Phúc Nga thuê phá ngôi mộ cổ nằm giữa khu đất cao nay đã thuộc về doanh nghiệp của ông.
Người cuốc, người xẻng, người xà beng, người búa chim.., bổ, nạy liên tục nhưng cái nắp mộ khổng lồ làm bằng thứ gì đó thời xa xưa mà người ta nói có lẽ gồm bột đá, vỏ ngao sò, trộn với vôi và mật…, vẫn không suy suyển hoặc bị sứt mẻ.
Thấy phá bằng cách thủ công không được, ông Phúc chủ công ty bèn bảo dùng máy khoan để phá. Chiếc máy khoan lớn nổ chói tai suốt 3 ngày đêm mới làm bật được cái nắp mộ khổng lồ nặng hàng chục tấn, để lộ ra nắp chiếc quan tài phủ sơn ta đỏ au. Chiếc quan tài rất lớn, nằm khít trong kim tĩnh tức cái bể xây kiên cố với các “bức tường” bốn chung quanh dày đến nửa mét, rắn chắc giống như bê-tông. Kim tĩnh xây khít với nắp chiếc quan tài đến mức ngay đến không khí cũng không lọt xuống nổi. Quan tài cũng nằm thật khít trong kim tĩnh, không có lấy một khe hở dù nhỏ nên không thể lách mũi xà beng xuống mà nạy nắp quan tài lên được. Ông chủ công ty bảo phải dùng loại máy khoan bê-tông loại lớn, khoan vài lỗ trên nắp chiếc quan tài đó, luồn dây lòi tói bằng các sợi dây thép vào rối dùng cần cẩu để nhấc chiếc nắp lên.
Khi nắp chiếc quan tài đã cẩu lên được, ai cũng tưởng sẽ có mùi thi thể người chết. Nhưng không, một mùi thơm lan tỏa khắp nơi mà các cụ lớn tuổi trong làng nói rằng đó là mùi thơm của dầu ngọc am, một loại dầu gốc thảo mộc rất ít người biết. Những ngày đó, dân chúng cả mấy làng gần đấy đều ngửi thấy thoang thoảng mùi thơm của dâu ngọc am. Thậm chí, những người đi xe máy trên quốc lộ 39 cũng ngửi thấy mùi thơm lan toả nhưng ít ai biết rằng mùi thơm đó phát xuất từ ngôi mộ cổ.
Trong quan tài là thi hài một cụ ông cao khoảng 1,60m. Mọi người đều giật mình khi thấy di hài nằm trong lớp tinh dầu, còn nguyên vẹn như người nằm ngủ. Râu, tóc bạc, lông mày ngài cũng vẫn còn nguyên. Da dẻ vẫn hồng hào, mềm mại. Thi hài được mặc nhung phục theo kiểu võ quan thời xa xưa, chân đi đôi ủng da cao đến đầu gối như còn mới tinh. Chung quanh ngài có rất nhiều quần áo, chăn, gối tuỳ táng và tất cả đều nằm ngập trong loại tinh dầu màu nâu, trong suốt, đặc sánh.
Trông cảnh tượng lạ lùng ấy ai cũng bị sốc, nhất là những người làm nghề cải táng. Nhưng những ý nghĩ trong chiếc quan tài chứa đầy tinh dầu này có thể có vàng bạc, châu báu, nên họ ra sức mò tìm, dùng cả dao, kéo cắt hết nhung phục, chăn gối và các quần áo tuỳ táng của ngài để tìm các thứ quý giá đó. Họ có tìm thấy châu báu gì không, điều đó dân chúng không ai được biết.
Chuyện cải táng lạ lùng và sự “báo oán”
Xác ngài Quận công được đem đến cánh đồng giáp với làng bên cạnh, cách ngôi mộ cũ đã bị phá khoảng hơn 3km, để chôn cát lại trong một chiếc huyệt hình tròn thay cho tiểu sành đã được công ty xây sẵn. Tuy nhiên, chiếc huyệt hình tròn là để xếp xương cốt vào đó, có nắp đạy rồi sẽ lấp đất và xây thành mộ hình tròn. Nhưng thi hài ngài lại còn nguyên vẹn, dài hơn đường kính cái huyệt khá nhiều. Vì vậy ông Phúc bảo ông S. đứng đầu nhóm thợ cải táng là bẻ gập chân ngài xuống dưới mông, quặp hai tay ngài lên bụng và gập đầu ngài xuống dưới cổ để xếp cho vừa với cái huyệt trước khi đậy nắp và lấp đất, sẽ xây mộ sau.
