logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/07/2019 lúc 11:59:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Con đường thoát nghèo trên “đảo Đài Loan”
Nếu là lần đầu tiên đặt chân lên cù lao Tân Lộc – nơi nổi tiếng có tỷ lệ phụ nữ lấy người nước ngòai (thường là Đài Loan) nhiều nhất trong nước – người ta có cảm giác kỳ lạ khó nói thành lời, bởi vì nơi đây như thể một vùng đất biệt lập so với hầu hết các miền đất mà người ta đã từng đi qua.
Nói về sự biệt lập, cù lao Tân Lộc hình con thoi nằm giữa lòng sông Hậu, thuộc huyện Thốt Nốt, cách thị trấn Thốt Nốt khoảng 11 km và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km. Không có cây cầu nào liên lạc giữa đất liền với cù lao này. Có 5 bến đò phục vụ suốt ngày đêm cho dân chúng từ đất liền ra cù lao hay từ cù lao vào đất liền, đi lại, giao thương. Chỉ bỏ ra 4.000 đồng, cả người lẫn xe máy đều có thể lên chiếc đò sơn hai màu xanh đỏ để qua bờ bên kia.
Về đơn vị hành chánh, toàn bộ cù lao Tân Lộc là phường Tân Lộc, thuộc huyện Thốt Nốt, một trong những huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ. Trước đây dân chúng ở cù lao đa số mưu sinh bằng nghề trồng mía, chế biến đường và nấu mật (tức nấu nước từ mía đã ép ra, thành mật, đem bán trực tiếp hoặc cô lại suốt mấy ngày đêm thành tinh thể đường rồi dùng máy ly tâm quay cho nước rời ra để “lọc” lấy đường.- ĐD). Lúc đó, cả phường có tổng cộng tới 300 lò nấu.
Từ năm 2001, giá đường và mật làm đường xuống quá thấp, các nhà nghề bị phá sản, đổ nợ. Để giải quyết vấn nạn này, họ chọn hướng cho con gái lấy chồng Đài Loan với hy vọng sẽ được đổi đời.
Lúc ấy chưa từng thấy nơi nào vắng vẻ như phường này, bởi vì dân chúng phần lớn đều tập trung chủ yếu ở khu vực các bến đò. Xe máy lèo tèo vài cái còn bóng dáng xe hơi hầu như hiếm có ngay cả phía bên đất liền. Nói chung là nghèo và rất thưa thớt, đến độ các cán bộ phường cứ mỗi cuối tuần lại ra thị trấn Thốt Nốt hay TP Cần Thơ nghỉ xả hơi, chứ ở lại cù lao thì buồn muốn chết.
UserPostedImageMột bến đò nghèo nàn tại cù lao Tân Lộc
Đến nay, toàn phường đã có 832 phụ nữ lấy chống nước ngoài, đa số là Đài Loan. Trong đó, trên 80% có cuộc sống ổn định, hạnh phúc , thỉnh thoảng gửi tiền về cho gia đình.
Nhiều gia đình do cuộc sống khó khăn nên bóp bụng cho con gái lấy người nước ngoài. Sang bên ấy, nhiều người có cuộc sống tương đối tốt đẹp. Tất nhiên, cũng có không ít người thiếu may mắn, gặp trục trặc.
Trò chuyện với những người dân sông trên cù lao Tân Lộc, họ rất vui vẻ, hãnh diện khi nói đến chuyện con gái mình đi làm dâu xứ người. Nói cho đúng, họ đều xác nhận đấy là con đường có thể đổi đời nhanh nhất và dễ dàng nhất. Bà Nguyễn Thị Mai – thuộc khu dân cư Trường Thọ 1- cười giòn dã: ”Ở cái đất này, con gái chẳng làm gì ra tiền, lớn lên cũng chỉ làm vườn hoặc đi làm thuê thôi. Muốn đổi đời thì phải ra thành phố (Cần Thơ) hay lên Sài Gòn, lấy chồng thành phố. Đằng nào cũng lấy chồng xa nhà thì lầy luôn người nước ngoài cho có nhiều tiền không phải hơn sao?”.
