logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 30/07/2013 lúc 05:44:05(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Chữ “hoành tráng” từ trong nước theo chân người di dân ra hải ngoại, chứ chắc chắn người di tản chưa biết đến từ này lúc họ rời khỏi Sài gòn vào tháng Tư xưa cũ. Và nếu đổ thừa cho du học sinh đem “hoành tráng” ra hải ngoại thì oan cho họ, bởi họ là những người trẻ, cùng lắm cũng học từ người lớn trong nước trước khi đi du học.



Nhưng sức phổ biến nó được kể là sâu rộng từ trong nước ra hải ngoại; từ trí thức tới bình dân. Bởi lẽ dễ nghe được trên cửa miệng nhiều người, bất kể thành phần, lứa tuổi, là người trong nước hay ở hải ngoại. Về mặt chữ nghĩa cũng dễ thấy từ hoành tráng được dùng trong văn chương, báo chí; ra tới lề đường, xó chợ... Lúc đầu, nói, viết theo ý đùa giỡn, trong ngoặc kép, riết rồi lộng giả thành chân, quoành tráng luôn!

Người ta dùng từ hoành tráng để diễn tả một việc gì đã xảy ra, hay sắp diễn ra nhưng to tát hơn sự cần thiết, phô trương hơn bình thường với những việc tương tự trong đời sống.

Có thể nói hoành tráng là từ ngữ thay thế cho từ “long trọng” trong những buổi lễ lạc, “xa hoa” khi muốn nói đến việc hưởng thụ. Ví dụ, buổi lễ kỷ niệm ngày quốc hận năm nay được tổ chức hoành tráng tại trung tâm sinh hoạt cộng đồng; Hay chỉ là mấy ông nhậu, hẹn hò nhau làm một cái lẩu hải sản cho thật hoành tráng để đưa nhau về trời vì những thằng say xỉn là con ngọc hoàng...

Tôi nhớ từ này từ ông bí thư xã, đại diện chính quyền địa phương nói lời khai tiệc do Ủy ban nhân dân xã đãi các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt nam 20 tháng 11 năm xưa. Ông nói: “Kính thưa quý thầy cô giáo. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Cho dù tình hình kinh tế xã nhà còn nhiều khó khăn. Nhưng, tôi thay mặt cho bà con trong xã.

Thứ nhất là xin nói lời cảm ơn quý thầy cô đã không ngại khó khăn xa nhà, và hoàn cảnh chưa có điện của xã ta. Quý thầy cô đã từ thành phố về đây giảng dạy cho con em trong xã được học hành...

Thứ hai là tôi xin được đại diện bà con, xin mời quý thầy cô đến trụ sở Ủy ban vào chiều nay, để các cấp chính quyền và nhân dân địa phương được mời quý thầy cô dùng bữa tiệc... cây nhà lá vườn; nhưng là tấm lòng và tình nghĩa của người ven biển chúng tôi...”

Nhớ không hết nguyên văn ông nói, dù chẳng câu nào đẫm lệ can qua. Nhưng tựu chung không dính dáng đến “bác Hồ chỉ dạy” thì đã là ông bí thư khả kính. Ngược lại, dù người nói không nhiều chữ nghĩa nhưng bộc lộ được chân tình là điều đáng nhớ về một thời bụi phấn đã xa...

Có điều bữa tiệc chiều tại Ủy ban, ông bí thư trịnh trọng tuyên bố khai mạc bữa tiệc “hoành tráng” nhất từ xưa đến nay tại trụ sở Ủy ban này. Chúng tôi hân hạnh được khoản đãi quý thầy cô giáo...

Nhưng má ơi! Nhìn lại sau lưng thầy cô giáo có mấy mống, trong khi các ban ngành trong xã, lực lượng quần chúng ham vui và bầy học trò sẵn sàng ăn chực thì nhiều vô số kể.

Than ôi! Bữa tiệc hoành tráng của ông bí thư được một anh giáo dạy toán nhưng dùng từ chính xác như định luật, đã nói: “Hoành tráng con khỉ khô gì, một con vịt đãi ba trăm đại biểu”.