Theo lời kể của ông S, sau hôm đó, ông và ông Phúc chủ công ty cùng tất cả những người tham gia phá mộ đem thi hài vị Quận công ra cánh đồng chôn đều không ngủ được. Đêm nào cũng vậy, hễ cứ nhắm mắt là như có người dựng dậy. Hoảng quá, ông chủ công ty Phúc Nga lại phải thuê người đào phần trên ngôi mộ tròn, bới xác ngài lên, rồi mua một chiếc quan tài trị giá 2 triệu đồng (theo lời kể của ông Phúc với các phóng viên) và mua một khoảnh ruộng của tư nhân ở gần đấy để nắn lại thi hài ngài rồi chôn cất lại trong ngôi mộ mới đó.
Sau khi bị dân chúng phản đối, ông Phúc chủ công ty bị UBND xã mời lên điều tra sự việc, bấy giờ ông mới chỉ chỗ đã chôn giấu thi hài ngài Quận công ở cánh đồng cách làng hơn 3 km.
Dân trong làng đã dẫn ông Phạm Cao Dương và các bạn ra cánh đồng đó. Giữa đồng ruộng mênh mông, có vài ngôi mộ lèo tèo. Một vị Quận công trước đây oai phong lẫm liệt, khi chết có cả một khu lăng miếu thờ phụng rộng cả mẫu tây (10.000 m2/mẫu), thi thể được giữ trong tinh dầu ngọc am quý giá để lại cho ngàn đời sau, bây giờ nằm lè tè giữa ruộng ngập nước trông thật thảm hại. Ngay cạnh đó, đúng là có một ngôi mộ tròn mới bị đập bỏ. Điều này hoàn toàn ăn khớp với lời kể của ông S. và ông Tr., những người tham gia đào bới ngôi mộ, chôn xác ngài Quận công ra cánh đồng xa.
Ông Tr. ở làng Trai Trang, kể thêm: “Tôi là người chuyên bốc mộ thuê cùng với ông S. và có nhiệm vụ hủy đồ của người chết trong xã. Chúng tôi được người ta thuê làm việc đó. Chính tay tôi và các anh em khác đã dùng dao, kéo, cắt nhung phục, quần áo và chăn gối của ngài Quận công. Tôi được anh em giao việc đem các thứ của ngài kể cả đôi ủng đi tiêu hủy. Thấy chiếc áo quan rất đẹp, gỗ còn tốt nguyên như mới, tôi xin nhưng họ không cho mà đòi phải trả 1 triệu đồng. Tôi trừ luôn vào tiền công đem các thứ đi tiêu huỷ là 300 ngàn đồng, chỉ còn phải trả có 700 ngàn đồng thì khi ông S. chia tiền công làm suốt mấy ngày tôi cũng dư sức để trả. Tuy nhiên, tôi không đem quần áo, chăn gối của ngài Quận công đi đốt hoặc chôn mà ném xuống cái mương cách làng vài trăm mét.
Riêng chiếc áo quan, tôi để trong nhà nhiều ngày mà vẫn thấy mùi thơm nên nghĩ đó là gỗ sưa. Tôi đã mời nhiều người đến xem để bán. Có người từ làng Đồng Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) lái xe con về xem, nhưng họ bảo không phải gỗ sưa nên không mua. Cũng từ hôm tham gia làm cái việc thất đức đó, đêm nào tôi cũng thức trắng, không ngủ được. Nói không ai tin, nhưng ban đêm tôi không dám đi tiểu, hễ cứ nhắm mắt là mơ thấy một ông quan to đứng trước mặt, nói: “ Các thứ của tao đâu? Trả lại cho tao”. Nói rồi từ khóe miệng ngài, hai cái răng khoé cứ dài ra như răng cọp để đe dọa. Tôi kể chuyện này với những người tham gia quật mộ, họ bảo đêm nào họ cũng gặp… ma. Sợ quá, tôi đã đến UBND thôn Thụy Trang khai báo sự thật”.
Sau khi trình bày mọi việc với dân làng Thụy Trang, ông Tr. bèn dẫn mọi người đến nơi vứt đồ tùy táng. Ông Nguyễn Văn Quang và ông Nguyễn Quang Tuyến trưởng ban Văn hoá thôn cùng một số người đã mang các quần áo, chăn gối của ngài về làng, cất giữ tại nhà để xe tang. Dân làng đề nghị ông Tr. mang trả chiếc áo quan và ông Tr. cũng trả luôn.
