logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2013 lúc 05:34:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trên thế giới không nước nào bôi bác xuyên tạc lịch sử của đất nước mình, không ai phá bỏ di tích công trạng của tổ tiên mình, trái lại, mọi di sản được tô bồi gìn giữ như báu vật. Đó chính là niềm tự hào của xứ sở họ, Cambodia có Đế Thiên Đế Thích, Thái Lan có Hoàng Cung, chùa Vàng... Du khách không nghe họ nói về những chiến công oanh liệt, không thấy những bảo tàng “chém giết”. Xa hơn như các nước châu Âu, châu Mỹ, người dân trân quí những di tích

lịch sử, nhà nước (của dân) phải có trách nhiệm chăm nom chứ không vì ganh tị hay nhân danh “thần thánh” mà đập phá.



Việt Nam trải qua nhiều trăm năm chiến tranh do ngoại xâm và nội chiến, lòng người chồng chất oán thù, giết người sống, đào mồ người chết (Nguyễn Thân/ Phan Đình Phùng), không còn phân biệt phải trái tình thân. Di tích lịch sử trở thành nạn nhân, bị hủy hoại không ít, hoặc dùng làm nhà kho, phòng ngủ (1), làm giá treo móc cái mới hôm nay, du khách không khỏi chê cười nền văn hóa xứ mình. Cho đến một ngày nhìn ra xứ người mới tỉnh ngộ lo tô bồi tôn tạo di sản của cha ông (2). Đó là điều đáng mừng, chậm còn hơn không.

Di sản quốc gia lớn nhất ngày nay là khu di tích cố đô Huế. Đại Nội và ngoại thành biết bao nhiêu hạng mục phải chịu một thời xơ xác, trong số có hai nơi ít nghe nhắc nhở, ít thấy trong danh bạ các tours du lịch: Hổ Quyền và Điện Voi Ré.



Hổ Quyền tọa lạc tại thôn Trường Đá, xã Thủy Biều (nay là phường), thành phố Huế, nơi đây là chuồng nuôi hổ và cũng là đấu trường độc đáo, thế giới ít ai có. Hổ Quyền là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và làm trò giải trí tiêu khiển cho vua quan và dân chúng cố đô.

Trước khi có Hổ Quyền, những trận đấu giữa voi và hổ được tổ chức sớm nhất vào thời các chúa Nguyễn, ở cồn Dã Viên (3) trên sông Hương. Vào năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với triều thần trên 12 chiếc thuyền đến hòn Dã Viên để xem một cuộc đấu “vô tiền khoáng hậu” giữa voi và hổ. Đây là trận đấu khủng khiếp nhất trong lịch sử Hổ Quyền: 40 con voi đã hạ sát 18 con hổ, như một lễ tế thần trong ngày hội.



Dưới triều Nguyễn, lúc chưa có đấu trường an toàn, những cuộc đấu giữa voi và hổ vẫn được tổ chức, nên đã xảy ra tai nạn trong các cuộc thư hùng. Đời vua Gia Long, trong một trận đấu được tổ chức ở bãi đất trống trước Kinh Thành, một con hổ nhảy lên tát một nài voi rơi xuống đất và người này đã bị chính con voi do mình huấn luyện chà chết. Thời Minh Mạng, nhân ngày lễ Tứ Tuần Đại Khánh (năm 1829), vua ngự thuyền rồng xem một trận đấu giữa voi và hổ ở bên bờ Bắc sông Hương. Trong khi giao đấu, hổ đã lao ra và bơi về phía thuyền Rồng. Vua Minh Mạng kịp dùng sào đẩy lùi con hổ, nhờ vậy quan quân mới kịp đến giết hổ cứu nhà Vua.

Do những rủi ro trên, năm Minh Mạng thứ 11 (1830), nhà vua đã chọn vùng đất ở thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, nằm về phía Tây Kinh Thành để xây dựng một đấu trường kiên cố, gọi là Hổ Quyền, đấu trường được sửa chữa xây cao thêm dưới thời vua Thành Thái.
UserPostedImage
Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên xây theo hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,80m, vòng thành ngoài 4,75m. Thành ngoài xây nghiêng kiểu chân đê, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng đấu trường 44m. Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí chung quanh. Mặt thành vòng trong dày trung bình 4,50m. Đối diện với khán đài có 5 chuồng nhốt hổ, sân đấu là một thảm cỏ hình tròn. Thành ngoài có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ, đế bằng phiến đá xanh, trên cửa có ghi chữ “Hổ Quyền”, voi vào sân đấu bằng cửa này. Tường thành bên ngoài cách khoảng có hệ thống thoát nước, có hoa văn hình mặt hổ. Có hai lối dẫn lên khán đài bằng các bậc đá. Bên trái khán đài là tam cấp đi lên có 24 bậc, dành cho vua và đình thần. Bên phải khán đài tam cấp tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ.