Tội nghiệp ông bí thư. Là một người nông dân bị cuốn vô bưng làm ông thất học nên ông mặc cảm. Ông không bao giờ lý luận Mác-Lê hay nói về bác và đảng với thầy cô giáo. Nhờ đó ông được xem là người cán bộ có tự trọng.

Chúng tôi còn quý ông vào những đêm mưa gió, ông đội mưa đi soi nhái thấy thương. Thương nhất là ghé thăm mấy ông thầy giáo ốm đói trong khu tập thể giáo viên. Người nông dân ít chữ nên thật lòng: “Tui soi được mớ nhái ngon lắm. Ghé cho mấy thầy làm bữa cháo hoành tráng đêm nay...”

(Ông ngại ngùng quê kệch. Nhưng nói ra mới thấy tấm lòng của người nông dân bản chất). “Chắc mấy thầy cũng không có gạo... để nấu cháo. Hay thôi. Mời mấy thầy chịu khó dầm mưa - qua nhà tui đi. Anh em mình làm nồi cháo nhái cho thật là hoành tráng, làm vài chung cho ấm bụng... Mừng trời đổ mưa, chắc năm nay được mùa”.

Từ đó, đã lâu rồi nhưng khi nghe ai nói (dùng từ) hoành tráng, tôi đều nhớ đến ngài bí thư khả kính mà tôi đã từng dạy cho ông viết bài luận văn sao cho đúng văn phạm và chính tả tiếng Việt. Để ông đi thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hệ bổ túc văn hóa.

Lâu lắm tôi mới được gặp từ “hoành tráng” qua những bữa tiệc sinh nhật của người Việt ở hải ngoại. Tuần rồi, chú Tư Chơi bị khích tướng nên mời hết mọi người tuần tới đến dự bữa tiệc sinh nhật của thằng cháu nội của chú Tư tại tư gia...

Lẽ thường cuối tuần mà bị mời một tiệc sinh nhật con nít thì chán lắm. Vì căn nhà nhỏ của một người di dân có là bao; với cái bàn ăn dưới bếp thường 4 ghế, cái bàn ăn lớn trên phòng ăn chính của gia đình thì 6 hay 8 ghế. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng gia chủ thường mời đến mấy chục cặp vợ chồng bạn bè, lại còn nhắc nhở họ nhớ chở theo mấy đứa con của họ để vui chơi sinh nhật với con mình.

Vì thế người đông đến độ gia chủ cũng không nhớ là mình đã mời những ai; ai có mặt, và ai không đến...

Sự hoành tráng của bữa tiệc sinh nhật thằng con hoàn toàn trên cửa miệng ông già tía nó nói lại sau đó: “Trời ơi! Bữa sinh nhật thằng con tôi. Cả trăm người. Thiệt là hoành tráng...”

Kỳ thực trong nhà chỉ có gỏi bắp cải trộn với mấy con tôm trôi sông. Gặp nắng hè Dallas, gỏi trộn vừa xong đã hôi ê. Ngoài sân, mớ cánh gà lạc chợ được mua “sale” về nướng khét lẹt; trong garage là sự huyên náo và nhốn nháo của cái sòng bài được gầy sòng với ý chơi cho vui. Nhưng tiền đặt bài sẽ tăng dần theo độ vơi của thùng bia ướp nước đá... Nhiều bữa tiệc sinh nhật con nít mà tới hai, ba giờ sáng. Người đi dự sinh nhật con của bạn bè mà rớt cả title xe xuống sòng bài ngoài garage nhà bạn là sao...?

Sự hoành tráng của những bữa tiệc sinh nhật thường bỏ xa ý nghĩa làm cho cháu bé thấy ngoài những người thân trong gia đình. Cháu cũng được nhiều người khác biết đến, với sự quan tâm hỏi han, chúc cháu ăn nhiều mau lớn, học hành giỏi giang... Đây là quà mừng sinh nhật cho cháu năm nay, cháu ráng đọc cuốn sách dạy tiếng Việt này hay lắm! Hoặc chú (bác) tặng cháu cuống truyện cổ tích này – hay lắm...!

Thói thường của sinh nhật con nít bây giờ là (người có khí khái) khi đến nơi sẽ hỏi, “Hôm nay sinh nhật đứa nào vậy?”; “...Ờ. Vậy hả!” Móc bóp, xỉa cho thằng nhỏ tờ hai chục – như tiền vô cửa, là xong. Kẻ khiếm nhã... làm lơ, coi như quên.