Ông Phạm Cao Dương và các bạn được dân làng mở cửa nhà để xe tang xem những thứ đã thu gom được. Họ thực sự ngạc nhiên khi thấy những mảnh quần áo, đặc biệt là đôi ủng vẫn còn như mới, màu sắc rất đẹp. Lạ lùng là các thứ này bị ngâm ở dưới mương suốt hơn tháng trời, song mùi thơm vẫn tỏa ra ngào ngạt. Từ chiếc áo quan cũng tỏa ra mùi hương thoang thoảng. Dân chúng hễ đi qua ngôi nhà để xe tang cũng đều ngửi thấy mùi thơm ngọc am. Dân làng cho biết, chỉ bới những mảnh vải lấy dưới mương lên, cũng mót được 95 đồng tiền cổ. Trên đồng tiền đó có mấy chữ “Càn Long Thông Bảo”. Qua giám định, được biết đây là tiền Trung Hoa, sản xuất vào thời nhà Thanh, năm 1736.
Qua sự kiện vẫn tìm được tới 95 đồng tiền cổ trong khi mót lại ở đống quần áo bị cắt rách tả tơi, dân làng đoán rằng, trong ngôi mộ này phải có rất nhiều của quý. Từ đó mọi người đặt câu hỏi, phải chăng những người chủ trương khai quật ngôi mộ có ý định tìm kiếm của quý nên phải đào trộm vào ban đêm và đem đi chôn giấu ngoài cánh đồng cách xa làng tới hơn 3 km?
UserPostedImage
UserPostedImage
Được biết, trước đây khu đất rộng hơn 10.000m2 trong đó có lăng miếu và ngôi mộ cổ, được UBND tỉnh Hưng Yên giao cho Công ty Giải Pháp Trí Tuệ. Công ty này phá sản, nên đất được giao lại cho doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga. Trong khu đất này có 13 ngôi mộ khác cũng phải di dời và tất cả đều đã được dời đi tốt đẹp. Riêng ngôi mộ cổ lớn nhất được cho là của ngài Quận công cũng nằm trong diện phải di dời và dân chúng cũng đồng ý. Tuy nhiên, khi đào mộ, thấy hệ thống bê-tông quá lớn, rất cứng chắc, không thể đào được nên các bên đã thống nhất không đào đi nữa. Ngôi mộ nằm chìm dưới đất nên cũng chẳng gây khó khăn gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Phúc chủ doanh nghiệp này cũng đã tỏ lòng thành kính bằng cách xây một cây hương (trong Nam thường gọi là “bàn nhang” hay “bàn thiên”.- ĐD) để thờ ngoài trời.
Thế nhưng, đùng một cái, không hiểu sao ông lại thay đổi ý kiến, thuê người đào trộm suốt đêm ngày, dùng cả máy khoan, cần cẩu để phá mộ, rồi bẻ cong xác ướp để chôn cho vừa với cái huyệt đã xây hình tròn. Mọi hành động, mọi việc làm diễn ra đều rất kín đáo. Dân làng khẳng định rằng, người ta bí mật phá mộ (trong khi có thể đào công khai ban ngày) để di dời mộ là với mục đích tìm kiếm của quý. Nếu đào bới công khai, chính quyền và dân làng chứng kiến thì có thể không được sở hữu số tài sản đó. Trong ngôi mộ có vàng bạc, châu báu gì hay không? Chưa ai biết được. Nhưng với việc chỉ “mót lại” trong đám vải bị cắt bỏ đi cũng tìm được tới 95 đồng tiền cổ, điều này có thể khiến dân chúng nghi ngờ và đặt câu hỏi.
Vị Quận công là ai?
Người dân Thụy Trang hiện không có tài liệu gì ghi chép về ngôi mộ cổ đó. Dân chúng chỉ được nghe kể lại rằng, đây là ngôi mộ của một ngài Quận công về thời Hậu Lê (1428-1527). Tên họ ngài là gì, giữ chức vụ gì, quê quán tại đâu, không ai biết cả. Vì ngài từng có tước vị Quận công nên nhiều đời nay, dân làng quen miệng gọi ngôi mộ là “Mộ ngài Quận công”. Hàng năm, dân làng đều ra mộ thắp hương, thờ cúng và coi ngài như Thành Hoàng làng. Dân làng tự coi mình tất cả đều là con cháu của ngài. Xưa kia, ngôi mộ nằm trên diện tích một sào ruộng (sào ta, 360 m2). Chỗ trung tâm, đất đắp cao hơn mặt ruộng gần 1m. Trên phần trung tâm mộ có một ngôi miếu thờ nho nhỏ, cùng một cây ruối trước miếu. Tuy nhiên, ngôi miếu đã bị phá từ mấy chục năm trước, nên chỉ còn đám đất cao mà thôi. Trên đám đất đó, người ta vẫn trồng trọt một số loại cây như thuốc lào, củ đót (cây giong riềng). Chỉ cần cuốc một lớp đất, sẽ hiện ra một lớp bêtông bằng hợp chất cát, vôi, mật…, dài 3m, rộng 2m.