Người ta lợi dụng hai vòng tường trong và ngoài của đấu trường xây vách ngăn làm 5 chuồng hổ riêng biệt. Từ khi xây xong Hổ Quyền, nghi thức tổ chức các trận đấu giữa voi và hổ trở nên trang trọng an toàn hơn. Bia đá khắc gắn ở bên ngoài tường thành Hổ Quyền còn ghi câu chữ Hán nội dung: “Xây dựng vào ngày tốt, tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 11” (tức tháng 2-1830).

Việc tổ chức các cuộc đấu giữa voi và hổ ban đầu có mục đích rèn luyện tính chiến đấu cho voi, về sau trở thành môn giải trí tiêu khiển. Trong ngày thi đấu, quần chúng quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường Vua đi qua. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Có một đội lính mặc áo đỏ đội nón chóp, cầm khí giới nghiêm trang cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường đến bến sông.

Đúng Ngọ, Vua ngự thuyền Rồng từ Nghênh Lương Đình, theo sông Hương lên bến Long Thọ. Vua lên kiệu có bốn lọng che, đi trước là Ngự Lâm Quân, thị vệ cầm cờ Tam Tài, cờ Ngũ Hành, cờ Nhị Thập Bát Tú, gươm tuốt trần. Tiếp theo là đội nhạc cung đình, các quan quỳ xuống chiếu hoa trải trên đường nghênh đón rồi theo Vua vào cổng giữa lên khán đài. Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, vuốt, mục đích không cho hổ tấn công voi. Tuy gọi là thi đấu, song lệ đã định là kết thúc hổ phải bị voi chà đến chết. Trận đấu cuối cùng được ghi vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Nhà vua là người tổ chức, cũng là người điều khiển. Đây là một trận đấu vô cùng hấp dẫn.



Trong một tài liệu thấy mô tả: “Voi cái bước vào đấu trường có vẻ hiên ngang, đi qua đi lại trước mặt cọp không một chút sợ hãi, vua Thành Thái khen: “Con này can đảm lắm”. Nhưng bỗng chốc, cọp nhảy lên trán voi, voi hất mạnh, cọp rơi xuống. Cọp lại nhảy lên bấu vào chỗ cũ. Voi tức giận, rống lên, vụt chạy đến dùng đầu đẩy mạnh cọp vào thành đấu trường, dùng sức mạnh ngàn cân vừa húc, vừa ép thật sát. Khi voi ngẩng đầu lên, cọp té xuống đất, voi dùng chân chà cọp đến chết...”

Sử liệu và lời đồn đãi là thế, thực sự Hổ Quyền như thế nào thì ngay những người sống ở Huế lâu năm cũng không biết cách chính xác, bởi mấy mươi năm vắng bóng Hoàng Triều, nhân tình thay đổi, không ai còn tâm trí để nhớ. Một bạn cũ chỉ cho tôi đường lên Hổ Quyền: “Cậu qua cầu Lòn lên phường Đúc, đường Bùi thị Xuân, hỏi người ta chỉ cho, gần chớ không xa mô”. Năm giờ sáng tôi đã lấy xe ra khỏi khách sạn Hương Sen, mọi lần tôi thường ở bên kia bờ Nam sông Hương, năm nay tìm một chỗ trong thành cho yên tĩnh, khách sạn Hương Sen trên đường Đinh Công Tráng, tương đối lịch sự ở được.



Thành phố Huế, buổi sáng nhìn giòng Hương Giang êm đềm trong nắng mai, tôi ngờ ngợ như đang sống lại khoảnh khắc của thời dĩ vãng. Ngờ ngợ thôi, vì Hương Giang bây giờ vắng những con đò tha thướt, vắng bóng cô lái đò, hò đẩy mái chèo trên sông. Hàng Bè, làng nốc đã giải tỏa, bờ sông kè đá, sạch sẽ hơn trước nhiều mà giòng sông tưởng như đã mất vẻ mềm mại duyên dáng xưa. Tôi chạy xe lên hướng Kim Long, qua cầu Bạch Hổ. Cầu Bạch Hổ (1) vẫn giữ màu trắng xưa, tháp nước Dã Viên còn đó, và may mắn lúc này có được một cụm mây, con đò nằm êm giữa giòng sông xanh nước. Dừng xe, tôi lần xuống bờ sông. Cảm giác sảng khoái trước hình ảnh đẹp đã bị giảm ngay lúc phải bước vào một nơi đầy rác bẩn và ô uế. Đây là cố tật của người mình, nhất là trong một xã hội đông người mà thiếu người chăm nom coi ngó. Nơi nào cũng tung hô văn hóa, văn minh nhưng hầu như toàn xã hội sống theo chủ thuyết “mackeno”. Thật mỉa mai!



