logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2019 lúc 06:33:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhớ lại sáu bẩy chục năm về trước khi còn mài đũng quần ở Trường Tiểu học Hải Dương…

Có một trự cùng lớp lớn hơn vài tuổi đồng thời cũng to con, ngang tàng. Cả trường có một cái bàn ping pong, ai ghi danh trước được ưu tiên. Nhưng tên to xác thì bất chấp luật lệ. Khi nào đương sự muốn chơi thì cứ ngang nhiên đuổi mấy chú oắt con ra rìa rồi tỉnh bơ cùng bạn múa vợt, giao banh. Mấy nhóc tì hậm hực lủi thủi lảng xa… Đương sự còn thường xuyên chế giễu, quấy phá các nữ sinh nhỏ bé trong trường khiến cho nhiều em sợ hãi đến nỗi không dám đi học…
Đó phải chăng là tình trạng mà ngày nay xã hội cũng như gia đình, học đường đều hết sức lưu tâm: Con trẻ bắt nạt, hiếp đáp trẻ con mà tiếng Anh gọi là “Bullying.” Tình trạng này đang là vấn đề gây ra nhiều thảo luận, ngày một gia tăng, quá phổ biến, quá thường xuyên tại mọi quốc gia trên thế giới với hậu quả khôn lường.
Bullying được nhà tâm lý học Gia Nã Đại Debra Pepler định nghĩa là thái độ cố ý, đã được tính toán trước, có ác ý của một hoặc nhiều người với mục đích là thường xuyên gây thiệt hại cho người khác. Thái độ này có liên quan tới sự bất tương xứng về quyền uy và sức mạnh.
Trong khi đó, tác giả có nhiều kinh nghiệm về các vấn đề học đường Barbara Coloroso nhận định rằng “bullying” không phải là về sự tức giận hoặc bất đồng cần giải quyết mà là một sự khinh miệt mạnh mẽ đối với một người bị coi là vô giá trị, hèn hạ, không đáng tôn trọng. Kẻ chủ mưu tự cho mình có quyền làm tổn thương và kiểm soát kẻ yếu thế; không dung thứ sự khác biệt và có quyền tự do khai trừ, cấm cản, cô lập và tách riêng cá nhân đó với người khác. Do đó, học sinh nam nữ đồng tính thường chịu nhiều phá phách hơn.
Bullying có thể là bằng lời nói hoặc hành động như thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đấm đá, xô đẩy, nói móc, nhục mạ, châm biếm, chế diễu, nói xấu sau lưng, chiếm đoạt vật dụng tiền bạc, loại ra khỏi nhóm. Mới đây lại còn xuất hiện tệ nạn nhắn tin vu khống có ác ý qua email hoặc điện thoại di động, internet thậm chí có cả bullying tại sở làm…
Hành động ác ý này thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thời gian lâu khiến cho nạn nhân rơi vào tâm trạng hoang mang sợ hãi, ảnh hưởng tới học vấn, đời sống và tương quan xã hội. Trầm trọng hơn nữa là đã có rất nhiều trường hợp, nạn nhân không chịu đựng được với áp lực, đã kết liễu đời mình.
Chẳng hạn như trường hợp một bé trai 13 tuổi tại thành phố Houston đã tự sát bằng cách bắn vào đầu hồi Tháng Chín, 2010. Theo cha mẹ cháu, trong suốt thời gian hơn 2 năm trước đó, cháu liên tục bị vài người bạn bắt nạt, chọc ghẹo chế diễu về tôn giáo, về thân hình nhỏ bé, về khuynh hướng tính dục, quần áo giày dép của cháu. Cha mẹ đã thông báo cho nhà trường nhưng không có biện pháp nào được đưa ra để giải quyết sự hiếp đáp này. Nhà trường phủ nhận lời buộc tội. Tuy nhiên ngay sau sự việc đáng tiếc, ban giám đốc đã đưa ra kế hoạch phòng tránh trường hợp tương tự trong tương lai. Và các vị dân cử quốc hội tiểu bang Texas cũng lên tiếng thảo luận khả năng ban hành luật để đối phó với hành động xấu quá phổ biến này.
Một vài con số thống kê
Theo Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ thì hàng năm có 3.7 triệu trẻ em là tác giả hiếp đáp và 3.2 triệu trẻ em là nạn nhân.
Tonja R. Nansel và đồng sự cho hay là tại Hoa Kỳ có từ 15-20% học sinh là nạn nhân và 15-20% là tác giả.
Tiến sĩ Debra Pepler thấy rằng cứ mỗi 7 phút là một cháu bé tiểu học bị bạn chọc ghẹo hà hiếp tại sân trường.