Tựu chung người đến cũng cóc cần nhớ là sinh nhật thằng (con) nào, nó tên gì, mấy tuổi; người đến cũng cóc cần biết tới gia chủ – vì gia chủ có biết thằng nào đến, thằng nào về đâu mà chào hỏi cho mệt. Người đến dự tiệc sinh nhật con nít ở nhà bạn, đôi khi chưa kịp xuống xe đã dông luôn vì không chỗ đậu xe và nhìn vô đám nhậu, sòng bài om xòm ngoài garage đã đủ oải!



Riêng sinh nhật cháu nội chú Tư Chơi còn ồn hơn nữa! Vì nào giờ chú Tư chỉ chơi chùa, nhậu ké. Lần này dư luận từ cuối tuần sang đầu tuần, rồi tà tà theo thứ hai, thứ ba, thứ tư... bỗng nóng lên vào thứ năm vì sinh nhật cháu nội ông Tư Chơi vào thứ Sáu được tổ chức ngoài nhà hàng chứ nhà riêng không đủ chỗ!

Dư luận chia luồng. Có luồng cho là đáng xá gì bữa nhậu của ông Tư Chơi, vì ông ấy chuyên uống ké thì tiền đâu mà đãi tiệc.

Luồng khác lại cho tin nóng là ông Tư Chơi mới đi Việt Nam về, ông về quê để bán đất của cha mẹ để lại và chia chác với anh chị em trong nhà, nên ông Tư không nghèo như trước nữa đâu...

Luồng dư luận ba phải của những người không muốn mất lòng ai, lại cũng không muốn mất bữa nhậu còn được hát karaoke thả cửa mà chú Tư khoản đãi... thì cứ ừ ừ, vậy hả...?

Hầu hết mọi người quen biết ông Tư bỗng trở nên thân mật hơn bao giờ hết, chỉ một người ưa cự nự ông giữa chốn đông người là bà Tư. Nhưng nay bà thấy ông nhà bỗng trở nên nhân vật quan trọng hơn cả chủ tịch cộng đồng, ai cũng chào hỏi và thân mật với ông Tư, làm bà hãnh diện lây. Có lẽ vậy nên bà mắt nhắm mắt mở cho ông ấy trả nợ miệng bàng dân thiên hạ một lần, chắc cũng không sao.

Thằng Tuấn (con chú Tư) thì hãnh diện lắm! Nó cười mãn nguyện ngoài quán cà phê về ông già tía chịu chơi của nó – người không hổ danh là ông, (chú) Tư Chơi.

Dư luận vẫn là dư luận. Nhưng bao nhiêu luồng cũng đổ về chiều thứ Sáu: Ông Tư Chơi tổ chức birthday cho con thằng Tuấn, cháu nội ổng ở nhà hàng Sao hôm.

Trời ơi! Cái tin sốt dẻo ấy lan nhanh hơn cả tin ông chủ tịch hội ái hữu Quăng bom vừa ném trật chức chủ tịch liên hội ái hữu các tỉnh miền trung...

Dù sao thì khách mời của chú Tư đã tăng liên tục trong giờ chiều thứ năm. Khi thị trường chứng khoán New York đóng cửa thì giá vé (lời mời) đi dự tiệc sinh nhật cháu nội chú Tư Chơi ở nhà hàng Sao hôm, thuộc thành phố Dallas vào chiều thứ sáu đã mất kiểm soát – cũng như chú Tư đã quá chén ở Sài Gòn Mall, nên chú tuyên bố bao luôn nhà hàng Sao Hôm vào tối ngay mai chứ chục bàn cũng không đủ đáp lại tình thương mến thương của anh em tứ chiếng...

Vậy là bữa tiệc sinh nhật hoành tráng diễn ra vào chiều hôm sau. Chú Tư Chơi trong bộ com lê bảnh tỏn, làm rớt đâu mất tiêu cái dáng lủi lủi ngày thường – “ai kiu tui đó” của chú Tư Chơi! Chú hiên ngang chống lại “thế lực thù địch” của chú là những người không cho chú Tư cầm micro lâu; hôm nay chú được anh chủ nhà hàng trao luôn cho một cái micro không dây. Bất cứ lúc nào chú muốn nói thì chỉ việc móc ra từ túi áo vét cái quyền chủ xị...

