logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/08/2019 lúc 10:05:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chẳng biết Tâm Kinh truyền đến cố quận mình tự bao giờ, Phật tử xứ mình hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc Tâm Kinh. Bản Tâm Kinh hai trăm sáu mươi chữ là cô đọng, là cốt tuỷ của bộ Kinh Bát Nhã sáu trăm quyển.
Người xứ mình ngày xưa thường uống thuốc Bắc, ắt ai cũng biết sắc thuốc Bắc từ một lít còn tám phân. Bản Tâm Kinh hai trăm sáu mươi chữ ấy cũng là tám phân tinh túy, cô đọng vậy! Chỉ hai trăm sáu mươi chữ mà vượt qua mọi phân tích, chia chẻ, giảng giải, bình luận…bằng ngôn ngữ của thế gian. Ai cũng tụng niệm thuộc lòng, càng tụng càng sảng khoái, càng lâng lâng ; càng đọc càng nồng cái mùi vị giải thoát khó mà dùng từ ngữ để diễn tả được. Ví như người ăn món ngon nhưng ngon thế nào, mỹ vị hương sắc ra sao thì chỉ người ấy biết, chỉ người ấy cảm nhận chứ đem lời diễn tả ngon cho người chưa ăn hay không ăn thì đành chịu thôi! Cũng như người hút thuốc phiện vậy, cảm giác thống khoái lâng lâng diệu ảo thế naò thì chỉ người hút biết, người không hút trọn không thể nào biết được!
 Mở đầu Tâm Kinh là lập tức “Quán tự taị”, quán cái gì mà tự tại? tại sao quán mới tự tại mà không quán thì không tự taị? Quán Tự Tại cũng là danh hiệu của bồ tát Quán Thế Âm  nhưng không chỉ riêng bồ tát Quán Thế Âm quán mới tự taị. Hễ ai quán thì cũng tự tại (tất nhiên không thể một sớm một chiều). Thế bồ tát là ai? Bồ tát là bậc hữu tình đã giác ngộ và cũng là bậc giác ngộ các hữu tình chúng sanh; phải thực hiện quán một cách sâu sắc và không ngừng nghỉ cái trí huệ Bát Nhã cho đến một lúc nào đó thì sẽ chiếu kiến, tức là thấy rõ ràng, hiểu một cách tường tận sâu sắc cho đến tận chân tơ kẽ tóc, thấy hết mọi sự thật, thật tướng của thân tâm và các pháp. Chiếu kiến như đèn pha soi, như ánh mặt trời rọi, như siêu kính hiển vi…Thấy năm uẩn (tức thân và tâm) đều là không (không này nếu không khéo sẽ rơi vào hư vô chủ nghĩa). Không không phải là không có mà là không có một cái ngã độc lập. Sắc tức là phần thân, là do các tế bào duyên sanh giả hợp mà thành; cái thân này là thế, vạn vật trên thế gian này đều là thế, không có một cái tự ngã mà tất cả do duyên hợp mà tạm gọi là có. Ví như ta gọi cái nhà, thật sự không có một cái độc lập nào để gọi là cái nhà mà cái nhà tạm gọi là thế vì so duyên hợp của: gạch, gỗ, cát, đá, xi măng, sắt, kiếng, công thợ… Rỗi bản thân mỗi món đó cũng là duyên hợp từ những nguyên tố mà thành. Cái nhà vì thế mà tạm có nhưng một mai hết duyên thì mọi thứ laị rời ra, tan hoại đi. Vì dùng trí huệ Bát Nhã để quán nên thấy rõ (chiếu kiến) bản chất thật sự của thân tâm nên Bồ tát (hay người quán) mà vượt qua những khổ đau, ách nạn của thế gian.
 Xá Lợi Tử tức ngài xá Lợi Phất, một bậc đaị trí huệ đệ nhất. Khi Phật gọi tên ngài tức là dụng ý đây là kinh khai ngộ đệ nhất vậy. Học Phật thì phải dùng trí huệ chứ không thể dùng cảm tình hoặc hành động bằng cảm tính; phải học quán chiếu tứ niệm xứ để biết rõ thân tâm, phải nắm vững Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, … phải học và tu đúng chánh pháp chứ không thể suốt ngày cứ réo gọi bồ tát cưú khổ cứu nạn, ban phước, cầu con, cầu tài, cầu lộc… Phật gọi Xá Lợi Phất tức cũng là gọi chính mỗi người chúng ta vậy!
 Tại sao sắc tức là không, sắc chẳng khác không? Sắc là phần vật chất, là sắc thân. Cái thân lồ lộ thế này sao bảo là không? Vì nó có là do duyên hợp các tế bào mà thành, nó không thật là có mà giả tạm là có, vì thế mới bảo nó chính là không, nó tức là không vậy. Cái thân (sắc) là giả hợp, là không thật có vậy thì: thọ, tưởng, hành, thức thật được sao? bởi thế mới nói: diệt phục như thị! tất cả đều như vậy cả!
 Các pháp vốn không có thật tướng, cái tướng hiện hữu vốn là giả tướng do duyên hợp mà thành, mà tạm có! Vì là giả hợp mà có nên cái sự sanh-diệt, tăng-giảm, dơ-sạch cũng không thể có được! đây là ba cặp đối đãi tiêu biểu của mọi tướng trạng, mọi pháp trong đời. Khi đã không thật có thân này thì thọ-tưởng-hành-thức ở đâu ra? vì thế mà không có cái gọi là sáu căn (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý), không có sáu căn thì làm thế nào để dính sáu trần( sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp) và vì thế mà cũng không có sáu thức nốt (vô nhãn- nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý). Bồ tát hay người quán chiếu trí huệ Bát Nhã hiểu rõ thật tướng nên tâm không có gì ngăn ngại hay sợ hãi cả! thật ra thì vốn đã không có gì ngăn ngaị, sợ hãi vì sắc chẳng khác không thì có gì để ngăn ngaị hay sợ hãi. Từ quán chiếu trí huệ Bát Nhã mà xa rời những điên đảo của thế gian này, những gì là điên đảo? là tài-sắc-danh-thực-thuỳ, là tham-sân-si,là tà kiến, tà tri, là chấp trước… các pháp nhiều bao nhiêu thì điên đảo cũng nhiều bấy nhiêu.