Quận công là một tước hiệu quan võ, có địa vị rất lớn trong triều đình, chỉ sau Quốc công (tổng chỉ huy quân đội, chẳng hạn như Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo) mà thôi.
Để chứng minh sự quan trọng của ngài với đất nước, với lịch sử dân Việt, dân làng đã dẫn chúng tôi ra cánh đồng làng Đạo Khê (cũng thuộc xã Trung Hưng, bên cạnh làng Thụy Trang). Theo truyền tụng, tại cánh đồng làng Đạo Khê đã từng có một khu lăng mộ của ngài Quận công rộng tới 10 mẫu (mẫu ta, 3.600 m2/mẫu; 10 mẫu = 36.000m2 tức 3,6 héc-ta). Tại cánh đồng này vẫn còn một cái hồ rộng chừng 1 mẫu ta, đã giao cho một gia đình quản lý, nuôi cá, chăn vịt. Hồ này cũng được nhân dân gọi là hồ ngài Quận công.
Mặc dầu khu lăng mộ không còn nữa, song những vết tích còn lại cũng gợi lên sự tráng lệ một thời. Giữa cánh đồng, vẫn còn 4 con chó đá ngồi chồm hổm giữa ruộng. Hai con ở rất xa, hai con ở gần trung tâm lăng mộ và ngồi với tư thế quay mặt vào nhau. Nhìn cách bố trí 4 con chó đá, có thể thấy rõ rằng, hai con phía xa gác cổng khu lăng mộ và hai con gần hơn gác cửa miếu thờ. Tương truyền miếu thờ là một ngôi nhà mái ngói, được xây dựng trên một tảng hợp chất khổng lồ làm bằng đá sạn, vôi và mật. Ngôi miếu đã biến mất, nhưng vẫn còn hai tượng đá cụt đầu trong tư thế quỳ, hai tay mỗi tượng bưng một chiếc tráp. Có thể, hai tượng đá tay bưng tráp này ở gần để hầu hạ ngài Quận công. Phía sau hai tượng đá quỳ có một cây ruối, tuổi thọ của nó có thể đã vài trăm năm. (Trong Nam gọi là cây “duối”, gỗ rất dai và bền, không mục, thợ rèn thường dùng làm cán dao, cán búa loại tốt cần phải chịu lực).
Cạnh tảng hợp chất đó có hai cái bia đá lạ lùng là làm bằng hai khối đá xanh hình lập phương vuông vức, cả 4 mặt mỗi khối “đá bia” này đều có khắc chữ Hán còn rất rõ, sắc nét. Tuy nhiên, dân chúng trong làng không ai biết đọc chữ Hán, mà cũng chưa thấy có nhà khoa học nào về nghiên cứu di tích này, nên những thông tin trên hai khối bia hình lập phương vẫn còn là điều bí ẩn. Phía trước tảng hợp chất nằm trồi lên khỏi mặt ruộng là hai con ngựa đá khổng lồ đứng quay mặt vào nhau và tiếp đó là hai con voi đá cũng rất to, lực lưỡng.
Theo phán đoán thì tảng hợp chất đá sạn, vôi và mật này có lẽ nặng tới vài chục tấn. Phía dưới tảng hợp chất là một hầm mộ rộng chừng 6 m2. Từ trước đến nay, đã có nhiều người tìm cách phá, song tảng hợp chất quá dày, quá nặng và cứng chắc nên họ không phá nổi. Năm 1993, có một toán người giới thiệu với dân làng là đoàn nhà khảo cổ trên Hà Nội về nghiên cứu khu mộ. Đến đêm, họ lợi dụng sấm chớp, cho nổ mìn phá hầm mộ. Sớm hôm sau, dân làng kéo ra xem, chỉ thấy một hầm mộ trống rỗng, mới biết đám người hôm trước là bọn trộm đóng giả các nhà khảo cổ để truy tìm của quý. Như vậy, đây là một ngôi mộ giả, nhằm đánh lạc hướng người đời. Trong hầm mộ này có vàng bạc châu báu gì hay không thì chỉ có bọn trộm đó mới biết rõ.
