logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/07/2019 lúc 11:51:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Pháp là quốc gia theo thế tục và đa tôn giáo. Ở Pháp có nhiều Phật tử sống hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Liên Âu. Các ngôi chùa do các tín đồ tự tài trợ. Chuyến đi thăm chư tăng ni của chùa Khánh Anh ở Evry, Paris.
Sáng thứ bảy, ngay sau sáu giờ: Kim Ngon Ong, nguời tóc bạc, mặc áo  tràng dài màu nâu, mang dù trong tay, chạy lóc cóc qua cơn mưa đang trút xuống để mở khóa cổng chùa.
Ông là Chủ tịch Hội Bảo trợ Phật giáo của Chùa Khánh Anh ở Evry, người đã mời tôi đến dự buổi tụng kinh công phu sáng. Ông đi trước, lên ngọn đồi. Với một địa hình rộng 4.000 mét vuông, ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi bên quốc lộ. Được bao quanh bởi những cây xanh tươi, chùa là một tòa nhà hình hộp nhiều màu vàng cam với nhiều mái lớn nhỏ, hình cong theo kiểu châu Á làm bằng gạch sơn. Ở bên trái và phải, các tòa nhà xây dựng trên hai bảo tháp: tháp hẹp thờ Phật có ban công bao quanh.
Cầu kinh nhật tụng lúc sáu giờ sáng
Chúng tôi bước vào chánh điện, lên phòng cầu nguyện. Buổi lể cầu nguyện đã bắt đầu, như mọi buổi sáng lúc sáu giờ. Chùa được xây dựng theo truyền thống Việt Nam, Ông Chủ tịch giải thích. Hành trì và hoằng pháp ở đây là theo tông phái Đại thừa, dịch là "cổ xe lớn" hay "con đường lớn". Chùa là trụ sở của "Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam châu Âu", chỉ trong khu vực Paris có khoảng 40.000 Phật tử.
Ông Chủ tịch nói: “Một nửa số người đến đây với chúng tôi là người Việt Nam, những người châu Âu khác thường coi Phật giáo là một triết lý. Họ đến đây để thảo luận".
 
UserPostedImage
 
Phòng cầu nguyện là chánh điện rộng với nhiều cửa sổ. Trên bàn thờ lớn, được trang trí đầy màu sắc, tượng Đức Phật to và thiếp vàng ngự trong tư thế hoa sen. Ngay hàng đầu có bảy tăng ni ngồi trên những chiếc gối nhỏ, áo cà sa và đầu trọc. Một số tín đồ áo khoác màu nâu cầu nguyện ở hàng thứ hai. Ông Chủ tịch kín đáo đứng sau lưng họ, chắp tay cúi đầu làm lể. Cuối cùng, ông dẫn tôi đến một phòng cạnh bên, nơi có đặt hai bàn thờ nhỏ.
Phẩm vật cho người quá cố
"Bàn thờ cho người quá vãng," Ông nói và chỉ vào những bài vị lớn đặt trên bàn thờ đầu tiên giữa mâm trái cây đủ loại và hoa huệ toả hương thơm. Vài chục bức ảnh đen trắng và màu được đặt trên bàn thờ. Trong các chân dung của người quá cố, có các khuôn mặt châu Á và Âu, phụ nữ và nam giới, cũng có hình ảnh của một quân nhân Pháp trong quân phục.
Ông Chủ tịch giải thích: "Mọi người đều được phép mang ảnh của thân nhân quá cố trưng ở đây, nhưng các Phật tử trong đạo tràng của chúng tôi có cả người Công giáo Pháp chẳng hạn. Thường là có những người gặp rắc rối trong việc chấp nhận cái chết của người thân. Họ treo những bức ảnh vì họ tin rằng người đó sống ở đây. Họ đến thăm người quá cố thường xuyên, họ cầu nguyện, dâng cúng trái cây, bánh ngọt, sôcôla và những thứ tương tự, phẩm vật lể cho người chết."
Trên bàn thờ thứ hai được trang trí phong phú hơn, nhưng chỉ có một bức chân dung duy nhất. Đó là của một tu sĩ Phật giáo cao tuổi với chiếc mũ đội đầu tương tự như của các giám mục Công giáo: đó là Hoà thượng Thích Minh Tâm, một tăng sĩ Phật giáo và người sáng lập chùa này ở Evry.
Ông Chủ tịch gọi vị ấy là Hoà thượng. Ông là nhà lãnh đạo tinh thần đến từ Việt Nam, người đã sống lưu vong ở Pháp từ giữa những năm 1970, đã qua đời vào năm 2013, trước khi khánh thành chùa và tu viện riêng cho Hoà thượng.
Chùa đã hơn 20 năm xây dựng, tốn kém đến 22 triệu euro, được quyên góp bởi các tín đồ ở Pháp, Châu Âu và hải ngoại. Ông Chủ tịch nói, ông cũng là nguời lo chuyện tài chính của chùa.
Bình an nội tâm
Bên phòng bên cạnh, chư tăng ni kết thúc buổi cầu kinh công phu buổi sáng kéo dài một giờ. Trong số các vị này có Thượng toạ Thích Nhuận Hương, ông Chủ tịch giới thiệu. Bộ cà sa của nhà sư được phân biệt vì có màu khác, màu vàng nhưng sáng hơn. Nhà sư Phật giáo có khuôn mặt trẻ trung và nụ cười dịu dàng, Sư đến từ Việt Nam trong vài năm trước, hiện sống và giảng dạy trong chùa ở Evry. Nước Pháp có phải là một địa điểm tốt cho các Phật tử, cho một tu viện Phật giáo không?
 