Hiệp Hội Giáo Dục Hoa Kỳ cho biết mỗi ngày có 160,000 trẻ em tại quốc gia này không đi học vì sợ bị hăm dọa, tấn công bởi các học sinh khác.

Vài nét chung
Thường thường thì trẻ nam có hành động ngang ngược hiếp đáp người khác hơn là nữ;
-Nam thường bị nam hiếp đáp nhiều hơn còn nữ thì bị cả nam lẫn nữ phá phách;
-Hiếp đáp ở nam thì rõ ràng bằng sức mạnh; với nữ thì kín đáo nhưng thâm độc, thường hay bị rỉ tai nói xấu, chọc quê, “xí nó ra, đừng chơi với nó” hoặc nam giới cợt nhả chọc ghẹo “sao em dễ thương, đáng yêu, sexy…”
-Bắt nạt bằng thượng cẳng chân hạ cẳng tay (nam) hoặc lời nói (nữ).
-Trẻ em tật nguyền, khó khăn dễ trở thành nạn nhân hơn là các em khỏe mạnh, bình thường;
-Bắt nạt thể xác nhiều nhất ở tiểu học, tăng trên trung học rồi giảm khi vào đại học.
-Bullying thường xảy ra ở trường học hoặc quanh trường, nhất là chỗ vắng bóng người lớn như sân chơi, hành lang, nhà ăn, trong lớp trước giờ học.
-Bắt nạt bằng lời nói thì đều đều xảy ra… có khi tới già
Lưu ý là nếu hai người thân mật khích bác nhau hoặc cùng có sức mạnh mà gây lộn uýnh nhau thì không phải là bullying.
Chân dung kẻ bắt nạt
Tác giả của bullying có một số đặc tính như sau:
-Luôn luôn muốn kiềm chế kẻ khác;
-Tự cho mình mạnh, có bản lãnh, dễ dàng có chân tay vây cánh;
-To con, tự đắc ngang tàng; coi đối tượng như yếu đuối và mình có quyền quấy phá, kiềm chế;
-Thường hay có hành động cứng ngắc, ám ảnh;
-Đã từng bị bắt nạt;
-Bất mãn buồn bực về chuyện gì đó ở trường;
-Có những hành động bốc đồng, dễ bực mình, hay gây gổ;
-Vô cảm đối với kẻ nhỏ bé, yếu thế;
-Bướng bỉnh, có khó khăn tuân theo cương kỷ;
-Coi bạo lực là hành động tích cực để bảo vệ uy tín, hình ảnh của mình;
-Xuất thân từ gia đình có vài đặc tính khác thường như thiếu thương yêu, cha mẹ quá buông thả không biết con cái làm gì, ở đâu hoặc quá cứng rắn, nhiều bạo lực.
-Hung nhân thường bào chữa hành động của mình với một số lý do như vì thấy người khác làm vậy thì làm theo; rằng đó là cách để gia nhập phe nhóm mà mình thích hoặc cảm thấy oai mạnh hơn khi hiếp đáp kẻ khác.
Với thời gian, các cháu này sẽ trở nên các phần tử bất hảo trong xã hội, học hành dở dang, luôn luôn gây gổ, đánh nhau, nghiện rượu, hút thuốc, trộm cắp vặt
Nạn nhân
-Các cháu thường nhỏ con, ít tuổi;
-Không có bạn thân ở trường;
-Nếu là nam thường hay yếu sức không tự vệ được;
-Rụt rè nhút nhát; nhạy cảm, thu mình;
-Mất dần bạn bè vì bị cho là kém cỏi, không đối phó được với kẻ ác hoặc tránh xa để không bị phá phách lây
Lớn lên dễ bị trầm cảm, bất an, không vui, đôi khi chán sống, nghĩ tới tự kết liễu đời mình. Các cháu cũng cảm thấy thoải mái hơn với người lớn tuổi so với bạn cùng lứa.
Nét chung: cả hai đều bỏ học và đều có những hành vi phạm pháp.