Ngọt bùi cũng lắm, đắng cay cũng nhiều
Trên hòn ”đảo Đài Loan”, chạy dọc từ đầu đến cuối cù lao có con đường nhựa dài chừng hơn 20 cây số. Đi trên đường, người ta thấy thấp thoáng dưới bóng cây lác đác có những căn nhà to, đẹp, mới xây cất theo kiểu biệt thự miệt vườn. Hầu hết đó là “tư thất” của các gia đình may mắn có con gái lấy chồng nước ngoài, gởi tiền về cho ba má cất nhà. Những gia đình này rất được ngưỡng mộ và trở thành ”tấm gương” cho các gia đình khác noi theo.
Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Trần Văn Sử ở khu vực Tân Mỹ 2.
Gia đình ông Sử là một trong những gia đình đầu tiên của cù lao Tân Lộc gả con gái lấy chồng Đài Loan. Vợ chồng ông có 8 người con, 4 trai, 4 gái, trước đây nghèo lắm, làm không đủ ăn nên hầu hết các con đều học hành chưa được bao nhiêu thì đã phải nghỉ để phụ việc với gia đình. Năm 1995, ông vay mượn, trồng dưa hấu, bị mất mùa nên không lấy gì mà trả. Cùng đường, vợ chồng ông phải cho cô con gái lớn tên Tuyết Lan lấy chồng Đài Loan do sự mai mối của “cò”, với hy vọng nhận được số tiền chú rể ứng trước và tương lai của con cũng khá hơn.
Đám cưới đơn giản diễn ra xong, Tuyết Lan được chồng bảo lãnh sang xứ Đài, ông bà Sử lo lắng đứng ngồi không yên. Đôi lúc, ông cũng than thở: ”Tại vì hoàn cảnh quá khó khăn nên tui đành nhắm mắt cho con lấy chồng xứ lạ, đặng có chút tiền trả nợ người ta. Con đi xong, vợ chồng tui nghe nói ở bên đó người ta nói tiếng Phước Kiến. Con tui một chữ tiếng Hoa không biết huống chi tiếng Phước Kiến. Ngôn ngữ, phong tục bất đồng, hổng hiểu rồi nó sẽ sống ra sao”.
Ít hôm sau, Tuyết Lan gọi điện thoại về báo tin vui vẻ, khỏe mạnh, được chồng và bố mẹ chồng thương yêu khiến ông bà Sử mừng hết lớn. Rồi Tuyết Lan lại gởi tiền về giúp đỡ cha mẹ nữa. Chỉ mấy năm sau, Tuyết Lan “thừa thắng xông lên”, giới thiệu cho em gái là Tuyết Ngọc cũng lấy chồng Đài. Ông Sử sung sướng cười hỉ hả: ”Lâu lâu hai đứa kêu điện thoại về chuyện trò, rồi tết nhứt tụi nó dẫn chồng con về chơi ăn tết cả tháng, vui lắm”.
Tương tự với thường hợp của gia đình ông Sử, nhiều gia đình khác cũng “đổi đời” nhờ có con gái lấy chồng nước ngoài. Ví dụ như gia đình ông Phạm Văn Xuyển (ấp Tân Mỹ 2), mới xây nhà. Hay gia đình các bà Nguyễn Thị Mai, Đỗ Thị Thu, Huỳnh Thị Thủy…, gia đình nào cũng khá cả.
