logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2019 lúc 10:28:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong tiếng Việt có hai chữ thường hay đi đôi với nhau: ăn và mặc. Đây có lẽ là hai thứ nhu cầu căn bản và thiết yếu nhất trong cuộc sống của con người, thiếu một trong hai thứ ấy có nghĩa là cuộc sống của chúng ta đang có vấn đề. Thế nên, để nói ai đó đang gặp cuộc sống nghèo khổ, người Việt không cần phải nói toạc ra mà chỉ cần bóng gió “ăn không đủ no, mặc không đủ ấm” thì ai cũng hiểu.
Thiết nghĩ trong hai thứ ấy, ăn là nhu cầu thiết yếu hơn cả. Người ta phải lo miếng ăn trước xong mới lo tới cái mặc. Nhưng khi đã có cả hai thứ rồi, và hơn nữa được “ăn ngon, mặc đẹp”, người ta sẽ chăm lo tới cái mặc nhiều hơn là vì cho dù có được ăn ngon đến mấy thì cũng chỉ đầy một bụng rồi ngưng chứ không thể ăn cố thêm được nữa. Nhưng cái mặc thì không bao giờ là đủ cả, nhất là mặc đẹp thì phải làm thế nào để đẹp hơn nữa. Mặc một chiếc áo vài lần là người ta bắt đầu thấy chán và phải đi mua một chiếc có màu khác, kiểu khác để thay thế. Vậy người ta làm gì với chiếc áo cũ kia? Thưa, có nhiều khả năng nó sẽ bị vất vào thùng rác, và đây chính là điều đang làm các nhà bảo vệ môi trường phải lo lắng.
Mỗi ngày trên thế giới có hàng triệu triệu người mua sắm quần áo nhưng có lẽ chẳng mấy ai chịu suy nghĩ dù chỉ một chút xíu thôi về hậu quả của việc mua sắm đó. Với riêng người Mỹ, mức độ mua sắm quần áo hiện nay nhiều hơn gấp năm lần so với năm 1980. Theo công ty Rent the Runway, năm 2018, tính trung bình mỗi người Mỹ mua khoảng 68 chiếc quần và áo mỗi năm. Một cuộc nghiên cứu năm 2015 được thực hiện bởi tổ chức thiện nguyện Barnado’s của Anh Quốc, trung bình mỗi chiếc quần hoặc áo được mặc chỉ bảy lần trước khi người ta quăng nó đi. Thật là phí phạm!
Các chuyên gia tiên đoán dân số thể giới sẽ tăng lên 8.5 tỷ vào năm 2030 và tổng sản lượng (GDP) bình quân đầu người sẽ tăng khoảng 2% một năm tại những quốc gia đã phát triển và 4% tại các quốc gia đang phát triển. Nếu những ước tính này đúng và nhân loại không chịu thay đổi thói quen tiêu thụ, thế giới nói chung sẽ mua thêm 63% số lượng quần áo mặc – nghĩa là tăng từ 62 triệu tấn một năm như hiện nay lên 102 triệu.
Các nhà sản xuất và kinh doanh may mặc sẽ tạo đủ mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tại các phi trường, hành khách trên đường tới cổng vào phi cơ vẫn có thể dừng lại ở một cửa tiệm nào đó để sắm cho họ một bộ đồ mới tinh. Ở Tokyo, khác hàng có thể đặt mua một bộ com lê đúng cỡ từ một máy bán hàng tự động. Thích một bộ đồ nào đó trên trang mạng xã hội ư? Nhấp chuột một cái và bộ đồ đó thuộc về mình. Bước chân vô một tiệm thời trang, khách hàng sẽ được tha hồ lựa chọn đủ mọi kiểu quần áo được thiết kế thích hợp cho mọi lứa tuổi. Giá cả rất nhẹ. Và khách hàng được chiều chuộng hết mình đến nỗi quên mất điều căn bản khi đi mua sắm là xem những quần áo đó có tốt bền hay không hoặc tự hỏi xem mình có thật sự cần thêm chiếc áo hay chiếc váy đó nữa hay không.
Tiêu thụ bừa bãi tới mức đó là hết nói.
Kể từ khi nhân loại phát minh ra chiếc máy dệt cách đây hơn hai thế kỷ trước, thời trang thường bị xem là một ngành kinh doanh bẩn thỉu và vô đạo, khai thác tối đa sức lao động của con người cũng như tài nguyên trên trái đất. Do lòng tham cùng với sự cấu kết của các nhóm tài phiệt, nhiều khi người ta nhắm mắt làm ngơ không thèm xem xét tới khía cạnh nhân quyền và luật lệ bảo vệ người lao động mà chỉ biết tới lợi nhuận cho công ty và cho cá nhân.
Theo Cục Thống kê Lao động, cho đến cuối thập niên 1970, nước Mỹ sản xuất ít nhất 70% quần áo mặc mà người Mỹ đã mua. Nhưng đến cuối thập niên 1980, một loại kỹ nghệ mới xuất hiện: “thời trang nhái” (fast fashion) – với những loại quần áo kiểu cọ hợp thời trang, rẻ tiền, được sản xuất thật nhiều, thật nhanh tại những nhà máy làm theo công khoán và được đưa tới bán tại hàng ngàn hệ thống các cửa hàng bán lẻ khắp nơi trên thế giới.
