logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/06/2019 lúc 11:42:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ Đức Tiến. (Hình: Chuong Nguyen)

Lời ngỏ: Trong thời gian tới, tôi sẽ dành một số bài viết trên Blog này để chia sẻ với quý bạn đọc các cuộc phỏng vấn tôi thực hiện về đủ mọi đề tài khác nhau.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên này xin dành cho một nhạc sĩ trẻ. Tôi may mắn có dịp nghe anh hát và tâm sự. Những bài ca của anh để lại tâm tư nỗi niềm cho người nghe, chỉ với tiếng hát và cây đàn đơn sơ. Anh đã sáng tác ba dĩa nhạc CD: Bài đồng ca nhỏ, Người đàn bà đi nhặt mặt trời, và Bài ca nhỏ trên quê hương, CD mới nhất của anh. Anh sáng tác đủ loại thể nhạc, kể cả nhạc rap, và khúc thức giai điệu ca từ, như Nguyễn Tấn Cứ phê bình, “phải đau lắm, buồn lắm, trầm tư lắm, mới đẻ ra được”.
Nghe nhạc của Đức Tiến, và phong cách anh trình diễn, làm tôi nghĩ đến nhạc sĩ Phan Văn Hưng. Nếu chúng ta biết đến Phan Văn Hưng qua Thằng bé tát dầu, Bài cho bé Thảo, Em bé và viên sỏi, Em bé lên sáu tuổi, Con bé nhà quê v.v…, nói chung là về những em bé Việt Nam bất hạnh, thì Đức Tiến cũng hát về những thân phận đáng thương trên quê hương anh đang sống, đang chứng kiến từng ngày từng giờ. Những bài ca của Đức Tiến như Tuổi teen nơi miền quê nghèo, Ngày đó em ơi, Trong dáng mẹ ngồi, Người đàn bà đi nhặt mặt trời v.v… là những mảnh đời rất thương tâm trên quê hương của Đức Tiến, như những mảnh đời tại Vườn rau Lộc Hưng, chẳng hạn.
Phú Khải: Xin mến chào nhạc sĩ Đức Tiến. Rất hân hạnh được có cơ hội để trò chuyện với anh. Đây có phải là lần đầu tiên Đức Tiến xuất ngoại đến Úc?
Đức Tiến: Đây là lần thứ hai tôi đến nước Úc xinh đẹp. Lần đầu là vào khoảng thời gian cuối năm 2018.
Phú Khải: Kỳ này Đức Tiến đã đến những thành phố nào rồi, và dự định sẽ đến các thành phố nào khác trước khi về lại VN?
Đức Tiến: Lần đầu tôi đến Sydney và Melbourne. Lần này tôi vẫn trở lại hai nơi này. Tuy nhiên nhờ vào sự nhiệt tình của bạn bè mà tôi lại có cơ hội đi thêm và thưởng ngoạn được các cảnh đẹp ở các thành phố khác như Perth và Adelaide...
Phú Khải: Những nơi Đức Tiến có cơ hội viếng thăm, Đức Tiến cho biết ba điều mà mình thích nhất hay ấn tượng nhất về nước Úc này?
Đức Tiến: Ba điều mà tôi thích nhất ở những nơi tôi đi qua tại nước Úc, trước tiên là khí hậu trong lành trên toàn cõi nước Úc. Điều thứ hai là bề mặt an sinh diễn ra trong các thành phố tạo cảm giác cho du khách như tôi cảm thấy bình an. Và điều thứ ba là thực sự thích thú cách bài trí trong từng không gian trong các thành phố, lạ mắt và độc đáo, cảm tưởng như mọi ngóc ngách đều có dấu ấn của các nghệ sĩ để lại trên từng tác phẩm. Tôi thấy ở Melbourne ngay ngã tư, người ta đặt những cục đá to ngổn ngang, nhưng sự cố ý đó tạo nên một nghệ thuật sắp đặt. Có thể người họa sĩ cố tình tạo nên một không gian mở tự do giữa lòng thành phố đầy ngăn nắp như vậy để tạo nên sự mâu thuẫn cân bằng cũng nên.
Phú Khải: Những nơi đến và có cơ hội trình diễn, theo Đức Tiến cảm nhận, thì sự đón nhận của đồng bào tại đó như thế nào?
Đức Tiến: Trong chuyến đi này, tôi may mắn được giao lưu cùng bạn bè đã quen và những người đồng hương mới! May mắn hơn là những buổi giao lưu âm nhạc thân tình được diễn ra một cách êm đềm. Mọi người vẫn ngồi lại đến phút sau cùng và mong tôi tiếp tục hát. Tôi không thể từ chối được sự chân tình đó vì với một người nghệ sĩ điều đó quý trọng hơn cả bài hát mình sẽ hát cho khán giả. Đó là sự chân tình.