Người ngoài cuộc (bystander)
Trẻ em ngoài cuộc chứng kiến cảnh hiếp đáp cũng bị ảnh hưởng bởi bullying với cảm giác sợ hãi, không thoải mái, bất lực, không dám bênh vực nạn nhân, không dám tố cáo thủ phạm sợ bị gán cho là chó săn, chỉ điểm, bẻm mép. Nếu có ý định hỗ trợ kẻ yếu thì chờ sau khi kẻ mạnh khuất mặt
Dấu hiệu báo động
-Trẻ đi học về với quần áo xốc xếch, nhàu nát, mất khuy; kéo lê cặp sách, mất vật dụng cá nhân…
-Thương tích bầm trầy da chẩy máu mà không giải thích tại sao;
-Tỏ vẻ không muốn đi học, không muốn đi xe chuyên chở học sinh của trường,
– Xa lánh nhóm họp bạn bè, tránh đi học trên con đường thường lệ;
-Bất ngờ học kém, điểm thấp, chểnh mảng bài vở,
-Buồn khóc lóc khi đi học về;
-Hay than phiền nhức đầu đau bụng mệt mỏi vu vơ để khỏi phải đến trường;
-Ngủ khó khăn kèm theo ác mộng;
-Ít ăn kém khẩu vị.
Đối phó
-Đừng phản ứng bằng sức mạnh vì mình thường kém sức đối phương, có thể đưa tới thương tích trầm trọng.
-Đừng tỏ vẻ giận dữ vì đó là chủ đích của đối phương để tiếp tục chọc tức, kiểm soát tâm trạng của mình.
-Bình tĩnh cương quyết làm chủ tình hình nói vào mặt đối phương là hãy chấm dứt hành động côn đồ, tôi không chấp nhận hành vi của anh/chị.
-Không nên nghĩ là mình tự giải quyết được khó khăn mà nên tìm kiếm giúp đỡ.
-Kể rõ sự tình cho thầy cô, bạn bè, cha mẹ;
-Nhớ là khi có người lớn can thiệp thì bullying chấm dứt;
-Tạo thêm bạn tốt để được hỗ trợ ở trường;
-Tránh vãng lai nơi vắng bóng người lớn;
-Không mạng vật quý giá tới trường.
Vai trò cha mẹ
-Chăm chú nghe khi con kể lại nội vụ. Hỏi thêm chi tiết
-Khi thấy dấu hiệu con bị phá phách, cần lưu ý giải quyết ngay. Nhiều người vô tình bỏ qua, cho là chuyện chọc ghẹo giữa con nít với nhau, lớn lên sẽ hết.
-Nếu chỉ là chọc ghẹo nhỏ, để nhà trường giải quyết
-Nếu trầm trọng, cần cho cảnh sát hay ngay. Nên ghi rõ chi tiết với nhân chứng, hình ảnh. Viết thư trình bầy sự việc với ban giám đốc nhà trường, hội đồng giáo dục, đại diện dân cử, truyền thông báo chí, nếu cần cho luật sư riêng hay tự sự.
-Giúp con tạo thêm bạn mới;
-Khuyến khích con tập thể dục thể thao để tăng tự tin, quả cảm;
-Hàng ngày thăm hỏi con xem có gì lạ trong các sinh hoạt của chúng ở trường.
Đôi lời về Cyberbullying
Hiếp đáp nhau qua internet cũng đang quá phổ biến trên mạng truyền thông điện tử. Đó là Cyber Bullying.
Số người lớn trẻ em sử dụng máy vi tính ngày một gia tăng. Để học hỏi, để làm việc kiếm kế sinh nhai cũng như để giao thiệp thân hữu, mở rộng kiến thức. Nhưng internet cũng là nơi mà sự ức hiếp, xàm ngôn thường xảy ra.
Được coi như Cyberbullying khi một người hoặc nhóm người dùng internet để gửi các messages thô bỉ, tục tằn, đe dọa người khác; phát tán các tin tức nhậy cảm, riêng tư; mạo danh một người nào đó để nhục mạ cá nhân…
Một thống kê bên Canada cho hay là 58% học sinh đã dùng internet để hiếp đáp các em khác và 53% các cháu cho biết đã từng là nạn nhân của hiếp đáp qua kỹ thuật truyền thông.
Sự hiếp đáp này còn nguy hại hơn hiếp đáp đối diện, trực tiếp. Người với người chỉ khi nào gặp nhau, còn qua internet thì bất cứ lúc nào, ngày cũng như đêm. Chỉ cần gõ vào bàn phím một lúc là ra một mớ những lời có thể sưởi ấm lòng nhau nhưng cũng có những dòng chữ có thể gây tổn thương mọi mặt cho nhau.
Kết luận
Nhà tâm lý học Dan Olweus có ý kiến là “Bullying đầu độc môi trường học vấn và ảnh hưởng tới sự học hỏi của tất cả trẻ em”.
Bullying cần được coi như vấn đề quan trọng của xã hội. Đã có vô số cháu bé bị tổn thương cả về thế chất lẫn tinh thần thậm chí sinh mạng, chỉ vì bullying.
Xin mọi người cùng chung sức giải quyết.
Kể cả bullying lẫn nhau trên internet, email, cell phone.

Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.