Sau này, trong quá trình cày cấy hoặc đào mương rãnh, dân chúng phát hiện ra còn có nhiều mộ giả khác, bên trên cũng có tảng hợp chất làm bằng đá sạn, vôi, mật, bên dưới cũng có hầm mộ khổng lồ. Các “mộ giả” này nằm rải rác quanh khu vực lăng ngài Quận công rộng 10 mẫu trên cánh đồng thuộc làng Đạo Khê. Còn ngôi “mộ thật” thì nằm về phía Đông, trên cánh đồng thuộc làng Thụy Trang và đã bị doanh nghiệp Phúc Nga đào bới, đập phá như chúng ta đã nói. Chuyện các vua quan ngày trước lập nhiều mộ giả, còn mộ thật chôn ở nơi bí mật là điều dễ hiểu, vì các vua quan thường có kẻ thù. Họ muốn sau khi chết, kẻ thù không biết chỗ chôn để đào bới mộ. Như chúng ta đã biết, về đời Đông Chu liệt quốc bên Tàu, vua Sở Bình Vương sau khi chết, được chôn trong một ngôi “mộ thật” dưới đáy một cái hồ rộng mênh mông, còn các “mộ giả” thì rất nhiều. Vậy mà Ngũ Viên, tướng quốc nước Ngô, sau khi đem quân đánh thắng nước Sở, đã treo giải thưởng thật lớn, tìm được “mộ thật” của Sở Bình Vương, đào lên rồi dùng roi sắt đánh vào cái thây vua Sở Bình Vương tan nát. Riêng về đời Tam Quốc, Tào Tháo có 72 ngôi “mộ giả” còn “mộ thật” thì chưa biết rõ nên cứ lâu lâu các nhà khảo cổ TQ lại tìm thấy một ngôi mộ và hô hoán lên rằng đó là ngôi “mộ thật” của Tào Tháo. “Mộ thật” của Tần Thuỷ Hoàng cũng vậy, chẳng biết la thật hay giả vì không tìm thấy hài cốt hay di tích hài cốt ở trong đó.
Thám sát một vòng quanh cánh đồng làng Đạo Khê, người ta có thể thấy rõ sự tráng lệ của công trình lăng mộ một thời của vị Quận công này. Đây là vùng đồng bằng, ruộng đất phì nhiêu, nên không thể có những khối đá xanh lớn để tạc bia đá, voi đá, ngựa đá, chó đá. Đá xanh chỉ phổ biến ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An mà thôi. Theo tính toán, đo đạc của dân làng, mỗi con voi đá được tạc phải dùng tới ít nhất là 2 m3 đá. Như vậy, riêng một con voi đá đã nặng tới 6-7 tấn. Một con ngựa đá cũng nặng tới 4 tấn. Còn chó đá thì nặng khoảng 1 hay 2 tấn/con tuỳ theo con lớn hay con nhỏ. Với trọng lượng lớn như vậy, lại vận chuyển từ xa đến, nên chỉ có thể sử dụng đường thủy. Để vận chuyển số voi đá, ngựa đá, chó đá tới vị trí lăng mộ, binh lính của vị Quận công đã đào một con kênh lớn và sâu với chiều dài 1.000 m, nối từ “hồ ngài Quận công” thông ra sông Lực Điền là một nhánh của sông Hồng. Như vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng các voi đá, ngựa đá, chó đá cùng các vật liệu xây dựng lăng mộ đã được vận chuyển theo sông Hồng, dọc theo sông Lực Điền, tới kênh dẫn rồi tập trung vào trong hồ.
UserPostedImage
Ngựa đá, voi đá, chó đá rất tinh xảo.
Chỉ với con mắt thông thường, người ta cũng có thể nhận thấy nơi đây đã từng có một công trình rất lớn. Các di tích còn lại gồm các hầm mộ, bia đá, voi đá, ngựa đá, chó đá… đều rất có giá trị. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan văn hóa bỏ quên, không tổ chức một cuộc nghiên cứu nào mà cũng không quản lý chặt chẽ, để đến nỗi bọn trộm đem mìn đến cho nổ trống hoác cả hầm mộ, gẫy cả đầu ngựa đá và hai tượng đá bưng tráp. Đáng tiếc nhất là ngôi mộ cổ hàng mấy trăm năm với xác ướp của một vị Quận công, chưa được nghiên cứu đã bị doanh nghiệp Phúc Nga đào bới tan tành.
UserPostedImage
Các nhà nghiên cứu đọc chữ Hán trên chiếc bia đá 4 mặt.

Đoàn Dự

Sửa bởi người viết 15/06/2019 lúc 11:12:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.