 Qúa khứ- hiện taị- vị lai chư Phật cũng đều từ quán chiếu trí huệ Bát Nhã mà thành, thành phật là thành gì? Là Tam Miệu Tam Bồ Đề, là giác ngộ , là thành chánh đẳng chánh giác, là không còn lậu hậu sanh-tử, là bậc phước-trí nhị nghiêm. Phật còn là Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Thế Tôn.
 Tiếng Tâm Kinh thì thầm vọng trong đất trời như làn sóng âm ba, thì thầm trong lòng người từ xa xưa cho đến hôm nay và sẽ mãi mãi mai sau. Bóng dáng Tâm Kinh như ánh trăng ảo diệu sáng lung linh soi sáng thế gian này. Trời người nghe mà lòng hoan hỷ và an lạc biết bao. Tâm Kinh lắng đọng trong lòng hay xuất phát từ trong thâm sâu của tâm mình thì gã du tử ấy không sao phân biệt được! Tâm Kinh là lời kinh chân thật của tâm Phật, tâm Bồ Tát, của chơn tâm. Phật và chúng sanh vốn đồng một thể ( Sanh Phật bất nhị) nhưng vì mê- ngộ nên sanh ra khác biệt, sanh ra trần thế - Niết Bàn. Phật- Bồ Tát quán chiếu trí huệ Bát Nhã mà vượt qua ngăn ngaị, khủng bố, mà chứng đắc Niết Bàn tịch tịnh nên vượt qua cả sinh tử luân hồi!
  Thế gian này vô thường, sanh-diệt trong từng sát-na, lẽ thịnh –suy vẫn liên tục quay vòng, cuộc bể dâu chưa hề dừng dứt. Có những chùa chiền, đền tháp, đá bia… đã tan hoaị, có biết bao công trình vật chất đã lụi tàn theo thời gian nhưng tiếng thì thầm của Tâm Kinh vẫn vang vọng truyền từ đời này sang đời khác. Hai mươi lăm thế kỷ trôi qua nhưng lời Tâm Kinh chưa hề dứt bao giờ! Tâm Kinh là tiếng lòng của chư Phật, của những người tin theo Phật. Tâm Kinh là tiếng lòng của những ai muốn liễu sanh thoát tử, muốn giải thoát khỏi những ràng buộc của thế gian này!
 Bồ Tát Quán Tự Taị nhờ quán chiếu mà tự taị. Ai quán thì người ấy tự taị.Ai quán thì người ấy là bồ tát quán tự taị cũng đồng một nhgĩa lý với: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành!
 Gã du tử trên đường tìm về nguồn cội ít nhiều cũng vâng lời Phật, ít nhiều cũng quán chiếu nhưng chưa tự taị, thiên hạ bao nhiêu người cũng ít nhiều quán chiếu nhưng chưa tự tại tại là làm sao? Vì dù rằng biết thân là giả hợp, là túi da thối nhưng vẫn chấp chặt trong lòng, bởi vậy còn chỗ nào trống để cho Tâm Kinh khởi dụng! ngũ dục vẫn còn ôm chưa buông hoặc giả chỉ buông hời hợt thì làm sao mà tự taị được đây?  Dù nghe tiếng thì thầm của Tâm Kinh nhưng vẫn mê mắt biếc, má đào… nên đường về còn xa diệu vợi. Đôi lúc lắng lòng tưởng đã buông nhưng  thật sự vẫn còn ràng buộc biết bao. Có những lúc hào tâm hứng chí khởi lên thì nói rằng thôi nhưng chẳng mấy chốc thôi rồi laị thôi, thế thì thôi rồi còn gì là quán mà ngưỡng vọng Tâm Kinh. Lời thì thầm của Tâm Kinh vẫn nghe  mà mắt biếc, má đào vẫn như ảo giác lung linh trong tâm thì biết rằng chưa thể nào “ vô quái ngaị, vô khủng bố” được! gã du tử tháng ngày nghe Tâm Kinh nhưng vẫn:
Thưa rằng chẳng đợi nhau đâu
Ngẩn  ngơ du  tử  từ  lâu  chửa   về
Cố công vun cội bồ đề
Naỳ em mắt biếc  có ngờ  gì không
(thơ TLTP)
 Bảo rằng không thì không phải lẽ, bảo rằng có thì laị như không,  bởi thế nên sắc vẫn tức là sắc, không vẫn tức là không! Nếu một mai thật sự sắc tức thị không, không tức thị sắc thì cần chi buông bỏ nữa, vì lúc ấy thì còn có gì để buông. Tháng ngày còn chưa buông đặng thì:
Em ở đâu vẫn tháng ngày mắt biếc
Áo hạ vàng bất tuyệt vấn vương tơ
Lời thì thầm đồng vọng hoá trang thơ
Tiếng Tâm Kinh hiện cung trời nguồn cội                                                      
(thơ TLTP)
 Đời vẫn xôn xao, em vẫn mắt biếc lung linh, tiếng lòng vẫn đồng vọng và lời thì thầm Tâm Kinh vẫn vang vọng giữa đời.
 

Ất Lăng thành, 6/2019
Du Tâm Lãng Tử
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.