UserPostedImage
 
Ông đánh giá cao nước Pháp. Ông Chủ tịch dịch câu trả lời của Thượng  toạ, vì ông chỉ nói tiếng Việt. Không giống như ở quê hương và nhiều quốc gia khác trên thế giới, người dân ở đây có thể tự do thảo luận, bày tỏ ý kiến và các tín đồ tự do tu tập theo tôn giáo của họ.
Thượng Toạ giải thích như thế nào về sự quan tâm của nhiều người châu Âu đối với Phật giáo, Thượng Toạ trải nghiệm nó như thế nào?
Thượng Toạ suy nghĩ, tay lần tràng hạt chuỗi cầu nguyện và nói: "Họ lớn lên trong truyền thống Kitô giáo ở châu Âu. Nhưng họ cởi mở về tinh thần và tò mò, họ muốn học hỏi. Khi đến với chúng tôi, họ đặt nhiều câu hỏi và muốn đào sâu kiến thức về Phật giáo và giáo lý của Đức Phật. Thuyết phục người châu Âu quy y không phải là mục tiêu của chùa. Nhiều người châu Âu quan tâm đến Phật giáo như một thế giới quan hay triết học. Họ thường rất quan tâm đến giáo lý của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Và họ cũng đến với chúng tôi trong chùa, bởi vì họ đang tìm kiếm sự bình an nội tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày của họ."
Các thuyền nhân tạo bước khởi đầu
Ông Chủ tịch bổ sung thêm với niềm tự hào, Đức Đạt Lai Lạt Ma Dalai đã đến chùa năm 2008 ở Evry để làm lễ cầu nguyện cho bức tượng Phật nơi chánh điện. Ngoài ra, các cuộc họp và hội thảo tôn giáo lớn được tổ chức ở đây mỗi năm, mỗi lần có hơn một trăm học giả và tu sĩ Phật giáo từ Châu Âu và khắp nơi trên thế giới đến.
Ông Chủ tịch nói, tuy nhiên, Chùa Khánh Anh được thành lập dành cho nhiều Phật tử Việt Nam đã đến Pháp với tư cách là thuyền nhân trong những năm 1970 và 80. Nhờ chùa, họ có thể tu tập theo truyền thống Đại thừa đã phổ biến ở Việt Nam trên quê hương mới của họ, họ có thể truyền bá các truyền thống tôn giáo cho con cháu mình, sáng nay, chỉ có Phật tử người Việt đến chùa.
Giống như Ông Thanh từ Paris, người dọn bàn ăn sáng ở tầng dưới trong phòng ăn. Là người khoảng trên bốn mươi tuổi, ông làm việc trong ngành công nghiệp đóng họp tại Pháp, ông đến Evry mỗi cuối tuần để cầu nguyện và làm công qủa.
Tôi ở lại cả ngày để giúp việc trong chùa, ở châu Âu, không có nhiều tăng ni sống trong chùa, vì vậy, chúng tôi là các tín đồ, chúng tôi giúp họ làm việc: giữ trật tự cho chùa, trong sân hay nhà bếp và chuẩn bị các nghi lễ cầu nguyện với các tăng ni vào ngày chúa nhật.
Trong nhà bếp kề bên, nữ giới chuẩn bị bữa sáng, những Phật tử và một ni sư đã che đầu cạo trọc bằng một chiếc mũ đan nhỏ. Sư cô đổ dầu vào một cái chảo lớn.
Sư cô 64 tuổi nói là sinh vào đầu thập niên 1950 tại Việt Nam, con gái của một người Pháp và Việt. Năm ba mươi tuổi cô đến Pháp, lập gia đình và có bốn con. Sau lại ly dị chồng và khi các con đã trương thành, cô quyết định đi tu.
