logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 18/10/2019 lúc 11:25:58(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

“Dù ngươi ở đâu đi nữa, sự chết sẽ tìm đến ngươi.”
(Wherever you are, death will find you.)
- Quraan [4:78]


Cũng chẳng có gì lạ.  Tự nhiên, con người sẽ làm đủ mọi cách có thể làm được để sống… sống lâu hơn, để khỏi chết sớm.


Nếu quý vị tin vào Thánh kinh thì thấy rằng con người được Thượng đế sinh ra để sống đời đời (Ecclesiastes 3:00); nhưng chỉ vì ông Adam nghe lời quyến dụ của ma quỷ làm trái ý Thượng đế cho nên con người từ đó sinh ra rồi sẽ chết để đền tội tổ tông (Romans 6:23).


Nếu quý vị không tin vào Thánh kinh thì xin mời đọc qua sách về bộ óc của con người (brain books).  Sách vở và các khảo cứu y khoa cho thấy, ngoài một số trường hợp ngoại lệ, bộ óc (và các cơ quan quan trọng khác) của con người không thể sống lành mạnh quá tuổi 80.  Thực tế quả thật như vậy; và cũng thực tế này làm chúng ta phải trở lại suy nghĩ về sự kiện Thánh kinh đã nói (?!)


Con người ta sợ chết vì không đủ khả năng để hiểu hết về thực tế của sự sống.  Từ lúc sinh ra, rồi lớn lên, chúng ta được dạy dỗ rất nhiều cái không tốt (negative) về “sự chết” qua ngay cả các giá trị và niềm tin tôn giáo.  Thiên Chúa Giáo chỉ nói một lần tốt (positive) về sự chết là việc Chúa sống lại (Resurrection of Jesus Christ) như một ám chỉ là không có sự chết; nhưng ngay sau đó Thiên Chúa Giáo lại dùng tất cả kinh sách còn lại để nhấn mạnh về sự chịu đựng đau đớn và cái chết của Chúa Giê-su.  Trên tường của hầu hết các trường học và nhà thờ Công giáo đều có treo các hình ảnh, tượng Chúa Giê-su chịu sự hành hạ thể xác đau đớn và cuối cùng Chúa bị đóng đinh chết trên thập tự giá. Đó là hình ảnh thật của sự chết chứ không phải vinh hiển của sự chết.


Có khi nào đó, quý vị tự hỏi là: “Tại sao, trong giấc mơ, khi thấy mình bị chết thì tự nhiên cũng là lúc thấy mình chợt thức giấc?”  Lý do là vì bộ óc (và sự thông minh) của con người không cho chúng ta biết sau khi chết con người sẽ đi về đâu? Sẽ ra sao?!  


Rất nhiều vấn đề thần học còn đang được tranh cãi.


Có địa ngục hay thiên đường hay không?  Không ai biết.  


Linh hồn mình sẽ thoát ra khỏi thể xác; có thể tiếp tục đi loanh quanh đâu đó; tiếp tục sinh hoạt cùng với các hồn ma khác; hay cùng với các người còn đang sống?  Không ai biết.  


Mình sẽ được đi đầu thai lại kiếp khác hay không?  Không ai biết.  


Có phải mình là người “Trang Tử mơ hóa bướm.”  Có nghĩa là không biết đời sống này thật hay chỉ là giấc mơ (mình hiện đang là người? hay là bướm?): Lúc chết cũng sẽ là lúc thức dậy để sống một cuộc đời thật?  Không ai biết.  


Những cái “Không ai biết” vừa kể làm cho “Sự Chết” là một chuyện huyền bí.


Sợ chiều cao; sợ nước; sợ lửa; sợ động đất; sợ súng đạn; sợ dao búa, sợ ma; sợ thú dữ; sợ nhện; sợ rắn…. sợ lung tung đều  là tâm thức (conscious) của sự sợ chết; hay nói cách khác con người không muốn chết.  


Tôi nhận thấy rằng sự đau đớn (thể xác hay tâm hồn - pain/suffering) và sự chết có nhiều liên quan mật thiết với nhau. 


