logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 10/07/2019 lúc 02:59:20(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Những ngày đầu tháng 7 hàng năm là dịp hai lân bang vùng Bắc Mỹ cùng tổ chức ngày Lễ Độc Lập với Gia Nã Đại chọn ngày mùng 1 và Hoa Kỳ lựa ngày mùng 4. Lễ Độc Lập tại Hoa Kỳ, cũng thường quen gọi là Lễ July 4, tương tự như người Pháp gọi ngày lễ độc lập của họ là ngày 14 Juillet, thường được biết với những sinh hoạt cộng đồng như tập họp để vui chơi và ăn uống, rồi xem đốt pháo bông tại nhiều thành phố lớn nhỏ.
Có điều hơi khác biệt là tại Hoa Kỳ có thể có những cuộc diễn hành để đánh dấu biến cố người dân Mỹ đã đứng lên giành độc lập và thành công trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc Anh. Tuy nhiên, đó chỉ là những cuộc diễn hành bình thường với sự tham dự của đông đủ các hội đoàn trong cộng đồng chứ không có màn diễn binh long trọng như thông lệ diễn binh rất rầm rộ trên đại lộ Champs-Elysées ở thủ đô Ba Lê của Pháp.
Điều đặc biệt là gần như chỉ có Pháp là quốc gia tiên tiến duy nhất còn có thông lệ tổ chức cuộc diễn binh vĩ đại hàng năm để biểu dương sức mạnh quân sự của mình trong khi đó là truyền thống của hầu hết các nước độc tài thích tổ chức rất long trọng các màn diễn binh quân sự này vì mục đích tuyên truyền đánh bóng cho chế độ.
Riêng Hoa Kỳ là quốc gia có bộ máy quân sự hùng hậu và tối tân nhất trên thế giới thì lại không bao giờ đá động đến chuyện cần phải tổ chức duyệt binh này để “dương oai diệu võ” nhưng cũng khiến cho các nước khác đều phải khiếp sợ trước sức mạnh quân sự áp đảo của quân lực Mỹ. Thậm chí các vị chỉ huy dân sự ở Ngũ Giác Đài cũng như các tướng lãnh tư lệnh của quân đội Mỹ cũng còn tìm đủ cách để giấu nhẹm hành tung của các vũ khí chiến lược tối tân nhất, như trường hợp của máy bay B-1, để ít người được biết đến theo kiểu “dấu nghề” vì sợ đối phương biết được. Mãi đến khi TT Trump được TT Macron của Pháp mời đến dự lễ độc lập với màn diễn binh hoành tráng tại Paris vào năm ngoái thì ông mới nổi hứng muốn Hoa Kỳ cũng bắt chước theo, nhưng đa số các tướng lãnh và chỉ huy dân sự của Mỹ cũng chẳng tích cực ủng hộ cái chuyện có phần mầu mè này.
Nói chung, lịch sử của ngày July 4 nhằm đánh dấu việc 13 thuộc địa của Vương quốc Anh quyết định chống lại triều đình của Vua George Đệ Tam lúc bấy giờ để giành độc lập và trở thành 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ. Nhưng có rất nhiều người, kể cả những nhà văn, nhà báo cũng thường lầm lẫn những chi tiết của lịch sử với những câu chuyện mang tính huyền sử liên quan đến biến cố này, và từ đó những hiểu biết sai lầm thường thấy được lập đi lập lại nhiều lần khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đó là sự thật đã xảy ra trong lịch sử.
Mới đây, nhà báo Aine Cain, trong một bài phân tích trên tạp chí Business Insider, đã liệt kê ra một số những sự kiện liên quan nổi bật đến biến cố này thường được hiểu biết một cách sai lầm.
1. Các tổ phụ lập quốc ký Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776
Sự sai lầm này cũng dễ hiểu khi nhiều người cho rằng ngày Lễ Độc Lập July 4 nhằm kỷ niệm biến cố các vị tổ phụ lập quốc lúc ban đầu đã đồng thanh ký tên vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Một trong những vị tổ phụ đó, và sau này trở thành tổng thống Mỹ, là ông John Adams đã viết thư cho bà vợ là Abigail nói rằng “Ngày thứ nhì của tháng 7 năm 1776 sẽ là ngày đáng nhớ nhất trong lịch sử của Mỹ quốc”.
Thật ra ông này đã sai lầm đến 2 ngày, vì Đại hội Khoáng Đại lúc đó ban hành một quyết nghị sơ khởi để tuyên bố giành độc lập khỏi nước Anh vào ngày 2 tháng 7. Sau đó, bản quyết nghị này được duyệt lại để đúc kết vào ngày 4 tháng 7.
Tuy nhiên, nhiều sử gia lại tin rằng ngày ký tên thực sự vào bản tuyên ngôn này chỉ xảy ra khoảng 1 tháng sau đó. Một chuyên gia về sử học là Emily Sneff là giám đốc một cuộc nghiên cứu có tên là Project Declaration Resources thuộc trường Đại học Harvard viết rằng 49 trong số 56 người tham dự cuộc họp lịch sử này chỉ có thể ký tên lên bản tuyên ngôn này vào ngày 2 tháng 8 năm 1776.