Trở lại chùa, vì khi còn nhỏ, tôi là một Phật tử và thường ở chùa. Khi tôi còn nhỏ, trong một buổi lễ, mẹ tôi đã hứa giáo dục tôi theo đạo Phật."
Sư cô vẫn còn trong thời gian tu thử trong hai năm. Một giai đoạn giữa tu sĩ và xuất gia, chỉ được do yêu cầu của các nữ tu. Khi nào qua thời kỳ này, các nữ tu mới được phép xuất gia hoàn toàn. Sau đó, giống như tất cả các nữ tu Phật giáo, sư cô sẽ khấn hứa tuân thủ các giới luật bổ sung chỉ áp dụng cho phụ nữ trong tu viện, nhưng là nhiều hơn một phần ba giới luật so với chư tăng.
Sư cô nói có ba ni cô sống ở chùa Khánh Anh, và họ có thể được nhận ra bởi vì đã xuống tóc. Như để chứng minh rằng cô thuộc về các ni sư này, sư cô gỡ chiếc mũ nhỏ ra khỏi đầu.
Tôi yêu mọi người
Cứ mười bốn ngày họ lại cạo trọc đầu. Một hành động tượng trưng của sự từ bỏ và dâng hiến cho tôn giáo. Cuộc sống trong tu viện với sự từ bỏ thế tục, tìm kiếm sự giác ngộ như một mục đích của cuộc sống, đối với sư cô, không phải là nạn nhân. Đó là một nhu cầu sâu thẩm, bất kể tuổi tác, giới tính hay nguồn gốc.
Ni sư kể rằng: "Phật giáo là khao khát tìm đến giác ngộ. Và tôi sống ở đây với những người khác như trong một gia đình. Tôi yêu tất cả mọi người. Bởi vì tôi nghĩ họ giống tôi và tôi cũng giống họ. Tất cả chúng ta sống với nhau một cách tự nhiên“
Thế hệ sau sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác: Con cái của những thuyền nhân Việt Nam, sinh ra và lớn lên ở Pháp, có mối quan hệ cách biệt với Phật giáo, sư cô và cũng là người mẹ xác định như vậy, ngay cà đối với con của mình đã trưởng thành. Có khi các con đến chùa làm công qủa hoặc đến tham dự Lễ hội Vesak, ngày kỷ niệm ngày đản sinh của Đức Phật.
"Các con tôi vẫn có thể cầu nguyện bằng tiếng Việt, nhưng không hiểu. Ở Châu Âu, cũng hiếm khi Phật tử trẻ đi tu. Họ không có ý thức, ít sẵn sàng từ bỏ. Họ khác với giới trẻ ở Việt Nam."
Trong phòng ăn, các chư tăng ni cùng với các Phật tử khác ngồi vào bàn ăn sáng. Sau lời cầu nguyện ngắn, tất cả dùng bửa. Thượng toạ và một vị sư trẻ từ Việt Nam được phục vụ món súp châu Á; tất cả những người khác dùng với bánh mì, camembert, mứt, cà phê và sữa. Ông Chủ tịch cười. Không, một bữa sáng tiêu biểu của người Việt không phải như thế. Nhưng hành trì và hoằng pháp Phật giáo truyền thống của quê hương không loại trừ việc họ đã đến đất nước mới của họ.
 
Margit Hillmann
Đỗ Kim Thêm dịch

Nguyên tác: Buddhismus in Frankreich - Die Sehnsucht nach Erleuchtung
https://www.deutschlandf...l?dram:article_id=452834

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.