Phú Khải: Trong một buổi trình diễn tại Melbourne, khán thính giả có vẻ mến mộ Đức Tiến lắm, về giọng ca, về ca từ, và về sự đa dạng trong thể loại nhạc, ngay cả bài nhạc Rap của Đức Tiến. Người ta ở lại đến giờ phút cuối. Có người nói giọng của Đức Tiến trầm ấm như cố nhạc sĩ Việt Dzũng. Cũng có người nhận xét các bài ca của Đức Tiến như thể loại kể chuyện, viết về những câu chuyện đời thật, ngay cả của chính bố mẹ mình, hay những mảnh đời tại Vườn rau Lộc Hưng vv... Nó làm cho người ta nghĩ đến nhạc sĩ Phan Văn Hưng. Đức Tiến nghĩ sao về các nhận xét này?
Đức Tiến: Có nhiều khán giả nhận định rằng giọng nói của tôi giống anh NS Việt Dzũng. Về phần âm nhạc thì có một chút giống với âm nhạc của NS Phan Văn Hưng. Tôi không phủ nhận hết tất cả vì cả hai hình tượng trên đều là những nghệ sĩ nổi tiếng. Nhưng tôi buộc phải phủ nhận với mọi người một điều là tôi khác với NS Việt Dzũng và NS Phan Văn Hưng là tôi đến giờ vẫn loay hoay với cây đàn và tiếng ca của mình mà... vẫn không nổi tiếng như các anh ấy.
Phú Khải: Đức Tiến nghĩ mình chịu ảnh hưởng bởi nhạc sĩ quốc tế hay Việt Nam, hay giòng âm nhạc nào nhiều nhất?
Đức Tiến: Tôi chịu ảnh hưởng âm nhạc từ nhiều người, hầu hết là NS Việt Nam xưa! Nhạc sĩ hiện tại cũng có. Nhưng gọi là ảnh hưởng có lẽ còn phần gì đó bao biện. Tôi nghĩ rằng tôi được thụ hưởng từ những điều đẹp đẽ trong âm nhạc như ca từ hay nhạc luật .... của các bậc tiền bối. Dĩ nhiên cũng có nhiều bậc tiền bối nữa nhưng tôi hay nhiều bạn trẻ khác không thụ hưởng được giá trị của họ, có thể là do sự khác biệt tư duy cũng nên.
Phú Khải: Theo Đức Tiến thì giòng âm nhạc VN trong thời gian qua có những đột phá nào? Và có xu hướng đặc biệt nào sẽ nổi lên trong thời gian tới?
Đức Tiến: Tôi nghĩ mình không đủ thẩm định để đưa ra nhận xét về sự đột phá có hay không của âm nhạc Việt Nam trong thời gian gần đây! Tôi chỉ suy nghĩ một điều đơn giản rằng ngay trong cuộc sống này để liên đới với âm nhạc như sau:
Nếu khước từ ánh nhìn hay nhịp vỗ của con tim mình với nỗi đau của đồng loại mà chỉ chăm bẵm vào những bài tình ca sao thật bóng bẩy thì thế giới này sẽ chỉ có những bài tình ca không có tình yêu hay những bài tình ca chưa có hạnh phúc.
Phú Khải: Phần lớn người Việt hải ngoại có lẽ không biết nhiều về Đức Tiến, tuy Đức Tiến có một số sáng tác khá nổi tiếng, như Người Đàn Bà Đi Nhặt Mặt Trời v.v... Vậy có nhiều người Việt trong nước biết đến những sáng tác của Đức Tiến không?
Đức Tiến: Như tôi đã chia sẻ là tôi không nổi tiếng với cái tên Đức Tiến của mình, dù một vài bài hát của tôi được nhiều công chúng biết tới. Đó cũng là quỹ đạo phát triển quen thuộc của nhiều nhạc sĩ như tôi. Ở Việt Nam nhiều khi họ hát nhạc tôi họ cũng chẳng xin phép tác giả! Lên tivi nhiều khi chỉ để tên bài hát và ca sĩ! Sự cẩu thả này cũng có thể xiết bóp tuổi thọ nghề của nhiều nhạc sĩ như tôi! Nhưng tôi nghĩ sự thật thì mãi là sự thật. Vì nghĩ như vậy mà tôi còn tiếp tục sáng tác và trình diễn, chứ còn nghĩ tới sự bất cập trong văn nghệ thì có lẽ tôi không thể làm gì được với âm nhạc của mình.
Phú Khải: Những bài cả của Đức Tiến có được “cho phép” phát hành một cách chính thức không?