Được tấm ảnh, tôi tiếp tục qua cầu, quẹo phải lên Hổ Quyền. Thành phố Huế rộng mà không lớn, ngoại ô và nội thành chẳng khác nhau mấy. Sầm uất nhộn nhịp chỉ bên bờ Nam sông Hương. Huế không có những công trình “đột phá” như nhiều tỉnh thành khác. Thế có lẽ hay, giúp Huế giữ được phần nào nét duyên dáng riêng, tuy mỗi ngày có phai nhạt dần. Đường Bùi Thị Xuân tráng nhựa theo lối cổ điển, ít xe, đời sống trầm lặng, buôn bán sơ sài, một hai quán cà phê thưa người, nhìn chung không gì đặc biệt. Lên quá phường Đúc một đoạn, tôi phải dừng xe, ngay đây có một “Trung tâm giới thiệu sản phẩm”, hai dãy nhà mỗi dãy 6 gian hàng với bảng hiệu nhà sản xuất đồ đúc, đa số bằng đồng: Bộ tam sự, cồng chiêng, nồi đồng... Chính giữa có một ngôi nhà biệt lập như để làm văn phòng. Còn quá sớm, chỉ mới một gian mở cửa: “Nguyễn Thắng Tín”, muốn hỏi thêm đôi điều nhưng không thấy ai. Lần đầu tiên tôi gặp một làng nghề được tổ chức cách mới mẻ và khoa học. Quảng Nam cũng có làng đúc đồng Phước Kiều nhưng mỗi nhà tự túc trưng bày nên nhếch nhác luộm thuộm lắm. Thói thường người Việt Nam buôn cùng một mặt hàng mà kề bên nhau thế nào cũng xảy ra chuyện kèn cựa bất chính. Trên đường Nguyễn Khuyến (gần ga Hà Nội) có hai quán bún chả Sinh Từ liền nhau, một quán ghi dưới quảng cáo: “Chú ý quán bên cạnh mới mở”, ra điều quán mình “gia truyền” chính hiệu, lâu năm hơn.



Tiếp tục một lúc nữa cũng không thấy chỉ dấu đâu là Hổ Quyền, tôi ghé vào hỏi mấy người trong quán cà phê bên đường, “Chú chạy lui xuống chỗ chợ có ngã ba quẹo phải”. Hỏi thêm một lần nữa mới biết chính xác kiệt 373 lên Hổ Quyền. Đường kiệt lên dốc không cao nhưng y như vào khu nhà ổ chuột. Trên đầu dốc một vòng thành xây đồ sộ, gạch đã đen màu. Nhìn quanh không thấy ai, chợt có hai em bé chạy tới chào: “Ông coi hình không?” – “Hình gì về lấy coi”. Thì ra hai đứa bé này bán bưu ảnh Huế xưa. Một bộ 10 ảnh 20 nghìn. Anh đen trắng chụp lại một số bưu ảnh ngày trước của người Pháp, có một ảnh chụp voi trong đấu trường nhưng mờ lắm không dùng được. Một cậu thanh niên đi tới, tôi hỏi: “Có lối nào lên thành coi không em?” - “Chú muốn coi thì leo rào lên coi, cháu thấy khách Tây cũng leo thôi”. Tôi phải khó khăn lắm mới qua được hàng rào tre trên cao, cổ đeo máy ảnh nặng hơn 2kg, khá nguy hiểm, nhưng không còn cách nào khác. Lên được trên thành nhìn xuống, chu vi Hổ Quyền khá rộng, cỏ mọc xanh rì, vòng thành đối diện có 5 ô cửa, 3 cửa giữa nhỏ, 2 cửa ngoài lớn hơn. Tôi không hiểu tại sao có sự khác biệt này. Tôi hình dung nơi đây đã diễn ra những trận thư hùng giữa cọp và voi, tiếng gầm gừ của hổ, tiếng rống của voi, tiếng trống thúc, tiếng hò reo của hàng trăm người trên mặt thành. Một đấu trường sôi nổi và hồi hộp. Chỉ giây lát, tôi quay về với thực tế, chụp nhanh mấy ảnh rồi leo xuống. Xuống còn khó hơn lên, lại vừa lo, lỡ “cơ quan chức năng” bắt gặp, họ làm khó dễ, biết xoay xở thế nào. Làm việc ngay mà lúc nào cũng lo lo như làm chuyện gian. Thực tế nhiều trường hợp rất đơn giản nhưng đã đến cửa “nhà quan” là thành trọng tội chưa biết chừng. Một người bạn cà phê vỉa hè kể rằng, ngày xưa có một chị nhà quê chỉ vì bọc trong túi cái gương soi nhỏ mà bị chém đầu (bị nghi ra dấu cho máy bay địch ném bom!). Đúng là vạ trên trời rơi xuống!