Lý do chung nhất thôi thúc các cô gái trẻ trên ”đảo Đài Loan” mong muốn kết hôn với người nuớc ngoài không phải do tình yêu mà là với mục đích hết sức thiết thực: thoát khỏi cảnh nghèo, có tiền gửi về giúp đỡ cha mẹ. Có gì đáng chê trách với hai mục đích đó trên cái cù lao biệt lập và nghèo khó này? Bà Nguyễn Thị Mai phân trần: ”Mấy năm trước, căn nhà tui dột nát, môi khi trời mưa là mấy bà cháu tui ngồi so vô một góc đặng tránh nước mưa. Làm lụng vất vả, đủ ăn là mừng chớ lấy đâu ra tiền mà sửa nhà? May sao đứa con gái lớn thương cha mẹ và các em, lấy chồng Đài Loan. Rồi ở bển vợ chồng nó chịu khó đi làm thuê, dành dụm suốt mấy năm trời gởi tiền về cho vợ chồng tui cất được căn nhà. Tui thương con hết sức, nhờ nó mà vợ chồng tui với mấy đứa nhỏ mới đỡ cực. Vợ chồng nó ở bển cũng phải làm quần quật mới kiếm được đồng tiền chớ có sung sướng sướng gì đâu!”.
UserPostedImage
Một ngôi nhà mới xây cất theo kiểu biệt thự miền quê nhờ tiền con gái gửi về

Ước vọng “đổi đời” như vậy nhưng đáng tiếc là không phải bất cứ cô gái nào cũng may mắn gặp được người chồng ưng ý, và không phải người nào cũng có thể gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ. Như trường hợp bà Đặng Thị Thanh Thúy, mỗi lần chạy chiếc xe Wave Alpha cũ kỹ ngang qua mấy ngôi nhà to đẹp mới xây cất trong cù lao, bà lại chạnh lòng nên tăng ga cho chiếc xe chạy nhanh hơn như thể muốn trốn tránh một niềm nuốc tiếc.
Bà Thuý cũng có cô con gái lớn tên Bích Liên lấy chồng nước ngoài nhưng là người Hàn Quốc. Tưởng Hàn hay Đài cũng đều “ngon lành” như nhau. Không ngờ thằng chồng Hàn lớn hơn con gái bà đúng một giáp mà lại quá ư nhu nhược, mọi việc trong gia đình đều để mặc cho mẹ mình quyết định. Con gái bà Thúy vì thế chẳng có lấy nổi vài ngàn won để gửi về cho mẹ ăn quà. (1.000 won Hàn Quốc chỉ bằng 20,7 ngàn đồng Việt Nam và bằng 80 xu Mỹ theo giá hiện nay.- ĐD). Đã vậy mẹ chồng lại luôn luôn khoá cửa, nhốt cô dâu Việt trong nhà vì sợ cô trốn đi mất và làm như vậy để hy vọng cô sinh cho gia đình mình một đứa con trai!
Đứa con thứ nhất là gái. Đến khi mang bầu đứa thứ 2, siêu âm lại là gái nữa. Mẹ chồng nhất quyết bắt nàng dâu phải phá thai, bất chấp nguy hiểm tính mạng.
Bà Thúy than thở: “Đã hơn 3 tháng, siêu âm được rồi thì còn phá thai gì nữa. Con gái tui sợ quá bèn tìm mọi cách đem cái bụng bầu và đứa con lớn trốn về Việt Nam. Bây giờ nó một nách 2 đứa con”. Và bà kể tiếp: “Thiệt ra tui phải nuôi chớ được ít lâu là nó nhờ “cò” giới thiệu cho lấy chồng Đài Loan chớ không lấy chồng Hàn Quốc nữa. Con gái xứ này vốn xinh xắn, có nước da trắng nên “cò” cũng dễ mai mối. Nó may mắn được “cò” làm mai một anh chàng Đài Loan thiệt, sắp tới sẽ lấy chàng Đài Loan đó, mong sao mọi chuyện cho được tốt đẹp”.
