logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/10/2019 lúc 10:52:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Carly Placek hằng ngày cho trẻ ăn, tắm rửa, giặt giũ,... đỡ đần cho các nhân viên của trung tâm chăm sóc người già và trẻ em khuyết tật ở Ba Vì. (Hình: Trọng Nghĩa/VNExpress)

Có vẻ như càng sống, tôi càng nhận ra có nhiều sự việc xảy tới trong cuộc đời này không thể cắt nghĩa bằng lý luận được. Cố thi sĩ Du Tử Lê có câu thơ trở thành châm ngôn truyền khẩu: “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu.” Trường hợp này, vì không thể hiểu, con người thường đổ cho số phận hay nhân duyên (gồm thiện duyên cho điều tốt và nghiệt duyên cho điều không tốt).
Có vẻ như kinh nghiệm sống qua của nhiều người cũng nghiêng về luận thuyết được xây dựng trên thực tế khá phổ thông này.
Bản tin do nhà báo Trọng Nghĩa loan tải trên báo VNExpress về một sự việc xảy ra tính đến nay đã sáu năm nhưng tôi chỉ mới có nhân duyên đọc và biết được khi một thân hữu chuyển bài viết qua hộp thư của tôi cách đây hai hôm. Bản tin nói về một cô thiếu nữ con nhà giàu, người Mỹ, trong chuyến theo cha mẹ về Việt Nam du ngoạn, ban đầu giãy nảy đòi về ngay vì quá sợ cảnh tượng lưu thông bừa bãi ở đất nước này nhưng cuối cùng, cô đã không theo cha mẹ về Mỹ mà tình nguyện xin được ở lại vì một chọn lựa rất bất ngờ.
Theo bài báo có tựa đề “Tiểu thư Mỹ rời nhà sang nuôi trẻ Việt,” Carly Placek, 21 tuổi, con gái một doanh gia giàu có ngành xây dựng, cùng gia đình cư ngụ ở Baltimore, tiểu bang Maryland. Năm 2013, chuyến du ngoạn Việt Nam kết hợp với mục đích làm từ thiện đưa họ đến Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Khuyết Tật ở huyện Ba Vì, Hà Nội. Khoảng hơn một trăm trẻ được chăm sóc tại đây không bé nào có phản ứng trước khách lạ ngoại trừ bé Mít. Vừa thấy Carly đến gần, bé Mít giang hai tay ra như một lời van nài được Carly bế lên. Khoảnh khắc duyên nợ ấy như một ánh chớp lạ thường, khiến Carly quyết định dứt khoát bỏ lại sau lưng cuộc sống của cô ở Mỹ để ở lại đây, sống cho những đứa trẻ đáng thương này nói chung, bé Mít nói riêng.
Sáu năm trôi qua, Carly tự túc về mọi phương diện trong công việc cô làm ở Ba Vì. Cô thuê căn nhà trọ giá ít hơn $50 một tháng, hằng ngày đi ăn cơm bình dân, chỉ mong được cà rốt, khoai tây nấu canh nhưng không có mà thường là rau đay, mướp đắng, cô phải tập làm quen. Mỗi năm, Carly ở Ba Vì bốn tháng và bay về Mỹ hai tháng, đi làm quản lý ở siêu thị là công việc tạm dễ kiếm nhất, để dành đồng lương trở lại Việt Nam, theo đuổi lý tưởng nhân đạo của cô đối với những phận người hai tầng không may ở cái phần địa cầu khốn khó này.
Một hai năm đầu thật khó khăn cho Carly. Từ cách xưng hô, chào hỏi phức tạp trong giao tiếp với người Việt, từ thói quen có tính cách tập quán, văn hóa như cầm cái chổi quét nhà hay lau nhà bằng nùi giẻ để đỡ đần cho các chị giúp việc lúc nào cũng tất bật với trăm công ngàn chuyện tại trung tâm, Carly buồn và thất vọng thấy mình không hữu dụng như mong muốn.
Tuy nhiên, thời gian, thiện chí, sự kiên nhẫn và từ tâm của Carly đã giúp cô thành công trong ước nguyện.
Nhận ra khúc mắc cần giải tỏa, nhân viên của trung tâm bàn nhau tìm cách dạy Carly tiếng Việt. Cô khởi sự học cách chào hỏi, xưng hô để dễ tiếp cận với mọi người, ra khỏi mặc cảm bị cô lập khiến cô cảm thấy buồn tủi. Sau màn chào hỏi, cô nói được những câu dài hơn để có thể trao đổi công việc hằng ngày. Một khi chuyện trò được, Carly tự tin hơn, vui vẻ hơn. Cô giúp cho trẻ ăn, tắm rửa, giặt giũ cho chúng và cả những người già được trung tâm chăm sóc.
UserPostedImage
Bé Mít, 8 tuổi, không còn ai chăm sóc, Carly luôn mong muốn sẽ được nhận nuôi bé. (Hình: Trọng Nghĩa/VNExpress)