Khi một người tuyệt vọng muốn chết, muốn tự tử chẳng hạn, chỉ vì họ muốn đi thoát ra khỏi sự đau đớn hoặc khổ sở.  Người bệnh nặng muốn được chết vì không chịu nổi sự hành hạ của cơn bệnh. Không có người già nào muốn chết hay sẵn sàng chấp nhận cái chết.  Họ muốn sống cho đến lúc... chết. Ngay cả những anh hùng chết vì các hy sinh cao cả; nhung nếu họ có một lưa chọn khác, với cùng kết quả, thì tôi cam đoan là họ vẫn muốn chọn sự sống.


Không phải chỉ có con người mới sợ chết; Thú vật cũng sợ chết vậy.  Thí dụ: Thú rừng thấy sư tử, cọp là hoảng, chạy dài vì sợ chết sớm. Tuy nhiên khi về già, thú vật có vẻ chấp nhận cái chết bình thản hơn con người.  Chó già bắt đầu ngừng ăn để chờ chết; Voi già thường tìm mọi cách trở về lại chỗ nó sinh ra để chờ chết. Ngược lại, con người thì lại tìm đủ mọi cách để sống thêm ngày nào hay ngày đó; nếu được phép để cho chết một cách tự nhiên, không bắt đắc kỳ tử.


Nói chung, cá nhân tôi nhận thấy con người ai cũng sợ chết là vì:


- Người giàu sợ chết vì phải bỏ lại tài sản mà họ đã đổ mồ hôi, máu và nước mắt suốt cuộc đời để gây dựng.  Họ muốn sống lâu để tạo ra thêm tiền; thêm của cải; và có dịp an hưởng sự giàu có.


- Người nghèo sợ chết vì thấy cuộc đời mình còn nhiều “bất công.”  Mặc dù cái chết có thể giúp họ thoát khỏi những khó khăn, đau khổ của cuộc sống; nhưng họ vẫn muốn sống để mong thấy may mắn có thể sẽ xảy đến cho họ ở “phút cuối cùng.”


- Người bình thường (không giàu mà cũng không nghèo) đang sống yên ổn thì sợ chết vì phải bỏ lại những người thân yêu: cha mẹ già, con thơ, vợ dại. Bỏ lại những ước  mơ, kỳ vọng, hạnh phúc dở dang chưa đạt được.


Đối với loại người “sợ đủ thứ” (sợ vợ, sợ vớ vẩn…) thì chết là một ác mộng (!) Không biết có đời sống sau khi chết hay không?  Có còn ai nhớ đến mình sau khi chết?  


Muốn sống cho lâu, thiển nghĩ hãy chịu khó làm theo lời hướng dẫn của các đấng thiêng liêng và một số hiền giả sau:


- Khổng Tử đã dạy chúng ta một chân lý muôn đời:


“Khôn chết.  Dại chết. Chỉ biết mới sống.”


- Charles Darwin, một khoa học gia nổi tiếng về sự Tiến hóa, giải nghĩa rõ hơn về điều mà Khổng Tử nhắc nhở (“biết”):


“Khôn chết. Dại chết.  Biết thích ứng (adapt) thì sống.”


- Đức Phật  


Có ngưởi hỏi Đức Phật là:


“Thầy ngồi thiền thì được (gained) gì?”


Đức Phật trả lời:


“Ta chẳng được gì cà (I gained ‘NOTHING’).  Nhưng ta sẽ mất đi (have LOST) sự tức giận, sự buồn phiền, sự bất an và nhất là sự sợ chết…”


- Đức Chúa Giê-su


Chúa phán rằng:


“Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng…”
"Jesus states that 'he who eats my flesh and drinks my blood has eternal life.' "
- John 6:51


Tóm lại, chỉ lo cho sự sống thôi là đủ toát mồ hôi… trán rồi. Lo sợ làm cái quái gì vô ích về Sự chết vì chuyện đó đã có cả một “kỹ nghệ chuyên ngành” (ngành thương mại về Hậu sự) lo rồi; Đâu có tới phần mình. Lo bò trắng răng hà?!  


Mọi người đều có số cả.  It is not over until it is over!  OK.

10/18/2019
Trần Văn Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.