UserPostedImage
Bà Thuý kể chuyện con gái bà lấy chồng Hàn Quốc rất cực khổ
Bà Thúy kể thêm: “Con em gái nó còn nhỏ chút xíu cũng không chịu học hành gì cả, chỉ mong lớn lên là lấy chồng nước ngoài. Xứ này con gái đều như vậy cả, cứ lớn lên một chút là lo cho đẹp đẹp rồi lấy chồng ngoại. Còn cha mẹ thì có nhiêu đứa gả nước ngoài hết, giữ làm gì, mà cũng chẳng giữ được tụi nó!”.
Trung bình cứ 10 nhà thì 8 nhà cho con gái lấy chồng ngoại.
Có nhiều gia đình trong nhà có bao nhiêu con gái thì cho đi lấy chồng ngoại hết. Riêng những gia đình có kinh tế khá giả, các con được học hành đầy đủ thì thường ra Cần Thơ hay lên Sài Gòn kiếm việc làm, không lấy chồng ngoại.
Nếu như trước đây các cô gái phải “thi đậu” trong buổi chọn vợ của đàn ông nước ngoài thì ngày nay, các cô gái được người quen giới thiệu. Một gia đình có người lấy chồng ngoại sẽ giới thiệu cho chị em, cô, dì đi theo.
Bà Đỗ Thị Thu, 44 tuổi, có một cô con gái duy nhất. Bà cho biết gia đình phía nhà chồng bà có nhiều người lấy chồng Đài Loan nên kinh tế rất ổn. Năm 2008, con gái bà vừa tròn 18 tuổi, đang làm thợ uốn tóc ở Sài Gòn. Lúc đó, cô em gái bà – người đã lấy chồng Đài Loan từ trước – mới mở một tiệm làm tóc ở bên ấy. Cạnh nhà vợ chồng người em gái này có một cậu thanh niên muốn lấy vợ Việt Nam nên nhờ em gái bà giới thiệu giùm.
Bà Thu nói: “Có một đứa con gái duy nhứt, vợ chồng tôi không muốn cho con đi lấy chồng xa. Dù gì, mẹ con ở gần nhau vẫn hơn. Nhưng con bé nghe dì nó gọi điện thoại về khuyên nhủ nhiều lần nên nó thuyết phục vợ chồng tôi: “Qua bển con sẽ làm tại tiệm dì. Có tiền, con gởi về cho ba má xây nhà thiệt lớn”. Vợ chồng tôi đành phải chiều con”. Bà Thu kể, sau khi tìm hiểu, được biết cậu thanh niên là người đàng hoàng, chín chắn, chịu khó làm ăn, nên vợ chồng bà quyết định gả con.
Bà Thu nói rằng tính đến nay con gái bà đã lấy chồng được hơn 5 năm. Cậu thanh niên tức con rể bà là người làm nghề đi biển trên tàu hàng hải, mỗi năm hễ có dịp mới về nhà một hai lần, vì vậy cứ lâu lâu con gái bà lại về Việt Nam thăm gia đình.
UserPostedImage
Bà Đỗ Thị Thu có cô con gái duy nhất cũng lấy chồng Đài Loan

Bà Thu nhớ lại: “Hồi đó, khi tiễn con ra sân bay đi làm dâu xứ người, tôi lo lắm. Tôi nghe nói nhiều người lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc, nhứt là Trung Quốc, thường bị gia đình nhà chồng đánh đập, ngược đãi vì khác dòng giống và phong tục tập quán nên rất lo cho con. Nhưng may mắn là phía bên họ hàng chồng tôi có nhiều người lấy chồng ở bển, lại có dì nó ở ngay sát bên cạnh nên tôi cũng yên tâm. Tôi cũng đã qua bển thăm con một lần. Con gái tôi được gia đình nhà chồng hết sức thương yêu chiều chuộng vì nó có nghề làm tóc cũng có tiền. Chỉ hiềm một nỗi chồng nó luôn luôn đi xa, hai đứa lấy nhau hơn 5 năm rồi mà chưa có con”.