Bà Sneff đã trích dẫn một đoạn trong biên bản nhật ký của Đại Hội Khoáng Đại để ngày 2 tháng 8 như sau: “Bản tuyên bố độc lập đang được để trên bàn vừa mới được ký.”
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao mọi người thích thổi phồng lên sự kiện này để long trọng tổ chức ngày lễ vào ngày mồng 4 tháng Bảy? Có lẽ vì mọi người đều cho rằng tinh thần của bản tuyên ngôn này đã được chấp thuận vào ngày mùng 4, và những văn bản sao chép của nó được truyền phát đi khắp 13 tiểu bang đầu tiên đều đề ngày 4 tháng 7 năm 1776. Do đó, có lẽ đây là cái ngày bắt đầu in sâu vào tâm não của mọi người?
Một bức tranh nổi tiếng của John Trumbull’s vẽ lại cảnh các tổ phụ trình bày Bản Tuyên Ngôn Độc Lập
2. Cuộc Chiến Cách Mạng là cuộc chiến giữa các thuộc địa và Vương Quốc Anh
Những ai đọc qua lịch sử của Hoa Kỳ đều hiểu rằng ngày Lễ Độc Lập đánh dấu một cuộc cách mạng của những thuộc địa mới lập tại vùng đất mới, hết còn muốn chịu đựng sự kiểm soát của mẫu quốc Anh bên kia bờ Đại Tây Dương. Nhưng mọi người cũng đừng quên là trong trường hợp này, sự tham dự của nước Pháp cũng góp phần vào kết quả thành công tốt đẹp này. Bởi vì muốn hiểu rõ thấu đáo hơn về biến cố lịch sử này, người ta phải nhìn cuộc chiến đầu giành độc lập qua một lăng kính rộng lớn hơn, đó là một cuộc tranh giành quyền lực giữa hai đế quốc lúc bấy giờ là Anh và Pháp. Cuộc chiến tranh cách mạng của Mỹ, trong một chừng mực nào đó, có lẽ chỉ là một giai đoạn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai cường quốc này, chứ tự nó chưa phải là một biến cố chấn động lúc bấy giờ.
Bởi vì cuộc cách mạng của Mỹ xảy ra sau một cuộc chiến khác có tên là French and Indian War, vốn được coi là chiến trường ở lục địa nước Mỹ của một cuộc chiến kéo dài 7 năm “Seven Years’ War” giữa hai nước Anh và Pháp. Kéo dài từ năm 1756 đến 1763, cuộc chiến này trải rộng trên nhiều lục địa khác nhau từ Âu Châu sang đến Mỹ châu, Phi châu, Ấn độ và Phi Luật Tân. Nó phân chia Âu Châu thành hai khối kình địch dẫn đầu bởi hai đế quốc Anh và Pháp. Vào lúc ấy, các thuộc địa ở Mỹ thuộc quyền của Pháp với sự trợ giúp của các lực lượng dân da đỏ kình chống lại các thuộc địa nằm dưới quyền của Anh. Lực lượng theo phe Anh quốc đông đảo hơn nên coi như chiến thắng trong cuộc chiến này.
Chiến tranh tại vùng Bắc Mỹ này coi như mở màn cho cuộc cách mạng của Hoa Kỳ, đẩy mạnh sự nghiệp quân sự của Tướng George Washington nhưng đồng thời cũng khiến cho Vương quốc Anh tuy thắng trận nhưng lại thiếu hụt ngân quỹ nên đành phải ra lệnh tăng thuế lên tất cả 13 thuộc địa này.
Từ đó nó mới dẫn đến sự phản kháng của đa số cư dân tại đây và cuối cùng bùng lên để trở thành một cuộc cách mạng rộng lớn. Phía Pháp cũng nhập cuộc, nhưng lần này lại đứng về phe 13 thuộc địa và coi đó như là một cơ hội để trả thù đối với nước Anh. Ở đây, người ta có dịp thấy rõ việc bắt tay liên minh hoặc trở mặt để đối đầu giữa các nước là chuyện thường tình vẫn hay xảy ra do bởi những tính toán về quyền lợi của các bên tuỳ theo tình hình của thời cuộc lúc bấy giờ. Không cần phải đợi đến sau này khi nhiều người trích dẫn một câu nói quen thuộc là “Hoa Kỳ (hay Anh quốc) không có những đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn cho Hoa Kỳ (khi quyết định việc liên minh với các nước khác).”