Cô đặc biệt thương yêu bé Mít vốn bị triệu chứng down. Đang quét rác ngoài sân, nghe tiếng trẻ ho, Carly phân biệt được ngay tiếng ho khò khè của bé Mít. Cô cũng biết hết các thói tật của những bé khác. Ai hỏi, cô cười ngượng ngùng, trả lời bằng thứ tiếng Việt chưa sõi của cô: “Em ở đây ‘xáo’ năm rồi mà!”
Bà Robbins, thân mẫu cô, 57 tuổi, ban đầu ủng hộ ước muốn riêng của con gái, theo bà, ý thức phục vụ tha nhân là rất tốt nhưng thực tế, cô không thể hy sinh hơn nữa tuổi thanh xuân và tương lai của cô cho một thực trạng xã hội không có lối thoát và càng không liên quan đến bất cứ một công dân Mỹ nào như cô. Bà thúc hối con gái về lại Mỹ để tiếp tay trong sự nghiệp kinh doanh của gia đình nhưng Carly vẫn cứ nghĩ chưa đến lúc.
Chủ trương không nhận trợ giúp của bất cứ ai khác kể cả cha mẹ, nên cô vẫn phải bay đi bay về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để có phương tiện duy trì sự chọn lựa của cô. Cô cho biết những ngày tháng cô buồn bã nhất là khi phải tạm xa bé Mít. Mỗi khi thấy đám trẻ quanh cô có cha, có mẹ, khỏe mạnh, đầy đủ tinh thần, vật chất, cô không thể không liên tưởng những đứa trẻ côi cút, bệnh tật mà cô gặp gỡ ở Ba Vì. Trong ý nghĩ của cô, bất kỳ ai dưới gầm trời này cũng cũng xứng đáng được quan tâm và đối xử công bằng, huống gì lũ trẻ chưa tự trách nhiệm về bản thân chúng được?
Tháng Tám vừa qua, vừa về Mỹ hai tuần, cô phải mua vé máy bay quay lại Việt Nam trước dự tính vì trung tâm báo cho cô biết bé Mít bị viêm phổi, nhớ Carly nên quấy khóc, không chịu uống thuốc, không cho ai đụng vào người. Nếu cô không về, bé có thể bị nguy kịch.
Chưa có đủ thời gian gom tiền nên lần này Carly chật vật với ngân sách eo hẹp của cô, phải ăn uống dè xẻn và bớt nhiều khoản chi tiêu. Lại còn lễ Tạ Ơn đã gần kề, không về Mỹ thì gia đình sẽ buồn vì vắng cô nhưng nếu về, Carly biết sẽ lâu lắm cô mới lại có thể được ôm bé Mít trong vòng tay bảo bọc của cô. Thêm nữa, cô ở xa, nếu có một bé nào bị té ngã gãy chân tay, ai sẽ biết bó nẹp cho bé, chở bé bằng xe gắn máy băng qua những cánh đồng hai mùa mưa nắng rát mặt mới tới được bệnh viện cách trung tâm tới 20 cây số, như cô đã từng làm nhiều lần và lần nào cũng với nét mặt lo âu hớt hải của bà mẹ có con lâm nạn?
Câu chuyện của Carly khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ không ra. Tôi không biết mẹ Carly là người trong cuộc, ít nhiều đưa tới tình huống ngày nay của con gái, bây giờ bà có ân hận nào không hay từ tâm của bà là vô hạn? Hay hơn cả tôi thuộc một nền văn hóa tin vào nhân duyên nghiệp quả nhiều kiếp, tuy xót con nhưng bà có lý do để chấp nhận ngày tháng trôi qua như dòng sông đem nước từ thượng nguồn về nuôi sống mạch đời miền xuôi theo tạo vật an bài?
Hay giản dị nhất, Carly tìm thấy an lạc khi cô có được cơ hội ban phát yêu thương cho những sinh vật bé nhỏ, bất toàn, cần cô nhất trong một thế giới vì tối tăm, ẩm mục, nên yêu thương như mặt trời được chờ mong, khao khát? Hay, bình thường hơn nữa, bác ái đôi khi là đồ chơi đắt giá của trẻ con nhà giàu, được nuông chiều, thứ gì cũng có kể cả thứ hiếm quý nhất?
Tôi hoàn toàn không có câu trả lời cho trường hợp của Carly. Nghĩ cho cùng, đâu phải chuyện gì xảy ra trên đời cũng hợp lý và cần được giải thích một khi cuộc đời, chính nó, đã là một bí ẩn không giải thích được? Gần gũi con người nhất, có câu: “Trái tim có lý lẽ riêng vượt qua mọi lý lẽ thông thường,” tạm dịch từ câu “Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas.” Xa hơn, sự sống từ đâu tới và sẽ đi về đâu? Nào ai biết? Quãng giữa hai cực, thế nào là đúng, thế nào là sai? Lấy gì làm chuẩn để phán xét hay kết luận? Vậy nên, có lẽ Carly đã có chọn lựa đúng nhất cho cô: hạnh phúc trong từng phút giây, cho mình và cho người. Cảm nhận được nhưng không có khuôn mẫu nào cả?

Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.