Bà Huỳnh Thị Thủy, 48 tuổi, nhà ở khoảng giữa cù lao Tân Lộc cũng mới xây cất. Bà cho biết con gái bà lấy chồng Đài Loan đến nay được hơn 11 năm, ít về thăm gia đình nhưng cứ 2 hay 3 tháng lại gửi tiền về giúp đỡ cha mẹ, không kỳ nào thiếu.
Bà Thuỷ kể: “Con rể tôi làm cho nhà nước nên lương bổng rất khá chớ không như bên Việt Nam. Chính nó kỳ trước đã gởi tiền và mời vợ chồng tôi qua bển du lịch. Nó còn hứa sẽ can thiệp để vợ chồng tôi qua bển đi làm ít lâu theo diện xuất khẩu lao động, khỏi phải đăng ký với công ty hợp tác lao động, tốn tiền”.
Theo bà Huệ, hiện nay việc các cô gái lấy chồng Đài Loan ở cù lao Tân Lộc đã giảm hẳn. Nếu như trước đây 10 cô gái qua đó làm vợ thì bây giờ chỉ còn 2-3 người. Đổi lại, các gia đình chuyển hướng cho con gái quay sang lấy chồng Hàn Quốc.
Ông bố Việt lần đầu tiên đến nhà hai con gái lấy chồng Hàn Quốc
Trong căn biệt thự 2 tầng bề thế mới được xây dựng ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thảo (64 tuổi) khá hài lòng về “công trình để đời” của mình.
Theo dự kiến ban đầu, ông Thảo định xây căn nhà 3 tầng, nhưng sau đó nghĩ lại, ông rút xuống 2 tầng với tổng chi phí xây dựng hơn 2 tỷ đồng. “Trong đó, một phần chi phí do hai cô con gái lấy chồng Hàn Quốc đóng góp, một cô đang ở tỉnh Busan và một cô ở tỉnh Incheon”, ông Thảo tự hào nói. Ông cũng cho biết, trước khi xây nhà, cả ông và vợ đều có một thời gian sang Hàn Quốc cùng các con và cháu theo diện thăm thân nhân.
UserPostedImage
Ngôi nhà 2 tầng của ông Thảo (Hải Phòng) rất bề thế

“Ở bên ấy một thời gian, tôi mới thấy đất nước và con người họ có rất nhiều điều khác biệt với chúng ta”, ông Thảo nói và bắt đầu hồi tưởng lại quãng thời gian ở bên xứ người.
Bên đó ông Thảo có 2 chàng rể, cả hai đều đi làm trong 2 công ty tư nhân, nhưng sau giờ làm việc, chàng rể lớn có thêm nghề làm nông nghiệp. Hàng ngày, quan sát cách làm việc của con rể và những người dân nơi đây, ông Thảo khá bất ngờ.
Ông kể: “Tôi cũng là người làm nông nghiệp nhưng sang đấy mới thấy họ làm nông nghiệp cầu kỳ và đầu tư rất lớn.
“Hầu như rau củ, hoa màu đều được trồng trong một ngôi nhà to lớn phủ kín ny-lông. (Ở Việt Nam và nhiều nước khác thường gọi là “nhà kính” – greenery, or greenhouse – có mái che bằng kính. Còn ở Hàn Quốc luôn luôn có tuyết, khí hậu khác nghiệt, hơn nữa muốn tiết kiệm vì phải phủ khu vườn rất kín nên họ dùng loại ny-lông hoặc nhựa dày cho đỡ chi phí. ĐD). Bên trong nhà, người chủ có máy đo và hệ thống máy điều hòa nhiệt độ. Chỉ cần nhiệt độ tăng hoặc giảm quá mức cho phép, hệ thống sẽ báo động để người nông dân điều chỉnh cho phù hợp.