Thời trang nhái sao chụp lại rất nhiều kiểu mẫu thiết kế từ những chương trình trình diễn thời trang lớn. Bất cứ khi nào có trình diễn thời trang thì hình ảnh những kiểu mẫu quần áo của buổi trình diễn ngay sau đó được đưa lên các trang mạng xã hội, và các nhóm thời trang nhái rà xét các hình ảnh đó rồi chú ý tới những kiểu mẫu thời trang nào được cư dân mạng chấm điểm thích nhiều nhất – một thứ nghiên cứu thị trường cấp tốc hoàn toàn miễn phí – và sau đó họ chọn ra những kiểu mẫu nào họ muốn nhái, rồi thay đổi cho khác đôi chút và kế đến là sản xuất hàng loạt với giá rẻ mạt.
Để giữ cho giá thành thấp, thời trang nhái bắt buộc phải cắt giảm chi phí sản xuất – và nơi mà lương nhân công rẻ nhất chính là ở những quốc gia nghèo nhất. Và đương nhiên điều này cũng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhân công ở những quốc gia giàu có hơn bị ảnh hưởng trước hết. Năm 1991, Cục Thống kê Lao động cho biết 56.2% tất cả số quần áo mua trong nội địa Hoa Kỳ là được làm ở Mỹ; năm 2012, con số này rớt xuống chỉ còn 2.5%. Trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2012, cũng theo phúc trình của Cục Thống kê Lao động, kỹ nghệ dệt và may mặc ở Mỹ đã mất hơn ba phần tư công việc làm. Các nhà máy ở Mỹ bỏ trống mặc dù số việc làm trong lãnh vực dệt và may mặc toàn cầu tăng gần gấp đôi, từ 34 triệu năm 1990 lên đến gần 58 triệu năm 2012.
Lý do rất đơn giản. Theo một cuộc thăm dò của AP-GfK năm 2016, khi được hỏi nếu như được lựa chọn giữa mua một chiếc quần may ở ngoại quốc giá $50 hay một chiếc may ở Mỹ giá $85, có tới 67% người được hỏi trả lời là họ sẽ mua chiếc quần rẻ hơn. Thậm chí ngay cả những gia đình khá giả có mức lợi tức trên $100,000 cũng đưa ra câu trả lời tương tự.
Thời trang nhái đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho những tay kinh doanh hàng đầu trong lãnh vực may mặc. Năm 2018, tạp chí Forbes liệt kê cho biết năm trong số 55 người giàu nhất thế giới là chủ nhân của những công ty thời trang (và đó là chưa kể đến ba anh em nhà Walton của công ty bán lẻ Walmart).
Nhưng công bằng mà nói, việc đưa ngành may mặc ra ngoại quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế của những quốc gia nghèo, giúp đưa hàng nhiều triệu người thoát khỏi cảnh đói khổ. Lấy Bangladesh làm thí dụ: Theo tổ chức Ngân hàng Thế giới, ngành kỹ nghệ dệt và may mặc trị giá $28 tỷ giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia này, đóng góp 20% cho GDP và hơn 80% lượng hàng hoá xuất cảng, trong khi tạo công ăn việc làm cho 4.5 triệu người, hầu hết là phụ nữ.
Tuy nhiên, cái giá phải trả thì quá cao. Sự an toàn cho công nhân đến nay vẫn còn là một vấn đề lớn chưa giải quyết được, như tai nạn cháy nhà máy tại Tazreen năm 2012 và vụ toà nhà Rana Plaza xụp đổ năm 2013 tại Bangladesh. Trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2012, hơn 500 công nhân may mặc đã bị thiệt mạng ở Bangladesh trong những vụ cháy nhà máy như trên.
Theo một tài liệu nghiên cứu năm 2015, ngành thời trang nói chung – từ nhà máy sản xuất cho tới cửa hàng bán lẻ – sử dụng một trong sáu công nhân trên thế giới, biến nó thành một trong những ngành kỹ nghệ sử dụng nhiều người lao động nhất. Tuy nhiên, có ít hơn 2% công nhân may mặc là kiếm đủ tiền để sống, dựa trên tiêu chuẩn của các kinh tế gia đưa ra là đủ tiền để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà ở, thực phẩm và quần áo.
Một nạn nhân khác của thời trang nhái là môi trường. Ngân hàng Thế giới ước tính ngành kỹ nghệ này phải chịu trách nhiệm cho gần 20% lượng nước bị ô nhiễm do công nghiệp gây ra mỗi năm. Kỹ nghệ thời trang thải ra khoảng 10% chất carbon vào không khí và sử dụng một phần tư hoá chất được sản xuất trên thế giới.
Trong số hơn 100 tỷ quần áo đủ loại sản xuất mỗi năm, khoảng 20% không bán được. Số quần áo thặng dư này thường được đem đi chôn, cắt vụn ra hoặc thiêu huỷ. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Hoa Kỳ cho biết trong năm 2015 người Mỹ vất đi 10.5 triệu tấn hàng may dệt (đa số là quần áo) ra ngoài bãi rác. Và hầu hết quần áo được dệt bằng loại tơ sợi tổng hợp, mà hầu hết tơ sợi tổng hợp rất khó phân huỷ.
Để có thể thay đổi tình trạng trên đòi hỏi người tiêu thụ phải giữ một vai trò chủ động. Bước đầu tiên là hãy ráng đọc trên nhãn hiệu và tìm hiểu xem quần áo đó được may ở đâu, may bằng loại hàng gì trước khi quyết định mua. Với những quần áo đã có rồi thì ráng giữ lâu hơn, nếu có bị hư một chiếc khuy thì hãy tìm cách sửa lại,đừng vất đi một cách bừa bãi và phí phạm, và nếu đồ còn mới hãy đem bán lại hay cho ai đó đang cần. Và nên coi việc mặc như là một nhu cầu chứ không phải là thời trang xa xỉ. Mà thường cái gì đã là thời trang thì đều có mặt trái của nó.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.