logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/09/2019 lúc 11:46:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Yên Tử vào xuân, cánh hoa đào bay phới phới giữa ngàn xanh, cánh rụng trên thảm cỏ, cánh vướng cành thông… Không gian như mới mở ra một cảnh sắc tươi thắm lạ lùng, dầu rằng không biết mấy ngàn xuân qua vẫn thế! Dưới chân núi từng nhóm má hồng cùng bọn lục lang trẩy hội, chúng trêu đùa gọi nhau í ới vang động một góc núi rừng. Dọc hai bên đường những quán xá mọc lên đón khách, thịt thú rừng treo lủng lẳng trông thật phản cảm ở một nơi mệnh danh đất thiêng. Trong quán đầy thực khách, những kẻ phàm ăn tục uống. chúng nhồm nhoàm rượu thịt, tiếng cụng ly, chạm bát nghe chát chúa; tiếng nhừa nhựa của đàn ông, tiếng the thé của đàn bà…Chúng muốn phô phang cho cả thế giới biết chúng là ai vậy!thật vô ích vì ai nhìn vào cũng thừa biết cơ mà! Cuối góc quán có một gã trai trẻ ngồi một mình với bầu rượu và dĩa mì xào. Gã trầm ngâm mơ màng như thể xung quanh không có ai vậy, giữa bao huyên náo mà gã như chẳng nghe gì.Thỉnh thoảng gã tợp một tí rượu từ cái nậm rượu của mình. Nhiều kẻ liếc xéo gã rồi buông lời:
“Chắc thất tình?”
“Đồ gàn dở ấy mà!” kẻ khác laị dè biểu
Nói rồi cười hô hố và tiếp tục nâng bát xì xụp húp.
Chừng như nậm rượu cạn, gã tính tiền rồi ra đi, hoà vào dòng người leo núi. Một đám con gái xuân thì trêu gã:
“Du xuân mà sao chàng buồn thế?”
 “Ta có buồn gì đâu?” gã trả lời
 “Thế sao đi một mình? Hãy nhập bọn với chúng em!” bọn con gái vẫn trêu
Gã bảo:
“Đa tạ tấm lòng chiếu cố của các cô, nhưng tôi thích đi một mình hơn!”
Bọn con gái ra điều tiếc rẽ, chúng kéo đi mà còn oang oang như thể nhắn nhe với gã
“Người đâu đẹp trai thanh tú, thế mà laị…”
Chúng bỏ dở câu nói nhưng gã hiểu ý họ muốn nói gì, nghe thì nghe nhưng như gió thoảng qua tai. Gã chẳng bận tâm, trong lòng gã còn có mối quan tâm khác lớn hơn, cũng vì vậy mà gã quyết định leo Yên Tử một mình. Càng lên cao bước chân càng nặng hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Khí trời mùa xuân còn lạnh thế mà lưng áo đã chừng như thấm mồ hôi. Rễ tùng bách bò ngoằn nghèo chằng chịt như những con rắn khổng lồ. Gã leo núi chẳng phải trẩy hội xuân mà là để tìm lão sư, người mà năm xưa trong một lần tình cờ diện kiến ở ngôi chùa quê.
Năm ấy cũng vào xuân, gã lên chùa lễ. Gặp lão sư, gã bái kiến và định tham vấn những thắc mắc thì lão sư chận laị ngay:
“Ngươi lên chùa cầu gì?”
“Thưa lão sư, con chẳng cầu gì.” Gã trả lời
“Vậy ngươi lên đây làm gì?” Lão sư hỏi
“Thưa, con lên đây học Phật Pháp.” Gã đáp
“Học làm người chưa mà muốn học Phật? lão sư vấn
“Thưa lão sư, dẫu chưa tốt nhưng cũng trọn phận người.” gã nói
“Học Phật, thế ngươi muốn học gì?”
“Thưa lão sư, người có gì thì dạy con thứ ấy.”
“Ta có cả nhưng ngươi kham nổi không?”
“Thưa lão sư, không nổi cũng ráng kham”
“Thế thì không được! ở đây không có chỗ miễn cưỡng.”
“Thưa lão sư, không miễn cưỡng mà là tinh tấn.”
“Sắc tức thị không, vậy ngươi lấy gì để học?”
“Không tức thị sắc, lấy tâm mà học.”
“Thế tâm ngươi đâu?”
“Thưa lão sư, sắc tức thị không.”
“Thế Tôn bốn mươi chín năm nói pháp, cuối cùng tuyên bố ta có nói gì đâu! Vậy lấy gì dạy ngươi?”
“Thưa lão sư, học cái muôn loài vốn biết mà mê.”
Lão sư đứng dậy nhìn thẳng mắt gã, vỗ vai:
“Thằng oắt con, mồm mép biến báo nhưng khả dĩ học đạo được. Ngươi có chỗ để thọ và có cái cần buông, ngặt một nỗi nặng nghiệp trăng hoa... tiếc lắm thay!”