“Đặc biệt, tôi (tức ông Nguyễn Văn Thảo) quan sát thấy ở bên Hàn Quốc, nông dân chủ yếu trồng rau theo phương pháp thủy canh. Đây là phương pháp trồng cây không dùng đất mà trồng trên nước. Trong nước có các chất dinh dưỡng hòa tan để nuôi cây. Các chậu (thường bằng gỗ) được kê cao, đáy chậu có lỗ để rễ cây mọc xuống. Phía dưới chậu đặt các máng nước đựng dung dịch dinh dưỡng. Năng suất trồng rau bằng phương pháp này rất cao” – ông Thảo nhớ lại và mô tả.
Cùng với đó, những ngày đầu mới sang, ông Thảo khá lạ lẫm khi đường phố Hàn Quốc rất sạch và trên đường không hề có bóng dáng cảnh sát. Ông nói: “Sau này tôi mới biết, những người vi phạm luật lệ giao thông sẽ có giấy phạt đưa đến tận nhà và họ sẽ bị trừ vào credit như tôi đã nghe nói tại các nước khác. Tuy nhiên, tôi đoán số người bị phạt chắc không nhiều vì hình như dân chúng Hàn Quốc rất tuân thủ luật pháp, nhất là họ rất có ý thức giữ gìn vệ sinh chung nên đường phố mới sạch như vậy”.
Ông Thảo cũng cho biết, người trong độ tuổi lao động ở Hàn Quốc dành nhiều thời gian cho công việc. “Họ đi làm từ 7h sáng cho đến 6h tối. Trong lúc làm việc, kể cả người làm nông nghiệp cũng không nghỉ giải lao, uống cốc nước hay hút điếu thuốc như ở Việt Nam. Tất cả đều phải tập trung tuyệt đối cho công việc”, ông Thảo nói.
Làm việc cật lực như vậy nhưng theo ông Thảo, người dân nơi đây ăn uống khá đơn giản. “Họ không bày biện nhiều món như người Việt mình. Bữa ăn của họ cũng không có nhiều thịt. Thông thường, một gia đình chỉ ăn khoảng 1 đến 2 bữa thịt trong tuần, còn lại họ ăn chủ yếu là rau, mì sợi và kim chi”.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển và văn minh của nước bạn, trong thời gian sống tại Hàn Quốc, sự khác biệt về phong tục tập quán đôi khi cũng khiến ông Thảo chạnh lòng.
Ông kể: “Hai con rể của tôi đều rất quý và tôn trọng bố mẹ vợ. Khi chúng tôi sang, các cháu đều đưa bố mẹ đi chiêu đãi tại nhà hàng. Việc ăn uống ở nhà hàng vô cùng đắt đỏ, một miếng thịt bò bằng bao thuốc lá tính ra cũng 1,4 triệu đồng Việt Nam. Các cháu không hề tiếc, cứ giục bố mẹ ăn uống thoải mái, vui vẻ.
Thế nhưng, các cháu dành phần lớn thời gian cho công việc. Rất nhiều bữa ăn không đủ các thành viên trong gia đình. Con rể tôi đi làm ở công ty về, có khi chỉ ăn tạm một bát mì gói rồi lại tất tả đi làm nông nghiệp, ít có thời gian trò chuyện với bố mẹ”, ông Thảo cho biết.
Bên cạnh đó, ông Thảo cũng nói, do đã quen với phong tục mời chào tại VN, khi ngồi vào mâm cơm, người ít tuổi phải mời người lớn tuổi, con cái phải mời bố mẹ, hay khi ra khỏi nhà, các con phải chào bố mẹ. Nên khi sang Hàn Quốc, có lúc ông bị sốc. Ông kể: “Ở Hàn Quốc tôi không thấy có sự mời chào đó. Vì vậy lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên, sau này mới nghĩ mỗi quốc gia có phong tục tập quán khác nhau nên cũng quen dần, không để ý đến nữa”.
Đoàn Dự

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.176 giây.