logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 07/09/2019 lúc 09:38:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đoạn đường thỉnh kinh
 
Đường Huyền Trang dẫn ba đệ tử
Đi Tây Trúc thỉnh kinh
Chuyến đi xuyên sơn
Qua sông qua suối gập ghềnh
Trải qua lớp lớp nạn tai
Gặp trùng trùng yêu quái
Đoàn lữ hành bền dạ bền gan
Suốt đường dài vạn dặm gian nan
Diễn viên tài năng là Lục Tiểu Linh Đồng
Thủ vai chính Tôn Ngộ Không
Chúa động Hoa Quả Sơn
Một thuở náo Thiên cung
Sau hối cải
Vâng lời Phật phò Đường Tam Tạng
Đi Tây Trúc thỉnh kinh nguyên bản
Về Trung Nguyên truyền lại nhân gian
Hai tiểu đệ là Sa Tăng –Bát Giới
Ba đệ huynh đồng hội đồng thuyền
Phò sư phụ trên đường vạn lý
Trong vai diễn
Cả ba là huynh đệ
Ngoài đời thường họ là bạn tâm giao
Buổi diển vừa xong
Họ là bạn vườn đào
Khi ăn uống lúc vui chơi họ vẫn vái chào huynh đệ
Hoàn tất cuốn phim
Họ chia tay mỗi người mỗi lối
Người đóng vai Trư Bát Giới
Một hôm lâm bịnh nặng
Gọi điện thoại hàng ngày xin gặp sư huynh
Lục Tiểu Linh Đồng còn đang bận đóng phim
Về không kịp gặp người em kết nghĩa
Trư Bát Giới mê man trong bịnh viện
Thều thào nhắn lời từ giã sư huynh
Hẹn gặp nhau lần nữa kiếp lai sinh
Lục Tiểu Linh Đồng về đến Bắc Kinh
Chỉ kịp đưa tiễn lão Trư ra nghĩa trang hiu quạnh
Cũng bùi ngùi nửa thực nửa hư
Đường thỉnh kinh dẫn đến kinh sư
Nước nhỏ Tây Lương nữ quốc
Cô Nữ vương gặp Tam Tạng lần đầu
Yêu say đắm nhà sư phong độ
Trằn trọc thâu đêm ngày ngày nhung nhớ
Cậy nữ quan mai mối se duyên
Đường Huyền Trang một dạ một niềm
Đúng bậc chân tu lòng không lay chuyển
Tôn Hành Giả bày mưu kế hiến
Thầy cứ giả vờ kết mối lương duyên
Nhờ Nữ vương đưa tiễn ngoài biên
Rồi từ chối giữa đường ranh lân quốc
Nữ vương cuối cùng đành lau nước mắt
Để người yêu trong mộng đi luôn
Vai diển vừa xong
Nữ vương trở lại đời thường
Mang hình bóng người thương trong mộng
Rồi từ đấy một mình một bóng
Nàng diển viên từ giã phim trường
Sống hiu quạnh một mình trong căn phòng nhỏ
Chờ đợi mỏi mòn
Nhà sư đi Tây trúc thỉnh kinh
Mỗi sáng đến chùa nghe tiếng mỏ tiếng chuông
Cho đến hôm nay tuổi cũng quá lục tuần
Vẫn chờ đợi người thỉnh kinh năm ấy
Hư cũng là hư
Mà thực như là thực
Trộn lẫn vào nhau trong cõi vô thường
Ai đã một lần vào bóng tối mù sương
Giống như gỡ một cuồn chỉ rối …

Hồ Thanh Nhã
                 
  
Hành trình đi thỉnh kinh của nhà sư Đường Huyền Trang

Đường Huyền Trang ( 595-664 ) là một vị cao tăng đời Đường, tên thật là Trần Huy  ( có sách gọi là Trần Vĩ ), đi tu từ thuở nhỏ. Ngoài ra Ngài được vua Đường Thái Tôn nhận làm em, cho mang họ hoàng tộc nên thiên hạ gọi Ngài là Đường tăng hay Đường Tam Tạng vì Ngài còn thông hiểu 3 Tạng kinh là  Kinh Tạng (Sutra ), Luật Tạng (Vinaya ) và Luận Tạng ( Abhidharma ). Lúc đó Phật Giáo đã lan truyền đến Trung Hoa từ lâu. Đường Huyền Trang nhận thấy những kinh sách nầy nguyên bản bằng tiếng Phạn do các thương nhân mang về qua những chuyến buôn bán đến các nước vùng Trung Á. Kinh sách được in ấn từ nhiều nước khác nhau, bản dịch ra tiếng Trung Quốc cũng không đồng nhất, nhiều đoạn có nghi vấn không biết tra cứu ở đâu. Vì những lý do trên nên nhà sư Trần Huyền Trang quyết định đích thân đi Tây Trúc thỉnh kinh sách nguyên bản vế Trung Quốc dịch lại. Ý định trên được vua Đường Thái Tôn và các quan lại trong triều hoan nghinh vì họ cũng có những nghi vấn tương tự nhà sư Trần Huyền Trang.
 