Đức Tiến: Tôi dành thời gian cho việc sáng tác hơn là dành thời gian giới thiệu ca khúc của mình rộng rãi! Trước đây nhiều ca khúc tôi cũng từng xin phép để phát hành CD, nhưng tôi thấy điều đó theo thời gian nó không hợp với tính cách của mình! Nhạc của tôi là từ tôi viết, sao lại phải xin phép người không biết về nhạc! Và từ đó tôi chọn việc giới thiệu ca khúc của mình trên internet. Tôi muốn mình không để âm nhạc của mình bị kiểm duyệt nên cơ hội xuất hiện âm nhạc của mình trên các kênh tivi trong nước cũng không còn! Tôi vui vẻ chấp nhận con đường của mình, nghệ sĩ tự do. Còn có trở thành nghệ sĩ nổi tiếng hay không thì đó cũng chỉ là phần đời cá nhân tôi có hoặc không, như bao điều có hoặc không khác trên đời. Nó chẳng ảnh hưởng lắm với con đường mà tôi đã chọn đi! Với tôi chọn được con đường trong âm nhạc đã là một Ân Sủng rồi.
Phú Khải: Văn nghệ sĩ Việt Nam đã từng gặp bao nhiêu khó khăn trước đây, kể cả mạng sống, như thời Nhân văn Giai phẩm vào thập niên 1950, chẳng hạn. Còn văn nghệ sĩ Việt Nam trong thời này thì gặp những khó khăn nào? Cá nhân Đức Tiến đã trãi nghiệm sự rắc rối nào với chính quyền này không? Đâu là những rào cản lớn nhất đối với tự do sáng tác nói riêng và văn nghệ sĩ VN nói chung?
Đức Tiến: Văn nghệ trong thời đại của tôi nhìn chung so với thời kỳ trước có nhiều thuận lợi hơn việc phổ biến tác phẩm của mình, một phần là nhờ vào phương tiện truyền thông internet, thêm vào đó là sự kết nối nhiều hơn từ những hội đoàn bên ngoài nước cùng tiêu chí tự do trong nghệ thuật. Tuy nhiên hàng rào kiểm duyệt trong nước chưa bao giờ để yên cho những tinh thần sáng tạo tự do như vậy. Nói rõ hơn là người nghệ sĩ như tôi được gọi là Người bị duyệt, còn cơ quan của chính quyền đó là Người xét duyệt. Nếu những người như tôi dừng sáng tạo nghĩa là cơ quan đó cũng chẳng có việc làm. Và khi tôi còn sáng tác nghĩa là tôi đang bước gần hơn tới lằn ranh kiểm duyệt đó. Tôi chọn cho mình bước chân đi tới với trái tim nghệ sĩ của mình nên lằn ranh đó với tôi nó không còn là nỗi lo bởi đơn giản rằng khi tôi dừng sáng tạo cũng đồng nghĩa với việc tôi tự sát với nghệ thuật của mình. Mà điều đó là điều tối kỵ của nghệ thuật tự do nói chung và âm nhạc nói riêng. Bởi vì phải bảo vệ số phận nghệ thuật của mình giữa cái bẫy sợ hãi mà họ giăng ra, tôi quyết định chọn bước chân đi tới.
Tóm lại, mọi lằn ranh mà con người đặt ra, với tôi, đó chỉ là thước đo chủ quan của một tổ chức trong thời đại đó. Với tôi rào cản của mình trong nghệ thuật không phải là lằn ranh đó mà nó nằm ở việc tác phẩm của mình có vượt qua được sự sợ hãi hay không.
Dĩ nhiên không phải ai cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng bởi tôi không quen việc chọn sống trong vùng an toàn với nghệ thuật của mình nên tôi phải bước gần hơn mỗi ngày về phía lằn ranh đó, bên ngoài nỗi sợ cũng là văn minh.
Phú Khải: Đức Tiến có những mong ước hay dự tính gì trong thời gian hai năm trước mặt?
Đức Tiến: Tôi chưa có dự định gì trong tương lai cả! Nhưng hiện tại tôi cảm thấy hào hứng với việc hát những ca khúc của mình, kể về phận người nơi mình sống, những thân phận ở phố thị huyên náo... Cho khán giả khắp nơi cùng chia sẻ! Tôi cũng viết nhiều tình ca, nhưng tôi muốn chia sẻ tình đồng loại trước để những bài tình ca của mình có cơ hội thanh khiết hơn! Nơi nào cần thì tôi sẽ ôm đàn hát ngay. Đó cũng là dự định trong tương lai của tôi. Xin được kể thêm là tôi đã từng hát ở hẻm chợ, xó cầu rồi, nên ai muốn nghe tôi hát đừng câu nệ về việc mời tôi phải tổ chức tốn kém, vì với tôi Âm Nhạc gợi nhắc Nhân Tính hơn là mưu cầu Toan Tính.
Phú Khải: Cảm ơn Đức Tiến đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này. Quý bạn đọc muốn nghe nhạc của Đức Tiến có thể lên trang Zing MP3 hoặc liên lạc với Đức Tiến qua trang Facebook của anh.
Phạm Phú Khải (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.183 giây.