Có người chạy xe máy đến, anh có vẻ như là người bảo vệ di tích. Tôi làm quen và hỏi anh:

- Tôi thấy bên kia có 5 cửa, 3 nhỏ 2 lớn là sao hả anh?

- Ba cửa nhỏ là hầm nuôi hổ, 2 cửa lớn là hầm nhốt hổ trước khi thả ra đấu trường.

- Nhưng có thấy cửa nẻo gì đâu?

- Vì lâu ngày cửa hư hỏng, trước kia có cửa gỗ chắc chắn và mở cửa bằng cách kéo dây từ phía trên thành.

- Theo tôi, đây là di tích khá đặc biệt sao như bỏ hoang vậy?

- Dạ, cũng đang có qui hoạch thành khu du lịch, chắc sắp khởi công nay mai.

- Nếu phục dựng lại toàn khu Hổ Quyền thì nhà dân chung quanh phải di dời?

- Dạ, đã làm là phải rứa.

- Còn điện Voi Ré nghe cũng gần đây?

- Dạ, chú đi xuống đường ni chừng 20o thước là thấy.

Vừa lúc có bà già lom khom bước tới, tôi đưa chiếc máy nhỏ nhờ anh bấm giùm tấm ảnh rồi chạy tìm điện Voi Ré.



Theo sử sách những trận kịch chiến giữa voi và hổ do triều đình tổ chức cho vua, hoàng tộc, các quan lại và thần dân xem nhân dịp Tết Nguyên Đán hay lễ Đại Khánh Thọ, để tôn vinh sức mạnh vương triều. Thực chất là xem voi giết hổ. Theo quan điểm từ ngàn xưa, từ thời hai bà Trưng, bà Triệu, voi là uy quyền của Vua, là sức mạnh của triều đình. Vua nhà Nguyễn cưỡi voi lên tế Đàn Nam Giao, Nguyễn Huệ Quang Trung cưỡi voi ra Bắc đại phá quân Thanh... Còn hổ tượng trưng cho cái ác, tượng trưng cho phản loạn. Thâm ý các cuộc thi đấu giữa voi và hổ là triều đình muốn biểu dương sức mạnh vương quyền, và cũng là bài học về cái thiện thắng cái ác để thần dân lấy đó làm gương.

Trần Công Nhung


(1) Đồ Sơn, trang 157, QHQOK tập 5.

(2) Nhiều nơi tôn tạo bằng cách phá di tích xây cái mới. Điều tai hại vô kể.

(3) Cồn Dã Viên là một hòn đảo nhỏ giữa giòng sông Hương, nằm phía tây nam kinh thành Huế. Cồn Dã Viên cùng với Cồn Hến ở phía đông nam thành Huế là hai nhân tố địa lý phong thủy tạo nên thế “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” chầu hai bên kinh thành.

Năm 2006, từng có dự án cải tạo Cồn Dã Viên thành khu du lịch nhưng đã gặp phải sự phản đối của nhân dân và các nhà bảo tồn di sản nên phải hủy bỏ, tương tự dự án xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh, nhờ cả nước kêu la mới chịu ngưng. Cái tai hại cho quê hương là quyền hành trong tay những người “dám nghĩ dám làm”, để rồi không biết đến bao giờ mới sửa hết sai lầm.

(4) Cây cầu mà ngày nay chúng ta quen gọi là cầu Bạch Hổ thực ra đó chính là cầu Dã Viên. Cầu bắc qua sông Hương, nối liền đường Bùi Thị Xuân với Quốc lộ 1, thuộc địa bàn phường Đúc và phường Phú Thuận, thành phố Huế. Do đầu cầu phía Bắc nằm gần cầu Bạch Hổ cũ (tức cầu Kim Long ngày nay), vì vậy mà người ta quen gọi cầu này là cầu Bạch Hổ, cũng có thể do cầu bắc qua cồn Dã Viên, mà cồn này trong ý tưởng phong thủy của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh Thành.

Cầu này nối liền đường sắt Bắc-Nam, trong bản đồ Kinh Đô thời Duy Tân, Quốc sử quán đã ghi đó là Hỏa Xa Kiều (cầu xe lửa). Cầu Dã Viên được xây dựng vào khoảng năm 1908, vì đường sắt Huế-Quảng Trị được thông vào năm ấy.

Tết Mậu Thân (1968), vài cầu sát bờ Bắc sông Hương bị đánh sập. Cầu được phục hồi ngay sau đó. Trong 30 năm qua, cầu được tu sửa nhiều lần.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.