Vua Đường triệu Huyền Trang vào triều, phong nhà sư làm ngự đệ, cho mang họ hoàng tộc tức Đường Huyền Trang. Ngoài ra nhà vua còn cấp lộ phí và Quốc thư cho nhà sư mang theo trình cho các nước duyệt khán trên đường đi.  Năm 628 nhà sư Đường Huyền Trang một người một ngựa men theo con đường tơ lụa mải miết đi về hướng Tây tầm sư học đạo. Ngẩm nghĩ lại chắc nhà sư không thể đi một mình, ít ra cũng phải có vài ba người tùy tùng đồng hành để khuân vác hành lý, lương thực, nấu nướng, tạp dịch … trên đường đi hàng vạn  dặm xa. Chuyện nầy xét ra hợp lý hơn là chuyện về 3 đệ tử thần thông biến hóa của Đường tăng là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng,  mà nhà văn Ngô Thừa Ân vào giữa  thế kỷ thứ 16 dưới triều nhà Minh  hư cấu thành bộ truyện Tây Du Ký. Nhưng điều chắc chắn là đám tùy tùng nầy phải có sức mạnh hoặc giỏi võ nghệ mới có thể theo bảo vệ nhà sư trên đường dài đầy bất trắc, trộm cướp. . giống như một toán bảo tiêu.  
 
Vua Đường phái đi thỉnh kinh xa, chắc phải nghĩ đến chuyện an ninh lộ trình cho  nhà sư. Đường Huyền Trang đã đi trên 5 vạn dặm đường, vượt qua bao nhiêu ngọn núi cao, sông dài, thác ghềnh, sa mạc …vô cùng gian khổ. Cuộc hành trình kéo dài trên 2 năm trời, vượt qua các nước như : Mông Cổ, Tây Vực ( tức Tân Cương ), Thổ Nhỉ Kỳ, Afghanistan. .mới tới được Ấn Độ. Đi tới đâu Ngài cũng tìm cách thuyết giảng Phật pháp. Nhờ vậy phong trào Phật giáo vùng Trung Á có cơ hội phát triễn. Trong bộ ký Đại Đường Tây Vực Ký , nhà sư có kể về 2 pho tượng Phật điêu khắc trên núi đá vào thế kỷ thứ 6 ở Afghanistan . Sau nầy 2 pho tượng nầy đã bị phong trào Hồi giáo cuồng tín  Taliban phá hoại, nay đang được Liên Hiệp Quốc phục chế lại.


Tới Ấn Độ, Đường Huyền Trang tìm đến Phật học viện Nalanda để học kinh kệ và được vị cao tăng tại đó  là Giới Hiền đại sư nhận làm đệ tử và tu học ở học viện nầy nhiều năm sau đó. Đến khi thấy việc tu học đã viên mản, sư Trần Huyền Trang xin sư phụ cho trở về Trung Quốc . Có nghĩa là từ khi ra khỏi nước và đến khi Ngài trở về là 17 năm trời. Khi ra đi, Ngài mới có  33 tuổi và khi trở về Ngài được 50 tuổi. Lúc trở về Ngài mang theo 657 bộ kinh nguyên bản bằng chữ Phạn. Đường Huyền Trang đã để lại hậu thế một tập sử liệu quý giá là tập Đại Đường Tây Vực ký gồm 12 quyển. Trong bộ bút ký nầy Đường Huyền Trang kể lại tỉ mỉ về địa lý, lịch sử xã hội, tập quán, tình hình Phật giáo của 110 nước lớn nhỏ mà Ngài đã đi qua. Đây là một bộ sử liệu quan trọng về các nước Trung Á và Ấn Độ thời cổ xưa. Bộ ký nầy còn là kim chỉ Nam sau nầy  cho các  đoàn thương nhân từ Trung Quốc đến Ấn Độ dọc theo con đường tơ lụa.
 
Về đến Trung Quốc, Ngài được vua Đường Thái Tôn đón tiếp trọng thể và lưu lại kinh đô để lo dịch thuật các bộ kinh mang về. Trong ngày tái ngộ giữa vua Đường và nhà sư trở về từ Tây Trúc, nhà vua đã xa giá ra khỏi kinh đô Tràng An 10 dặm để chở đón Đường tăng và đoàn lạc đà chở kinh trở về. Điều đó nói lên sự trọng vọng của nhà vua đối với Đường tăng và thành quả sau chuyến thỉnh kinh của Ngài . Cuộc gặp gở giữa 2 con người xuất chúng đó diển ra ở một trạm quán bên đường với nghi thức rất long trọng của triều đình. Một bên là vị vua anh hùng xuất chúng đã lừng lẩy chiến chinh thống nhất thiên hạ sau mấy chục năm dài loạn lạc cuối đời vua nhà Tùy. Còn một bên là một nhà sư dành trọn đời cho đạo pháp, kiên gan bền chí vượt qua 5 vạn dăm đường đầy khó khăn, nguy hiểm, đem về nước trọn vẹn tinh hoa Phật pháp để phổ độ chúng sanh. Thật là một cuộc gặp gỡ còn để lại tiếng thơm cho lịch sử văn hóa Phật giáo Trung Hoa cho mãi đến tận ngày nay, hậu thế vẫn còn nhớ ơn 2 người kiệt xuất nầy.
 
Ở lại một ngôi chùa lớn ở kinh đô, Đường Huyền Trang đã dành trọn quảng đời còn lại để lo việc dịch thuật kinh kệ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Cứ xem bộ Bát Nhã bằng chữ Phạn mà Ngài tóm lược gọn lại thành Bát Nhã Tâm Kinh với 260 chữ chứa đựng hết ý cốt lõi của toàn bô 6 trăm quyển  kinh nguyên bản, mới thấy tài trí siêu việt về Phật học của sư Đường Huyền Trang. Cũng nhờ Tâm kinh nầy, nhiều đệ tử Thiền học sau nầy đã ngộ đạo. Thật đúng là một tinh hoa bậc nhất của Phật Giáo Trung Quốc vậy.  Ngài mất năm 664 hưởng thọ 69 tuổi. Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài kinh sách đồ sộ. Cũng nhờ công đức của Ngài mà Phật Giáo đời Đường trở thành cực thịnh và lan truyền sang các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam …
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.