Chú Tư oai hơn hết những người hay nói ở địa phương, đặc biệt là chú nói hay hơn họ. Chú Tư không quanh co trốn trách nhiệm nhưng ghiền chức vụ như họ. Chú Tư thật thà, chỉ cảm ơn 10 phút/ một lần về sự hiện diện của anh em, chỉ mong anh em cạn ly, (chai) cho tràn trề hạnh phúc...

Nhưng hạnh phúc trong đời (không riêng gì chú Tư) chỉ như mưa rào nắng hạn; khổ đau mới mưa ngâu; mưa lâu thấm đẫm. Tiệc tàn. Ai mua vui miễn phí, đã ra về; kẻ ranh mãnh biến mất khỏi tình huynh đệ sống chết có nhau với chú Tư vào giờ lâm chung của chú Tư là anh chủ nhà hàng đưa ra giấy tính tiền bữa tiệc!

Chú Tư tuy xỉn nhưng đường ăn chơi từng trải đã bạc mái đầu nên còn đủ tinh ranh để nói với anh chủ nhà hàng là chú đã đặt cọc cho bữa tiệc này ba ngàn đô la. Còn nhiêu thì sáng mai, chú Tư tỉnh táo rồi ra tính tiền với nhà hàng.

Nhưng trăm người mua cũng không bằng người bán; không đủ bản lãnh sao dám làm chủ nhà hàng! Anh chủ nói, “Nếu thiếu chút đỉnh thì mai tính được. Còn bữa tiệc cả chục ngàn mà đặt cọc ba ngàn thì không được đâu chú Tư...!”

Tình hình chú Tư căng thẳng về đêm! Nhìn quanh chẳng thấy chiến hữu của chú Tư nào nữa... chỉ có cảnh sát sẽ đến nếu anh chủ nhà hàng bất đắc dĩ phải gọi!

Thằng Tuấn phải ra mặt chịu trách nhiệm với chủ nhà hàng. Nó đưa hết bằng lái, luôn cả thẻ tín dụng để bảo chứng với anh chủ nhà hàng vì giờ này không thể ra nhà băng lấy tiền được...

Bữa tiệc sinh nhật hoành tráng tới bến. Nhưng kết thúc nửa đêm chỉ có đèn khuya hắt bóng chú Tư loạng choạng ngoài parking. Bầu đoàn thê tử của chú lầm lũi ra xe ai nấy về, không lời tạm biệt...

Còn dư luận – là thứ ác nhất trên đời! Sáng sớm thứ bảy đã có tin ngoài quán cà phê,

“... khuya hôm qua, thằng Tuấn bị cảnh sát bắt tại nhà, vì đánh vợ. Vì vợ nó truy ra được ông già chồng đã trộm giấy chủ quyền xe của nó trong tủ đem đi cầm cố năm ngàn. Đặt cọc ba ngàn cho nhà hàng, còn hai ngàn vung vít suốt tuần qua, để củng cố tin ông về Việt Nam bán đất. Ông Tư Chơi bây giờ ăn chơi tới hết đời cũng không hết tiền triệu đô la vì bán đất cho Đại Hàn đầu tư xây khu nghỉ mát...

Chỉ có chú Tư là âm thầm không ngờ bữa tiệc hoành tráng đến cả chục ngàn...”

Có lẽ thằng cháu nội của chú Tư còn ngủ, khi “tin nội bộ” của gia đình nó đã lan truyền ra tới quán cà phê. Chú Tư thì sáng nay không biết đường nào đi để qua bên kia thế giới cho rồi; chứ con đường ra quán cà phê đã đóng lại từ tối hôm qua. Con đường hoành tráng ấy không có đồng minh nào ở lại với chú để chia đắng sẻ cay; chẳng ai ói ra sau bữa nhậu đã qua đêm.

Người ta chỉ cố quên đi cú nghẹn để lại tiếp tục dự tiệc hoành tráng khác khi đời chưa hết những người càng nhỏ bé càng khao khát hoành tráng... đến đê mê; đến mù lòa.

Phan (Thoibao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.110 giây.