3. Quả chuông Tự Do bị nứt trong ngày Lễ Độc Lập
Quả Chuông Tự Do (được trưng bày tại một bảo tàng viện ở Philadelphia) coi như gắn liền với Bản Tuyên Độc Lập của Hoa Kỳ trong tâm não của đa số người dân Mỹ. Từ đó mới lan truyền nhiều câu chuyện ly kỳ nhưng có phần thổi phồng theo huyền sử hơn là sự thật. Đó là nhiều người kể lại và tin rằng trong ngày đánh dấu sự kiện giành độc lập, người dân tại Philadelphia đã đổ xô ra đường để ăn mừng biến cố trọng đại này. Người dân nhảy nhót vui chơi tưng bừng và gióng tiếng chuông vang lừng khắp nơi liên tu bất tận khiến cho nó phải bị nứt.
Câu chuyện nghe có vẻ rất ly kỳ và hào hứng nhưng không hề có thật. Thứ nhất là việc tuyên bố chính thức về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập chỉ diễn ra sau ngày 8 tháng 7. Theo sử gia Joseph Coohill là một giáo sư chuyên viết về các huyền thoại trong lịch sử nhận định “thì trong ngày hôm đó, có rất nhiều những tiếng chuông trên khắp nước đồng loạt vang lên để đánh dấu biến cố vui mừng và trọng đại này, trong đó dĩ nhiên cũng có tiếng chuông của Quả Chuông Tự Do này.” Nhưng không có bằng chứng nào để xác định sự kiện nó bị nứt rạn trong ngày hôm đó bởi vì căn nhà được dùng để chứa quả chuông này đang trong tình trạng bị hư hại nặng và đang được sửa chữa.
4. Nhiều cựu tổng thống Mỹ chết vào ngày 4 tháng 7
Đây là một sự kiện ngẫu nhiên của lịch sử cũng được nhiều người nhắc đến. Trong đó có chuyện ông John Adams (tổng thống thứ 2) đã chết vào ngày 4 tháng 7 và trước khi chết còn cất tiếng gọi nói đến ông Thomas Jefferson (tổng thống thứ 3).
Câu chuyện thường được lan truyền này cũng chỉ đúng có phân nửa. Cả hai ông này, cùng với tổng thống tiên khởi George Washington đều là những tổ phụ khai quốc công thần. Một sự trùng hợp khá hi hữu là cả hai ông cựu tổng thống Adams và Jefferson đều cùng qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1826, đúng 50 năm sau bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào năm 1776. Không những vậy, còn có một tổ phụ khác là James Monroe (tổng thống thứ 5) cũng qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1831. Trong khi đó một vị tổng thống khác là Calvin Coolidge thì lại được sinh ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1872.
Tuy là những vị tổ phụ cùng đóng góp công sức trong việc tranh đầu cho sự độc lập của Hoa Kỳ, nhưng không phải các vị này lúc nào cũng “đồng tâm hiệp lực” hoặc không có những xung khắc hay đố kỵ trầm trọng. Một trong những thí dụ điển hình là trường hợp của ông đương kim phó tổng thống Aaron Burr và ông Alexander Hamilton, cựu tổng trưởng tài chính và là một nhân vật tài ba xuất chúng lúc bấy giờ. Hai người này đã kình chống dữ dội và quyết định giải quyết hơn thua bằng một màn đấu súng tay đôi với kết quả là ông Hamilton đã thiệt mạng, chấm dứt quá sớm một sự nghiệp đáng lý ra rất chói sáng sau này.
Trường hợp của ông Adams, câu chuyện huyền thoại kể lại rằng trước khi sắp lâm chung, ông ta còn buột miệng nói rằng “Thomas Jefferson vẫn còn sống sót”. Nhưng ông không ngờ rằng đối thủ của ông thật ra đã qua đời vài tiếng đồng hồ trước đó. Cả hai ông này đều là đồng chí trong công cuộc giành độc lập, để rồi sau đó trở thành đối thủ vì cùng muốn tranh cử tổng thống trong năm 1800 gây chia rẽ dữ dội khiến hai người bỗng thành kẻ thù trên chính trường với những màn đấu đá tấn công dữ dội trước khi cuối cùng chịu bắt tay làm hoà sau khi về hưu để cùng trao đổi với nhau qua những lá thư (tổng cộng đến 158 bức thơ) bầy tỏ quan điểm của mình với hiện tình của đất nước.
Thật ra không ai biết rõ những lời nói cuối cùng của ông Adams trước khi lìa đời. Theo một sử gia là ông Andrew Burnstein viết trên trang mạng History News Network, có lẽ những lời kể lại về những vị cựu tổng thống Mỹ ngày xưa đã được thổi phồng hay thị vị hoá nhiều hơn. Có thể là ông Adams đã buột miệng nhắc đến một người đã cùng góp mặt trên chính trường nước Mỹ trong suốt hơn nửa thế kỷ, nhưng đó cũng có thể là điều nhiều người muốn nghĩ rằng ông nên thốt ra những lời như vậy, do bởi lịch sử ly kỳ và tròng tréo giữa hai nhân vật nổi tiếng này.
Tuấn Minh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.