Gã sụp lạy xin bái lão sư làm sư phụ. Lão sư gật đầu hứa khả nhưng bảo:
“Mùa xuân Nhâm Tý lên Yên Tử gặp ta.”
“Thưa sư phụ, con còn chưa biết pháp danh của sư phụ vả laị Yên Tử mênh mông con biết tìm đâu? Gã thắc mắc
“Ngươi không phải bận tâm việc đó, cứ lên Yên Tử, đến am Vân Mộng hỏi Thanh Nguyệt du tăng thì ắt gặp. Ta với ngươi có duyên đạo với nhau, hôm nay chưa thể nói hết những gì cần nói!” Lão sư bảo
Gã trở về, ngày tháng qua mau như nước chảy hoa rơi; việc mưu sinh làm gã quên bẵng chuyện ở chùa hôm ấy. Khi tết cận kề thì gã laị nhớ lời lão sư. Gã quyết định nghỉ việc và sửa soạn hành trang ra giêng sẽ lên Yên Tử
Dòng người trẩy hội xuân đông quá, nam thanh nữ tú, cụ ông cụ bà, nhiều vị khoác aó tăng sĩ hoà lẫn vào trong ấy.Quá ngọ thì gã tới đỉnh, người lăng xăng ngắm nghía, chụp hình và trầm trồ:
 “Đẹp quá, như bồng lai tiên cảnh.”
Kẻ khác thì bảo:
“Đất Phật có khác!”
Tìm vào Vân Mộng am, còn đang ngẩn ngơ thì một tăng nhân ra chào và hỏi:
“Xin hỏi thí chủ có phải Thanh Vân du sĩ?”
Gã thưa phải tức thì vị tăng ấy đưa gã đi ngay, qua khỏi am một quãng đường là tới vườn thông xanh biếc. Giữa vườn có nhiều ngôi tháp rêu phong hiện rõ hình hài tháng năm, đặc biệt có một ngôi tháp có vẻ còn mới nhưng rêu cũng kịp xanh xanh trên mái. Tăng nhân chỉ vào ngôi thấp ấy, nhìn thấy toàn chữ Nho. Gã lõm bõm đọc được hàng chữ to ở chính giữa:
“Thanh Nguyệt du tăng chi mộ.”
Gã sụp xuống qùy lạy, mắt ngấn lệ, miệng chỉ thốt lên được hai tiếng:
“Sư phụ!”
Chiều về am, vị tăng nhân trao cho gã một cái tráp và bảo:
“Đây là di cảo của lão tăng, người căn dặn trao cho thí chủ khi nào thí chủ đến đây! Tôi đã chờ ba năm ở đây, hôm nay xin trao laị.”
Gã đón nhận và cảm ơn vị tăng, mở tráp ra thì có mươi cuốn tập viết tay, một chiếc áo cà sa và một phong thư. Gã cầm lấy phong thư đọc:
“Thanh Vân du sĩ con!

Ta biết con sẽ đến nhưng ta phải đi rồi! Chúng ta có duyên nhưng không nhất định phải gặp nhau. Ta biết con không thể xuất gia được, ít ra là ở kiếp này! nhưng con có thể học đạo được! năm xưa Thế Tôn dạy: “Thắp đuốc lên mà đi, lấy giáo giới làm thầy!..” Ta có một chút ưu tư: Liệu con có buông được hay không? Tâm con nặng sắc dục, tơ tưởng trăng hoa, mấu chốt là ở chỗ này! học đạo được hay không cũng từ đây, Buông cũng ở điểm này! Ta vẫn hy vọng ở con, học đạo quan trọng ở thực hành, áp dụngnhững lời dạy vào thực tế chứ không phải để nói suông, khoe chữ! Thời gian của ta đã hết nên không thể chờ đợi gặp con được. Ta đi rôì, nếu con cứ y giáo phụng hành thì cũng như có ta bên cạnh vậy! Học đạo dù là xuất gia hay tại gia cũng đều là đi ngược dòng. Mình phải buông bỏ những cái mà người đời ôm vào. Mình phải giữ vững thanh quy, những thứ mà người đời buông bỏ. Đời hôm nay, đạo pháp suy vi, giới luật tuỳ tiện phá bỏ và nguỵ biện bằng chữ “phương tiện”. Trang thư naỳ không thể nói hết ý, con về đọc những gì ta trao cho con thì sẽ hiểu thêm và cứ thế mà học theo. Chiếc áo Cà sa như một tín vật, mỗi khi lòng lung lay thì nhìn thấy để mà tự sách tấn bản thân!
Ta luôn hy vọng ở con
Thanh Nguyệt du tăng lão sư
Vân Mộng am”
Cầm tờ thư mà ngấn lệ long lanh, trong am đèn bạch lạp cháy lung linh soi bài vị lão sư. Gã lạy tạ trước linh vị lão sư xong bước ra ngoài, cánh hoa đào bay chấp chới, xa xa ngôi tháp thấp thoáng giữa màu xanh bất tận của vườn thông.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.